Tổng thống Trump tuyên bố ngừng viện trợ nước ngoài
Tổng thống Volodymyr Zelensky tin rằng Ukraine, Mỹ, châu Âu và Nga nên tham gia vào các cuộc đàm phán trong tương lai để chấm dứt cuộc xung đột ở nước này.
Phái đoàn Nga và Ukraine hòa đàm tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 29/3/2022 (Ảnh: Reuters).
“Tôi hy vọng rằng Ukraine, Mỹ, châu Âu và Nga sẽ là nền tảng đàm phán. Tôi cũng muốn thấy tiếng nói của châu Âu. Điều này quan trọng đối với chúng tôi vì chúng tôi sẽ là thành viên của Liên minh châu Âu”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại cuộc họp báo với người đồng cấp Moldova Maia Sandu ngày 25/1.
Ông nói thêm: “Nhưng hôm nay tôi không thể nói rõ ràng cấu trúc của quá trình đàm phán sẽ như thế nào vì chúng tôi chưa có kế hoạch chung”.
Tổng thống Zelensky nhấn mạnh “không thể loại Ukraine khỏi bất kỳ cuộc đàm phán nào, nếu không, đàm phán đó sẽ không có kết quả thực sự mà chỉ có kết quả chính trị”, không liên quan đến an ninh và chấm dứt xung đột.
Đồng thời, ông Zelensky lưu ý rằng “các cuộc tiếp xúc có thể được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau”.
Video đang HOT
“Các hình thức phụ thuộc vào kế hoạch chấm dứt xung đột. Mỹ, châu Âu, ai cũng muốn thoát khỏi tình hình hiện nay một cách thành công, và thành công đối với mọi người là hòa bình. Trước bất kỳ cuộc họp nào, cần có một khuôn khổ trên giấy tờ về cách chúng ta có thể đạt được hòa bình chính đáng. Tôi nghĩ chúng ta nên tập trung vào vấn đề này”, ông nói.
Ông cũng nhấn mạnh, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ có thể thực hiện được cam kết nhanh chóng chấm dứt xung đột Nga – Ukraine với điều kiện mọi cuộc đàm phán phải có sự tham gia của Kiev.
Nhà lãnh đạo Ukraine nói, ông tin Tổng thống Trump thực sự muốn chấm dứt xung đột Nga – Ukraine nhưng chưa có một kế hoạch rõ ràng.
“Hiện tại, chúng tôi không biết điều này sẽ xảy ra như thế nào vì chúng tôi không biết chi tiết. Tôi tin rằng bản thân Tổng thống Trump cũng không biết hết mọi chi tiết”, ông bình luận.
Mặc dù vậy, ông vẫn tin ông Trump có thể chấm dứt chiến sự Ukraine nhanh hơn bất cứ ai trên thế giới.
“Ông Trump bằng sức mạnh của mình, bằng các lệnh trừng phạt, bằng sức mạnh kinh tế của Mỹ có thể thúc đẩy chấm dứt xung đột. Ít nhất, hiện nay ông ấy có thể kết thúc xung đột nhanh hơn bất kỳ ai trên thế giới. Dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế, tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với toàn cầu và phẩm chất cá nhân của ông Trump, tôi tin ông ấy có thể tạo ra tác động đáng kể sớm hơn bất kỳ ai khác”, ông Zelensky nói. Nhà lãnh đạo Ukraine cũng coi Trung Quốc có tầm ảnh hưởng đáng kể.
Ông Zelensky nhắc lại các đảm bảo an ninh cho Ukraine nên có sự tham gia của châu Âu và Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và đội ngũ của ông đang tích cực tìm lối thoát cho cuộc chiến Nga – Ukraine. Ông Trump cho biết, Kiev đã sẵn sàng đàm phán, mọi việc hiện giờ phụ thuộc vào quyết định của Moscow. Chủ nhân Nhà Trắng cảnh báo áp các lệnh trừng phạt mới với Nga nếu nước này từ chối đàm phán.
Lý do Nga phản ứng gay gắt về thỏa thuận hợp tác Anh - Ukraine ở Biển Đen
Thỏa thuận hợp tác kéo dài 100 năm giữa Anh và Ukraine về an ninh hàng hải ở Biển Đen đã khiến Nga lên tiếng phản đối mạnh mẽ.
Điện Kremlin lo ngại về sự mở rộng hiện diện quân sự của NATO gần biên giới, trong khi Anh cam kết hỗ trợ Ukraine cả về quân sự lẫn kinh tế.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) và Thủ tướng Anh Keir Starmer tại lễ ký thỏa thuận đối tác 100 năm ở Kiev ngày 16/1/2025. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo hãng thông tấn Đức DPA ngày 18/1, thỏa thuận hợp tác kéo dài 100 năm giữa Anh và Ukraine vừa được ký kết đã làm dấy lên phản ứng gay gắt từ Nga, đặc biệt liên quan đến vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đen và Biển Azov.
Trong cuộc họp báo tại Moskva, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov bày tỏ quan ngại sâu sắc về thỏa thuận này. "Do Vương quốc Anh là thành viên NATO nên việc nước này mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự về phía biên giới của chúng tôi chắc chắn là một yếu tố đáng lo ngại", ông Peskov nhấn mạnh.
Đặc biệt, Moskva phản đối mạnh mẽ bất kỳ hoạt động hợp tác nào giữa Kiev và London ở Biển Azov, vùng biển mà Nga tuyên bố là "biển nội địa" sau khi sáp nhập Crimea và kiểm soát toàn bộ bờ biển của Ukraine tại khu vực này.
Thỏa thuận hợp tác giữa Ukraine và Anh được ký kết vào ngày 16/1 giữa Tổng thống Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Keir Starmer trong chuyến thăm Kiev của nhà lãnh đạo Anh. Theo đó, hai nước sẽ thiết lập quan hệ đối tác toàn diện trong nhiều lĩnh vực, từ quốc phòng, khoa học công nghệ đến năng lượng và thương mại.
Điểm đáng chú ý trong thỏa thuận là việc thành lập đội tàu chung nhằm tăng cường an ninh hàng hải ở Biển Đen và Biển Azov. Andriy Yermak, Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, nhấn mạnh: "Chúng tôi đã nhất trí hợp tác để đảm bảo an toàn hàng hải. Đội tàu chung có thể được sử dụng khi cần thiết, tạo ra không chỉ sự hợp tác mà còn là một liên minh thực sự".
Về khía cạnh viện trợ quân sự, London cam kết cung cấp cho Ukraine hệ thống pháo binh và phòng không di động Gravehawk hiện đại. Ngoài ra, một khoản vay trị giá hơn 2 triệu USD sẽ được cung cấp để củng cố tiề.n tuyến của Ukraine, khoản vay này sẽ được hoàn trả bằng lãi suất tích lũy từ các tài sản bị đóng băng của Nga.
Tuy nhiên, các chuyên gia có cái nhìn thực tế hơn về tầm ảnh hưởng của thỏa thuận này. Vadim Koroshchupov, chuyên gia quân sự tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế có trụ ở ở Moskva, chỉ ra rằng viện trợ quân sự của Anh cho Ukraine (khoảng 16 tỷ USD) vẫn còn khá khiêm tốn so với con số 66 tỷ USD của Mỹ. Điều này cho thấy London khó có thể đơn độc gánh vác phần lớn gánh nặng viện trợ quân sự cho Ukraine.
Về phần mình, Kira Godovanyuk, nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO), nhận định thỏa thuận này còn mang tính chiến lược sâu xa hơn.
"Ông Starmer muốn tái khẳng định tầm quan trọng của Ukraine đối với chính sách đối ngoại của London và tìm cách duy trì ảnh hưởng của Anh tại Ukraine trước bất kỳ thỏa thuận đàm phán hoà bình tiềm năng nào", chuyên gia Godovanyuk phân tích. Chuyên gia này cũng cho rằng việc đặt tên gọi "quan hệ đối tác 100 năm" là một chiến lược quan hệ công chúng nhằm nhấn mạnh giá trị chiến lược của Ukraine đối với ngoại giao Anh.
Đáng chú ý, thỏa thuận này được ký kết trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chuẩn bị nhậm chức. Theo các chuyên gia trên, động thái này của London có thể được xem là bước đi chiến lược nhằm duy trì ảnh hưởng tại Ukraine, đồng thời bảo vệ các lợi ích kinh doanh của Anh trong giai đoạn tái thiết sau xung đột ở Kiev, đặc biệt trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và xuất khẩu ngũ cốc.
Tổng thống Ukraine thừa nhận bổ sung quân số là thách thức lớn Theo TASS, Tổng thống Volodymyr Zelensky thừa nhận việc bổ sung quân số cho các lực lượng vũ trang Ukraine vẫn là một thách thức lớn. Binh sỹ Ukraine huấn luyện tại khu vực Mykolaiv ngày 14/5/2024. (Ảnh: Kyodo/TTXVN) Theo TASS, Tổng thống Volodymyr Zelensky thừa nhận việc bổ sung quân số cho các lực lượng vũ trang Ukraine vẫn là một thách...