Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ “trả đũa” Donald Trump, tẩy chay iPhone
Thông báo trên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhắm thẳng vào mục tiêu là iPhone của Apple trong bối cảnh căng thẳng thương mại và ngoại giao của hai nước.
“Nếu họ có iPhone thì vẫn còn có Samsung để thay thế. Chúng ta vẫn còn có Vestel Venus”. Erdogan nói. Vestel Venus được biết đến là một nhà sản xuất điện thoại thông minh của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau tuyên bố trên, giá cổ phiếu của tập đoàn điện tử Vestel Venus đã tăng đột biến.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ “ trả đũa” Mỹ, tẩy chay iPhone
Tuyên bố của ông Erdogan cũng nói rằng: “Cùng với nhân dân, chúng ta sẽ đứng vững chống lại sự ảnh hưởng của đồng đô la, giá ngoại hối, giảm tỉ lệ lạm phát và giá cả tăng cao. Chúng ta sẽ bảo vệ nền độc lập kinh tế của mình bằng cách gắn bó chặt chẽ với nhau.”
Tuy nhiên, chiến lược mới của Erdogan có lẽ đang tác động nhiều với đối với người dân nước này thay vì các công ty Mỹ. Nói cách khác, Thổ Nhĩ Kỳ dựa vào Apple nhiều hơn Apple dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Tính đến cuối tháng 12 năm ngoái, thương hiệu điện thoại thông minh của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ sở hữu 2,08% thị phần, trong khi Apple nắm giữ 17,41%. Điều này có nghĩa rằng, trong số 41,09 triệu người dùng điện thoại thông minh ở nước này, 7,15 triệu người trong số đó dùng iPhone, tính đến hết cuối năm rồi.
Với con số đó, theo ước tính chỉ bằng 1,02% của hơn 700 triệu người dùng iPhone trên thế giới, một con số quá nhỏ để gây sức ép đến với Apple và thậm chí là Mỹ.
Nếu đặt điều đó vào bối cảnh khác, Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai thị trường lớn nhất của Apple thì đây sẽ là một thỏa thuận lớn hơn nhiều – cho cả Apple và Mỹ – nếu lệnh cấm điện tử này đến từ Trung Quốc.
Theo Tri Thuc Tre
Thổ gom hàng vạn phiến quân, mưu cướp Idlib trước mắt SAA?
Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn nhóm phiến quân đối lập mới với 35.000 quân để mở chiến dịch quân sự thứ 3 để giành giật tỉnh Idlib với Quân đội Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch quân sự mới ở Syria
Video đang HOT
Theo báo cáo của cơ quan tin tức Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 1/8 cho biết rằng, quân đội nước này đã đi đến giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho các hoạt động quân sự mới của mình tại miền bắc của nước láng giềng Syria.
"Chúng tôi đang ở giai đoạn chuẩn bị cuối cùng để tăng số lượng khu vực kiểm soát ở Syria, nơi chúng tôi đã cung cấp sự ổn định thông qua các hoạt động quân sự. Với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ giải phóng các vùng lãnh thổ mới trong tương lai gần và mang lại an ninh ở đó" - Erdogan nói.
Tổng thống lưu ý rằng, đã có tới 250.000 thường dân Syria đã trở lại địa bàn cư trú của mình, tại những nơi Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức các hoạt động quân sự để &'ổn định tình hình'.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, hợp tác với các nhóm đối lập Syria trung thành với Ankara, đã tham gia vào một số hoạt động quân sự ở miền Bắc Syria, chống những lực lượng mà họ gọi là "khủng bố Syria" đe dọa an ninh biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và các chiến binh người Kurd.
Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ chính thức tuyên bố hỗ trợ "Mặt trận Giải phóng Quốc gia" (National Liberation Front - NLF), được thành lập từ mười nhóm FSA do Faylaq al-Sham đứng đầu (chứ không phải là toàn bộ các nhóm tham gia FSA), đã tham gia vào các chiến dịch đánh Is và người Kurd của Thổ Nhĩ Kỳ mang tên "Lá chắn Euphrates" và "Cành Ô liu" ở địa bàn tỉnh Aleppo, chiếm khu vực phía Bắc tỉnh Aleppo (phía Bắc Syria) trong hai năm 2016 và 2017.
Thổ Nhĩ Kỳ đang quy tụ dưới trướng mình hàng vạn quân đối lập Syria, gồm nhiều liên minh khác nhau
Từ ngày 24 tháng 8 năm 2016 đến 29 tháng 3 năm 2017 (7 tháng và 5 ngày), Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã mở chiến dịch quân sự xuyên biên giới mang tên &'Lá chắn Euphrates' (Euphrates Shield).
Trong chiến dịch vắt qua hai năm này, Ankara đã hậu thuẫn cho NLF đánh đuổi IS trong khu vực từ Azaz đến al-Bab, sau đó không trao trả đất cho nhà nước Syria, mà thiết lập chính quyền tự quản, lực lượng quân sự và lực lượng an ninh riêng, độc lập với chính quyền Damascus.
Vào tháng 1 năm 2018, Ankara lại tiếp tục mở một hoạt động quân sự mới tại Khu tự trị Afrin (tự xưng) của người Kurd mang tên &'Chiến dịch Cành Ô liu' (the Olive Branch), nhằm "dọn dẹp" biên giới Syria của Thổ Nhĩ Kỳ khỏi mối đe dọa của các thế lực "khủng bố người Kurd".
Trong khoảng thời gian từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 24 tháng 3 năm 2018 (2 tháng, 4 ngày), Thổ Nhĩ Kỳ và FSA đã trục xuất toàn bộ lực lượng của Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPK) khỏi thành phố ở phía Tây Bắc tỉnh Aleppo và cũng là phía Tây Bắc Syria.
Chính quyền Damascus đã kịch liệt lên án các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trong lãnh thổ của đất nước và tuyên bố rằng, đây là một hành vi phạm xâm phạm chủ quyền của đất nước, xâm lược lãnh thổ Syria, chà đạp lên luật lệ quốc tế.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng NLF chiếm Afrin từ tay người Kurd
Thế nhưng, tham vọng của chính quyền Erdogan không dừng lại ở đây. Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai ý định mở một chiến dịch quân sự mới ở Syria, để tiếp tục chiếm thêm một vùng đất mới của đất nước đang bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh kéo dài trong 7 năm qua.
Thổ Nhĩ Kỳ quyết giành Idlib trước Quân đội Syria?
Giới quan sát nhận định, mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ không phải là Manbij, cũng không phải là Raqqa hay al-Hasakah mà đó chính là Idlib, bởi hiện nay các lực lượng người Kurd đã rút hết về phía Đông sông Euprates, còn IS thì từ lâu đã sạch bóng ở phía Bắc Syria.
Theo thông tin từ giới truyền thông đối lập Syria, trước thềm cuộc Thổ Nhĩ Kỳ đã hậu thuẫn cho các nhóm đối lập Syria thành lập một liên minh đối lập mới mang tên "Quân đội quốc gia Syria" (Syria National Army-SNA), được hình thành từ hàng chục nhóm đối lập ở phía Bắc, do một lãnh tụ phe đối lập Syria lãnh đạo.
Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cung cấp tài chính cho giới lãnh đạo "Quân đội quốc gia Syria" trả tiền lương cho các tay súng nổi dậy, cũng như hỗ trợ trực tiếp về quân sự dưới hình thức viện trợ thiết bị, vũ khí, trang bị cá nhân và hỗ trợ hỏa lực trong các chiến dịch quân sự trong tương lai.
Theo các báo cáo, lực lượng này được xác định là sẽ tự xưng là "một cơ quan quân sự hợp pháp ở vùng lãnh thổ Idlib"; có cấp bậc và chức vụ cụ thể, với quân phục riêng như một quân đội chính quy.
Thổ Nhĩ Kỳ đang quy tụ dưới trướng mình hàng vạn quân đối lập Syria, gồm nhiều liên minh khác nhau
Từ ngày 24 tháng 8 năm 2016 đến 29 tháng 3 năm 2017 (7 tháng và 5 ngày), Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã mở chiến dịch quân sự xuyên biên giới mang tên &'Lá chắn Euphrates' (Euphrates Shield).
Trong chiến dịch vắt qua hai năm này, Ankara đã hậu thuẫn cho NLF đánh đuổi IS trong khu vực từ Azaz đến al-Bab, sau đó không trao trả đất cho nhà nước Syria, mà thiết lập chính quyền tự quản, lực lượng quân sự và lực lượng an ninh riêng, độc lập với chính quyền Damascus.
Vào tháng 1 năm 2018, Ankara lại tiếp tục mở một hoạt động quân sự mới tại Khu tự trị Afrin (tự xưng) của người Kurd mang tên &'Chiến dịch Cành Ô liu' (the Olive Branch), nhằm "dọn dẹp" biên giới Syria của Thổ Nhĩ Kỳ khỏi mối đe dọa của các thế lực "khủng bố người Kurd".
Trong khoảng thời gian từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 24 tháng 3 năm 2018 (2 tháng, 4 ngày), Thổ Nhĩ Kỳ và FSA đã trục xuất toàn bộ lực lượng của Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPK) khỏi thành phố ở phía Tây Bắc tỉnh Aleppo và cũng là phía Tây Bắc Syria.
Chính quyền Damascus đã kịch liệt lên án các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trong lãnh thổ của đất nước và tuyên bố rằng, đây là một hành vi phạm xâm phạm chủ quyền của đất nước, xâm lược lãnh thổ Syria, chà đạp lên luật lệ quốc tế.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng NLF chiếm Afrin từ tay người Kurd
Thế nhưng, tham vọng của chính quyền Erdogan không dừng lại ở đây. Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai ý định mở một chiến dịch quân sự mới ở Syria, để tiếp tục chiếm thêm một vùng đất mới của đất nước đang bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh kéo dài trong 7 năm qua.
Thổ Nhĩ Kỳ quyết giành Idlib trước Quân đội Syria?
Giới quan sát nhận định, mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ không phải là Manbij, cũng không phải là Raqqa hay al-Hasakah mà đó chính là Idlib, bởi hiện nay các lực lượng người Kurd đã rút hết về phía Đông sông Euprates, còn IS thì từ lâu đã sạch bóng ở phía Bắc Syria.
Theo thông tin từ giới truyền thông đối lập Syria, trước thềm cuộc Thổ Nhĩ Kỳ đã hậu thuẫn cho các nhóm đối lập Syria thành lập một liên minh đối lập mới mang tên "Quân đội quốc gia Syria" (Syria National Army-SNA), được hình thành từ hàng chục nhóm đối lập ở phía Bắc, do một lãnh tụ phe đối lập Syria lãnh đạo.
Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cung cấp tài chính cho giới lãnh đạo "Quân đội quốc gia Syria" trả tiền lương cho các tay súng nổi dậy, cũng như hỗ trợ trực tiếp về quân sự dưới hình thức viện trợ thiết bị, vũ khí, trang bị cá nhân và hỗ trợ hỏa lực trong các chiến dịch quân sự trong tương lai.
Theo các báo cáo, lực lượng này được xác định là sẽ tự xưng là "một cơ quan quân sự hợp pháp ở vùng lãnh thổ Idlib"; có cấp bậc và chức vụ cụ thể, với quân phục riêng như một quân đội chính quy
Theo baodatviet
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chọn con rể làm Bộ trưởng Tài chính Sau khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thêm 1 nhiệm kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan đã bổ nhiệm con rể làm Bộ trưởng Tài chính nước này. Ông Recep Tayyip Erdogan (trái) và con rể Berat Albayrak (Ảnh: Sputnik) Theo BBC, ông Berat Albayrak, người từng giữ chức Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2015 và...