Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chúc mừng ông Biden sau nhiều ngày im ắng
Hôm 10/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chúc mừng Tổng thống đắc cử Joe Biden, bày tỏ quyết tâm hợp tác chặt chẽ với chính quyền mới cua My.
“Tôi tin rằng sự hợp tác và liên minh mạnh mẽ giữa hai quốc gia sẽ tiếp tục đóng góp cho hòa bình thế giới trong tương lai như những gì chung ta đa thưc hiên cho đến nay”, Tông thông Thô Nhi Ky Erdogan cho biết trong thông điệp chúc mừng ông Biden thăng cư.
Cùng với Nga va Trung Quôc, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong số ít các quốc gia không đưa ra bình luận về chiến thắng của Biden vao hôm 7/11. Hôm 9/11, một quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Ankara sẽ đợi cho đến khi cac vân đê liên quan đên răc rôi vê măt phap ly trong cuôc bâu cư được giải quyết và kết quả cuối cùng đươc công bô.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chúc mừng chiến thắng của ông Joe Biden. (Anh: Getty)
Thô Nhi Ky va My la thanh viên NATO, song quan hê hai nươc co nhiêu bât đông trong thơi gian qua vê môt loat cac vân đê, trong đo co vân đê Syria, viêc Thô Nhi Ky quyết định mua các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến của Nga – khiến Washington phải loaiThổ Nhĩ Kỳ khỏi danh sach mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cua My.
Các nhà lập pháp My đã gây áp lực buộc chính quyền của Tổng thống Donald Trump phải thưc hiên cac biên phap trừng phạt đôi vơi Thổ Nhĩ Kỳ sau đông thai nay.
Hôm 10/11, Ngoai trương Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, nươc nay mong đợi giải quyết các vấn đề đang tôn đong trong mối quan hệ với Washington. Theo ông Cavusoglu, hiên My va Thô Nhi Ky co cac cơ hôi đê hơp tac, chấm dứt xung đột ở Syria và Libya.
Nga điều gần 2.000 lính đến biên giới Armenia - Azerbaijan
Nga triển khai lữ đoàn gồm 1.960 binh sĩ đến vùng xung đột Nagorno-Karabakh làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, giám sát lệnh đình chiến giữa Armenia và Azerbaijan.
"Nga bắt đầu triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đến khu vực xung đột Nagorno-Karabakh từ 3h ngày 10/11 (10h giờ Hà Nội), song song với hoạt động rút quân của lực lượng vũ trang Armenia", Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo cho biết.
Quân đội Nga đã huy động nhiều vận tải cơ Il-76 và các đoàn xe cơ giới để chuyển lực lượng gìn giữ hòa bình thuộc biên chế Lữ đoàn Bộ binh cơ giới số 15 của Quân khu Trung tâm đến biên giới Armenia - Azerbaijan. Sở chỉ huy chiến dịch đã được thiết lập ở thủ phủ Stepanakert của vùng Nagorno-Karabakh.
Lính Nga di chuyển đến biên giới Armenia - Azerbaijan rạng sáng 10/11. Video: Bộ Quốc phòng Nga.
Theo thỏa thuận đình chiến được Yerevan ký với Mosvka và Baku hôm 9/11, quân đội Nga sẽ duy trì 1.960 binh sĩ, 90 xe thiết giáp và 380 xe cơ giới các loại dọc tuyến biên giới Armenia - Azerbaijan tại khu vực xung đột, cũng như hành lang giao thông nối Nagorno-Karabakh với lãnh thổ Armenia.
Thỏa thuận có hiệu lực từ 1h ngày 10/11 (4h ngày 10/11 giờ Hà Nội) sẽ chấm dứt 6 tuần giao tranh ác liệt khiến hàng nghìn người thiệt mạng tại vùng xung đột Nagorno-Karabakh.
"Tôi vừa ký một tuyên bố với Tổng thống Nga và Tổng thống Azerbaijan về chấm dứt cuộc chiến Karabakh. Đây là động thái đau đớn không thể tả với cá nhân tôi và với người dân. Tôi đưa ra quyết định sau những phân tích chuyên sâu về tình hình quân sự. Thỏa thuận này là giải pháp tốt nhất hiện nay", Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết trong bài đăng Facebook hôm 9/11
Thông báo được đưa ra sau khi Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev hôm 8/11 tuyên bố nước này đã kiểm soát thị trấn chiến lược Shusha tại Nagorno-Karabakh. Giới chức Armenia cho biết giao tranh vẫn tiếp diễn trong ngày 9/11, nhưng quan chức ly khai thân Armenia thừa nhận họ đã "hoàn toàn mất kiểm soát Shusha" và lực lượng Azerbaijan đang uy hiếp thủ phủ Stepanakert.
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: RFE/RL.
"Chúng ta buộc họ ký văn kiện này. Về cơ bản, đây là sự đầu hàng", Tổng thống Aliyev nói trên truyền hình và khẳng định thỏa thuận có "ý nghĩa lịch sử quan trọng", thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham gia tiến trình gìn giữ hòa bình cùng Nga.
Khoảng 5.000 người đã thiệt mạng từ khi giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan quanh Nagorno-Karabakh nổ ra hồi cuối tháng 9. Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận thuộc lãnh thổ Azerbaijan, nhưng khu vực này có nhiều người gốc Armenia sinh sống và đòi ly khai để sáp nhập vào Armernia.
Baku và Yerevan từng ba lần đồng ý ngừng bắn vì lý do nhân đạo, nhưng chưa từng ký thỏa thuận chấm dứt xung đột và các lệnh ngừng bắn đều nhanh chóng bị phá vỡ ngay sau khi có hiệu lực.
Azerbaijan tuyên bố chiếm lại 'thủ đô văn hóa' ở Nagorno-Karabakh Azerbaijan thông báo giành lại quyền kiểm soát thành phố Shusha, được coi là "thủ đô văn hóa" ở Nagorno-Karabakh, song Armenia phủ nhận. "Hôm nay sẽ trở thành ngày trọng đại trong lịch sử Azerbaijan", Tổng thống Ilham Aliyev nói hôm 8/1, khi thông báo trên truyền hình rằng Azerbaijan đã giành lại thành phố Shusha từ tay lực lượng Armenia. Dân...