Tổng thống Ukraine công khai ‘kế hoạch chiến thắng,’ NATO sẵn sàng đối đầu Nga
Trong Kế hoạch chiến thắng trình lên quốc hội, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã loại trừ khả năng nhượng lại bất kỳ phần lãnh thổ nào của đất nước cho Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)
AFP/ Reuters đưa tin ngày 16/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đệ trình bản Kế hoạch chiến thắng lên quốc hội, nhấn mạnh rằng nếu kế hoạch được thực hiện ngay bây giờ thì cuộc chiến với Nga có thể kết thúc muộn nhất vào năm tới.
Phát biểu trước các nghị sỹ, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh: “Kế hoạch chiến thắng của Ukraine là một kế hoạch nhằm củng cố đất nước và vị thế của chúng ta. Đủ mạnh mẽ để chấm dứt chiến tranh.”
Trong kế hoạch này, Tổng thống Zelensky đã loại trừ khả năng nhượng lại bất kỳ phần lãnh thổ nào của đất nước cho Nga.
Ông nhấn mạnh rằng giải pháp không phải là đóng băng cuộc xung đột, và “không phải là trao đổi lãnh thổ hoặc chủ quyền của Ukraine.”
Phản ứng về điều này, Điện Kremlin cho biết còn quá sớm để bình luận chi tiết về “Kế hoạch chiến thắng” của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nhưng Kiev cần “tỉnh táo” và nhận ra sự vô ích của các chính sách mà họ đang theo đuổi.
Video đang HOT
Người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov nhận định bản kế hoạch của Ukraine có thể tương tự như kế hoạch của Mỹ, cho rằng đây là kế hoạch mà Washington sử dụng Kiev để chống lại Nga “cho đến người Ukraine cuối cùng.”
Trong khi đó, Sputniknews đưa tin Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) Mark Rutte cho biết NATO sẵn sàng đẩy lùi mọi cuộc tấn công giả định, bao gồm cả cuộc tấn công của Nga.
Tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi giới chức tình báo cấp cao của Đức cảnh báo Moskva có thể tấn công NATO vào năm 2030.
Ông Rutte nói: “NATO sẵn sàng đối đầu với bất kỳ kẻ thù nào, bất kỳ lực lượng nào muốn tấn công chúng tôi. Hiện tại và trong tương lai, chúng tôi đang đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng, đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng của mình.”
Điện Kremlin đã nhiều lần phủ nhận có bất kỳ kế hoạch tấn công nào nhằm vào các nước thành viên NATO.
Tổng thống Nga Vladimir Putin còn cho rằng những lời lẽ phóng đại về mối đe dọa được cho là của Nga đang bị các chính phủ phương Tây lợi dụng để đánh lạc hướng người dân khỏi các vấn đề trong nước của chính họ./.
Romania và Latvia cáo buộc UAV Nga bay vào không phận
Ngày 8/9, hai thành viên NATO là Romania và Latvia đã điều tra các trường hợp thiết bị bay không người lái của Liên bang Nga rơi sau khi xâm nhập không phận của hai nước này.
Theo tờ Politico, Bộ Quốc phòng Romania cho biết: "Hệ thống giám sát radar đã xác định và theo dõi đường đi của một thiết bị bay không người lái xâm nhập không phận quốc gia và sau đó quay trở lại Ukraine". Romania đã điều hai máy bay chiến đấu F-16 để giám sát vụ xâm nhập. Người dân ở các khu vực Tulcea và Constanta thuộc Đông Nam Romania đã được cảnh báo tìm nơi trú ẩn.
Trong khi đó, theo Bộ Quốc phòng Latvia, một thiết bị bay không người lái của Nga đã rơi tại khu vực Rēzekne, phía Đông nước này, sau khi bay từ Belarus.
Lực lượng vũ trang của Latvia cũng đã thông báo cho hệ thống chỉ huy của NATO về sự cố này và đang tiến hành điều tra.
Ông Andris Sprūds, Bộ trưởng Quốc phòng Latvia, nói: "Tình huống này xác nhận rằng chúng ta cần tiếp tục củng cố biên giới phía Đông của Latvia, trong đó có phát triển khả năng phòng không và khả năng tác chiến điện tử nhằm hạn chế các hoạt động của thiết bị bay không người lái".
Thông cáo báo chí trên trang web của Bộ Quốc phòng Latvia nhấn mạnh: "Không phận Latvia là một phần của không phận NATO".
Cuộc điều tra ban đầu cho thấy thiết bị bay không người lái của Nga đã xâm nhập không phận Latvia từ Belarus. Theo ông Leonids Kalnins, Chỉ huy Trụ sở chung của Latvia, các chuyên gia cho rằng thiết bị bay này không có mục đích cụ thể để bay vào Latvia.
Tổng thống Latvia Edgars Rinkevics đã đăng trên mạng xã hội rằng chính phủ của ông muốn NATO có phản ứng chung. Ông Rinkevics viết: "Số lượng các sự việc tương tự đang gia tăng dọc theo sườn phía Đông của NATO và tất cả chúng ta cần phải đối phó".
Ông Mircea Geoana, Phó Tổng Thư ký NATO, đã lên án các vụ việc này nhưng nhấn mạnh rằng không có dấu hiệu cho thấy đây là một cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào các quốc gia thành viên của NATO.
Ông Andrii Sybiha, Bộ trưởng Ngoại giao mới được bổ nhiệm của Ukraine, đã kêu gọi hỗ trợ tối đa từ các đồng minh của Ukraine.
Romania có chung biên giới dài 650 km với Ukraine và đã nhiều lần bị các mảnh vỡ thiết bị bay không người lái của Nga lạc vào lãnh thổ của mình trong năm qua. Lãnh thổ Romania nằm cách các cảng sông Danube của Ukraine vài trăm mét, những nơi thường xuyên trở thành mục tiêu của Nga.
Thủ tướng Romania Marcel Ciolacu cho biết: "Không có vấn đề nghiêm trọng trên mặt đất. Các cuộc tấn công sẽ tiếp tục. Đó là thực tế, chúng ta có một cuộc chiến ngay tại biên giới".
Các nhà lập pháp Romania dự định sẽ xem xét dự thảo luật trong phiên họp hiện tại về việc cho phép Romania bắn hạ các thiết bị bay không người lái xâm nhập không phận của quốc gia này trong thời bình.
Phía Nga chưa có bình luận gì về hai vụ việc mà Romania và Latvia phản ánh.
Sau vụ việc trên, Bộ Ngoại giao Latvia đã triệu Đại biện lâm thời của Nga tại nước này Dmitry Kasatkin. Trên mạng X, Ngoại trưởng Latvia Baiba Braze viết: "Đại biện lâm thời Nga đã được triệu đến Bộ Ngoại giao Latvia, khi Lực lượng vũ trang Latvia điều tra vụ việc UAV Nga bị rơi. Các đồng minh của chúng tôi, các nhà lãnh đạo NATO và EU đã được thông báo về vụ việc này".
Thùy Dương/Báo Tin tức
Mỹ gặp khó trong việc tăng cường sản xuất tên lửa Patriot tại Nhật Bản cho Ukraine Mỹ đang đối mặt với khó khăn trong việc tăng cường sản xuất tên lửa Patriot tại Nhật Bản để cung cấp cho Ukraine, do thiếu linh kiện quan trọng từ hãng Boeing. Hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ khai hoả. Ảnh: AFP/TTXVN Kế hoạch của Mỹ nhằm tăng cường sản xuất tên lửa cho hệ thống phòng không Patriot cung cấp...