Tổng thống Trump quăng phao cứu sinh, ‘đường sống’ Huawei vẫn mù mờ
Chiếc phao cứu sinh mà Tổng thống Mỹ Donald Trump quăng cho Huawei sau cuộc gặp với ông Tập cuối tuần trước quá mong manh, chưa kể đó có thể là phao xẹp.
Khi Tổng thống Trump tuyên bố nới lỏng lệnh cấm Huawei sau cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình tại G-20 Nhật Bản, làn sóng kêu gọi đối phó với gã viễn thông khổng lồ Trung Quốc lại bùng phát dữ dội ở Mỹ.
“Theo yêu cầu của các công ty công nghệ cao và Chủ tịch Tập Cận Bình, tôi đồng ý cho phép Huawei tiếp tục mua sản phẩm từ Mỹ. Điều này không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của chúng tôi”, ông Trump tweet sau cuộc gặp kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ cuối tuần trước.
Các cổ phiếu công nghệ tăng vọt sau tuyên bố này, niềm an ủi sau thiệt hại nặng nề do lệnh cấm Huawei mua linh kiện của các công ty Mỹ được ban hành hồi tháng 5.
Cách đây gần 3 tháng, khi Tổng thống Trump ký ban hành lệnh cấm, Mỹ khẳng định các công ty chỉ được làm ăn với Huawei nếu được chính phủ chấp thuận. Không lâu sau đó, các ông trùm công nghệ lớn của Mỹ bắt đầu rục rịch cắt đứt làm ăn với Huawei.
Microsoft tuyên bố loại Huawei khỏi danh mục nhà cung cấp thiết bị cho dịch vụ máy chủ đám mây Azure Stack, Google loại Huawei khỏi danh sách nhận cập nhật Android, facebook ngừng cấp phép cho Huawei cài đặt trước các ứng dụng, Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom ra thông báo tạm thời ngừng bán linh kiện cho Huawei.
Sự sống của Huawei vẫn rất mong manh sau lệnh nới lỏng của Tổng thống Trump. (Ảnh: Reuters)
Trong một động thái xoa dịu tình hình, Bộ Thương mại Mỹ cho phép Huawei mua hàng hóa do Mỹ sản xuất để duy trì các mạng hiện hành và cung cấp các cập nhật phần mềm cho các thiết bị cầm tay hiện hành của Huawei, nhưng “lệnh khoan hồng” đó sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng Tám.
Video đang HOT
Vì vậy, tuyên bố “giơ cao đánh khẽ” của ông Trump với Huawei khiến hàng loạt các nghị sỹ Mỹ lo ngại, có người còn gọi quyết định của nhà lãnh đạo Mỹ là “sai lầm thảm khốc”.
Nhưng Cố vấn kinh tế an ninh Nhà Trắng Larry Kudlow đã phần nào đập tan mối lo ngại này, khẳng định các sản phẩn Huawei được Tổng thống Trump cho phép mua trở lại là các kinh kiện bán nhan nhản khắp mọi nơi và không đe dọa tới an ninh quốc gia.
Cả Google và Microsoft đều không công bố có bất cứ thay đổi nào sau thông báo của Tổng thống Trump.
Phát ngôn viên của Microsoft khẳng định, nhà sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới luôn theo sát hoạt động kinh doanh để đảm bảo khách hàng nhận được trải nghiệm tốt nhất. Đại diện của Google từ chối đưa ra bình luận.
Theo The Verge, nhìn thoáng qua Mỹ tưởng như mở lại đường sống cho Huawei nhưng thực tế thì tế không hắn là vậy. Chiếc phao cứu sinh ông Trump quăng cho Huawei quá sức mong manh, chưa kể đó có thể là phao xẹp.
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi từng thừa nhận doanh thu của Huawei có thể sẽ thấp hơn 30 tỷ USD so với dự đoán trong 2 năm tới nếu lệnh cấm tiếp tục. Huawei tuyên bố sẽ phát triển các hệ điều hành thay thế cho máy tính và điện thoại của hãng nhưng các hệ thống đó sẽ khiến công ty gặp phải bất lợi nghiêm trọng đối với các đối thủ được hỗ trợ bởi Android và Windows.
Nhiều người lo ngại, nếu tập đoàn viễn không Trung Quốc không còn cạnh tranh nổi trong cuộc đua này, họ sẽ phải thúc đẩy cuộc đua về phần cứng. Nhưng không rõ họ tự tin được bao nhiêu trong cuộc cạnh tranh chưa bao giờ dễ thở này.
Trong dòng tweet hôm 29/6, Huawei viết: “Bước ngoặt? Tổng thống Trump cho phép Huawei tiếp tục mua công nghệ Mỹ”. Nhiều người cho rằng Huawei hồ hởi với kết quả này, nhưng dấu hỏi đằng sau từ bước ngoặt có thể là một ẩn ý.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng ông Trump đang rất muốn tiến tới một thỏa thuận với Trung Quốc nên việc ông sẵn sàng đáp ứng các đòi hỏi của Bắc Kinh về trường hợp của Huawei là hoàn toàn có khả năng.
Đây là điều mà các nghị sỹ lo ngại nhất bởi bản thân ông Trump cũng từng khẳng định vấn đề liên quan Huawei có thể được giải quyết trong khuôn khổ một thỏa thuận thương mại. Với họ, 29/6 là một lệnh nới lỏng thì có thể tháng sau, tuần tới hoặc thậm chí ngày mai, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ phá bỏ mọi xiềng xích mà Washington phải khó khăn lắm mời cùm được vào chân Huawei.
“Chúng tôi sẽ nghiên cứu nhiều hơn về việc chính xác lệnh nới lỏng với Huawei sẽ diễn ra như thế nào trong thời gian tới”, ông Kudlow nhắc lại lời của Tổng thống Trump, nói thêm rằng Washington sẽ vẫn tiếp tục xem xét trường hợp của Huawei cho tới khi kết thúc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
“Bất kể những thay đổi nào, động thái này chỉ là một cú nghỉ chân tạm thời cho tới khi chính quyền quyết định chính xác những gì sẽ làm với Huawei”, Samm Sacks, một chuyên gia nghiên cứu về chính sách an ninh mạng và nền kinh tế kỹ thuật số Trung Quốc thuộc tổ chức New America (Mỹ) nói.
Theo bà Sacks, ông chủ Nhà Trắng đang bị cuốn vào một cuộc chiến chia phe rõ ràng với một bên tách biệt mọi mối quan hệ với Trung Quốc và một bên ưu tiên một thỏa thuận thương mại.
Chưa kể tới các công ty chip vốn lao đao sau lệnh cấm bán hàng cho Huawei cũng đang tìm cách thuyết phục Nhà Trắng trừng phạt “nhấn nhá” thay vì toàn bộ. Họ muốn Tổng thống Trump mở rộng hơn nữa các mặt hàng Huawei được mua từ họ mà vẫn đảm bảo không đe dọa an ninh quốc gia thay vì chỉ cho bán các linh kiện nhan nhản đâu đâu cũng bán.
“Tôi nghĩ có những nhóm cạnh tranh trong chính quyền và họ theo đuổi các ý định khác biệt”, bà Sachs nói.
Theo vtc
Huawei chờ 'chỉ đạo' của Bộ Thương mại Mỹ để sử dụng lại Android
Tập đoàn Huawei của Trung Quốc cho hay đang chờ quyết định của Bộ Thương mại Mỹ về việc liệu có thể một lần nữa được phép sử dụng hệ điều hành di động Android của Google cho các điện thoại sắp tới của hãng hay không.
Hệ điều hành Android trên điện thoại của Huawei
"Chúng tôi có biết về những lời nhận xét của Tổng thống Donald Trump hồi cuối tuần trước và sẽ chờ đợi hướng dẫn của Bộ Thương mại Mỹ về vấn đề này", Reuters ngày 2.7 dẫn lời ông Tim Danks, phó chủ tịch chuyên trách quản lý rủi ro và quan hệ đối tác của Huawei, trả lời câu hỏi của báo chí về khả năng quay lại nền tảng Android.
Cuối tuần trước, Tổng thống Trump đã tỏ ra dịu giọng về vấn đề Huawei, và phát biểu trước Hội nghị G-20 tại Osaka, Nhật Bản, rằng Washington sẽ cho phép các công ty tiếp tục cung cấp công nghệ Mỹ cho Huawei.
Tuy nhiên, Bộ Thương mại nước này vẫn chưa làm rõ liệu quyết định trên có ảnh hưởng đến quyền truy cập của Huawei về khía cạnh Android và các dịch vụ liên quan vốn cần thiết cho sự hoạt động của các điện thoại thông minh của hãng.
Cũng tại Osaka, Tổng thống Trump khẳng định sẽ không đưa Huawei ra khỏi danh sách các công ty nước ngoài gây nguy cơ cho an ninh quốc gia Mỹ.
Chủ nhân Nhà Trắng cho biết Huawei là vấn đề phức tạp và sẽ được bàn bạc vào cuối cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Cũng trong cuộc họp báo, Tổng thống Trump nói việc dẫn độ Phó chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu đã không được bàn đến trong cuộc đối thoại với Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc cùng ngày.
Hồi tháng 5, Bộ Thương mại Mỹ chính thức đưa Huawei vào danh sách các công ty bị coi là có khả năng gây tổn hại đến lợi ích quốc gia.
Lệnh cấm đồng nghĩa các công ty Mỹ muốn bán thiết bị cho Huawei phải xin giấy phép đặc biệt từ chính quyền.
Theo Thanh Niên
Ông Tập Cận Bình sẽ ra điều kiện gỡ bỏ lệnh cấm Huawei với Tổng thống Trump bên lề Hội nghị G20 Nằm trong các điều kiện của phía Trung Quốc muốn đưa ra cho ông Trump và nước Mỹ bên lề hội nghị G20, Tập Cận Bình muốn Mỹ sớm gỡ bỏ lệnh cấm với Huawei và thuế quan áp đặt lên hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Theo Wall Street Journal, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đưa ra các điều...