Tổng thống Trump khuyên đồng minh NATO coi Huawei là mối đe dọa an ninh
Trong một cuộc họp với các quan chức NATO hồi tuần này, tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gọi Huawei là một mối đe dọa an ninh mà cả khối NATO cần phải dè chừng và chú ý đến.
Theo hãng tin Reuters, bên cạnh những căng thẳng liên quan đến chính trị, chính sách đồng minh hay việc Mỹ yêu cầu các quốc gia đồng minh châu Âu đóng góp nhiều tiền hơn, một trong những vấn đề bên lề cuộc họp NATO tại Anh cũng rất đáng chú ý, đó là mối bận tâm của ông Trump về Trung Quốc.
Trong bối cảnh sự hiện diện cả về mặt công nghệ lẫn quân sự của Trung Quốc ngày càng lớn, các nước đồng minh trong khối NATO đang có sự chia rẽ khi một phía theo Mỹ coi Trung Quốc là một mối đe dọa chiến lược về an ninh. Trong khi đó một số nước như Đức, Anh vẫn bảo lưu quan điểm không muốn gây oán với Trung Quốc và các công ty nước này, trong đó có Huawei.
Phát biểu trong cuộc họp với NATO, ông Donald Trump cho biết một số quốc gia hợp tác với Huawei sau khi xem xét kỹ tình hình bảo mật an ninh mạng cuối cùng đã quyết định không hợp tác với hãng này trong phát triển mạng 5G.
Ông Trump khẳng định: “Tôi nghĩ rằng đó là một vấn đề rủi ro về an ninh, đó là một mối nguy hiểm an ninh thực sự. Tôi đã nói chuyện với các quan chức Ý và có vẻ như họ sẽ không chơi với Huawei nữa. Tôi đã nói chuyện với nhiều nước khác và họ nói cũng sẽ không hợp tác với Huawei. Mọi quốc gia mà tôi tham vấn với họ hứa sẽ không giao dịch với Huawei nữa”.
Mặt khác, NATO lại không hề bình luận gì về các mối quan tâm bảo mật liên quan đến Huawei. Tuy nhiên NATO xác nhận các thành viên trong khối liên minh quân sự này sẽ đảm bảo an ninh thông tin liên lạc giữa các nước.
Video đang HOT
Thông cáo của NATO có đoạn viết: “NATO và các nước đồng minh trong phạm vi quyền hạn của mình cam kết đảm bảo an ninh thông tin liên lạc, bao gồm hệ thống mạng 5G. Chúng tôi cũng nhận thấy sự cần thiết phải dựa vào các hệ thống an toàn và có độ bền cao”.
Nước Mỹ bắt đầu đưa Huawei vào danh sách đen từ hồi giữa tháng 5 và theo lệnh, Huawei sẽ không thể hợp tác và sử dụng sản phẩm dịch vụ từ các công ty Mỹ. Tuy nhiên tại thời điểm này, Mỹ vẫn đang tạm thời hoãn thi hành lệnh cấm trước khi hai bên tìm được hướng giải quyết thông qua thỏa thuận thương mại có lợi với Trung Quốc.
Cú đánh bất ngờ khiến Huawei rơi vào tình thế vô cùng khó khăn, bởi lẽ nhiều phần cứng và phần mềm của smartphone Huawei đều dựa chủ yếu vào các công ty Mỹ như Google, Microsoft, Intel,…Tất nhiên Huawei cũng đã có những giải pháp dự phòng nên đã sớm tự phát triển hệ điều hành riêng mang tên Harmony OS.
Thậm chí Huawei tỏ ra rất tự tin với kế hoạch thoát ly khỏi hệ sinh thái của các công ty Mỹ. Mới đây chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi thậm chí còn khẳng định, Huawei có thể trở thành hãng smartphone số 1 thế giới ngay cả khi không có Android và các ứng dụng Google.
Theo vnreview
CEO Huawei: "Nếu muốn gặp, ông Trump đến Trung Quốc mà gặp tôi"
Người sáng lập Huawei ông Nhậm Chính Phi cho biết trong một cuộc thảo luận vào thứ Tư vừa qua, nếu Tổng thống Donald Trump muốn nói chuyện, ông sẽ phải đến Trung Quốc.
Theo Business Insider, trong cuộc thảo luận đó, ông Nhậm Chính Phi cũng được hỏi tại sao ông không đến Washington để trực tiếp vận động Tổng thống Trump sau khi Huawei bị Mỹ đưa vào danh sách đen hồi tháng Năm. Các máy điện thoại mới của Huawei cũng bị cấm chạy các dịch vụ di động của Google vì những hạn chế mà Tổng thống Trump đưa ra.
"Tôi không có kênh liên lạc với ông Trump. Tôi không có số điện thoại di động của ông ấy", CEO Huawei trả lời, mặc dù khi được hỏi liệu có nói chuyện với Trump hay không, ông nói "chắc chắn là có".
"Ông ấy (Tổng thống Trump) có máy bay riêng và có thể đến Trung Quốc bất cứ lúc nào. Còn tôi không có máy bay riêng. Máy bay của tôi chỉ làm bằng giấy - nếu trời mưa, nó có thể rơi", ông Nhậm Chính Phi nói.
Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới và chiếm ưu thế trong mảng thiết bị mạng di động. Forbes tính giá trị ròng của ông Nhậm Chính Phi là 1,4 tỷ USD.
Không chỉ lần này, CEO Huawei đã có một lịch sử nổi tiếng về những tuyên bố khó hiểu liên quan đến ông Trump.
Vào tháng 1, sau khi con gái của ông là bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính Huawei, bị bắt ở Canada theo lệnh của Mỹ, Nhậm Chính Phi nói Trump là một "tổng thống vĩ đại".
Tuy nhiên, sau khi công ty bị đưa vào danh sách đen của Mỹ, Nhậm Chính Phi nói ông sẽ bỏ qua cuộc gọi của tổng thống nếu ông ta gọi, và một tháng sau, Nhậm Chính Phi lại nói rằng mình "quá bận" nên không thể trả lời cuộc gọi của Trump - và nói thêm rằng ông không nói tiếng Anh .
Những lời nói về "máy bay giấy" hay ông Trump nên đến Trung Quốc của Nhậm Chính Phi vừa qua được đưa ra khi Mỹ và Trung Quốc kết thúc việc niêm phong "giai đoạn một" của thỏa thuận thương mại. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp Mỹ sẽ có thể tiếp tục giao thương với Huawei một lần nữa.
"Ngay từ đầu tôi chưa bao giờ để ý đến cuộc chiến thương mại", ông Nhậm Chính Phi nói và thêm rằng: "Doanh số của chúng tôi tại Mỹ là bằng 0, vì vậy cuộc chiến thương mại giữa hai nước không ảnh hưởng đến Huawei".
Đúng là Huawei hầu như không bán điện thoại ở Mỹ; tuy nhiên, hãng đã bị ảnh hưởng khi Mỹ vận động các đồng minh nhằm ngăn chặn Huawei cung cấp thiết bị cho các mạng di động 5G siêu tốc mới.
Và ông Nhậm Chính Phi thừa nhận "danh sách đen" đã ảnh hưởng đến Huawei ở chỗ họ không thể cấp phép và cài đặt sẵn bộ ứng dụng của Google trên điện thoại Mate 30 hàng đầu của mình. Khả năng sử dụng các dịch vụ của Google là chìa khóa cho hầu hết người tiêu dùng phương Tây mua điện thoại Android.
"Các chính sách Mỹ đưa ra với Huawei tác động đến khu vực ngoài Trung Quốc mạnh hơn với bản thân Trung Quốc", lãnh đạo Huawei nói.
Theo VN Review
Công ty Mỹ thúc ông Trump dọn đường sớm cho Huawei Các công ty sản xuất chất bán dẫn của Mỹ đang kêu gọi Tổng thống Donald Trump nhanh chóng thực hiện lời hứa giảm lệnh cấm bán sản phẩm cho Tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc). Bloomberg hôm 16-9 cho biết trong lá thư gửi Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cách đây vài ngày, Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ...