Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: Bỉ đã phớt lờ cảnh báo về kẻ khủng bố Brussels
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chỉ trích chính quyền Bỉ không chịu nghe lời cảnh báo của nước này về việc Ibrahim El Bakraoui, một trong những kẻ khủng bố hôm 22.3 là phần tử thánh chiến.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan,
Theo Tổng thống Erdogan, tên khủng bố Ibrahim El Bakraoui đã tới Syria và sau đó vượt biên vào Thổ Nhĩ Kỳ rồi bị nước này bắt lại. Ibrahim, 31 tuổi bị giam tại tỉnh Gaziantep, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó bị trục xuất sang Hà Lan.
Theo Tổng thống Erdogan, khi thực hiện việc trục xuất y, Ankara đã cảnh báo cả Bỉ và Hà Lan rằng tên Ibrahim là một phần tử thánh chiến.
“Một trong những kẻ thực hiện vụ tấn công ở Brussels là một cá nhân bị chúng tôi giam giữ tại Gaziantep hồi tháng 6.2015 và bị trục xuất. Chúng tôi đã báo việc trục xuất với Đại sứ quán Bỉ tại Ankara vào ngày 14.7.2015, nhưng sau đó hắn lại được thả tự do”, ông Erdogan nói. “Bỉ đã bỏ qua cảnh báo của chúng tôi rằng tên này là một chiến binh thánh chiến nước ngoài”.
Một quan chức Hà Lan cho biết thông tin ông Erdogan đưa ra rất đáng để “cẩn thận xem xét”, nhưng họ vẫn chưa thể làm gì nếu Abrahim El Bakraoui đến Hà Lan.
Trong khi đó, các quan chức Bỉ không hề đưa ra bất cứ bình luận nào về cáo buộc của ông Erdogan, dù trước đó theo các thông tin cho thấy anh em nhà El Bakraoui đã bị cảnh sát Bỉ theo dõi từ lâu.
Hai anh em nhà El Bakraoui đã được xác định là hai nghi phạm chính tham gia vào vụ khủng bố tại Bỉ hôm 22.3 tại ga tàu điện ngầm Maalbeek và sân bay Zaventem, khiến 31 người chết và hơn 260 người bị thương.
Video đang HOT
Nghi phạm thứ 3, được xác định là Laachraoui, là kẻ “chủ mưu” vụ tấn công vẫn chưa bị bắt và đang lẩn trốn, dù trước đó đã có tin tên này bị cảnh sát đặc nhiệm Bỉ bắt được hôm 23.3.
Ngày 23.3, nước Bỉ bắt đầu để tang 3 ngày liên tiếp để tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng và bị thương trong vụ tấn công khủng bố. Nước Bỉ vẫn được đặt trong tình trạng báo động tối đa nhưng cư dân của Brussels đã quay trở lại làm việc vào sáng 23.3 trong sự kiểm soát chặt chẽ của lực lượng an ninh.
Thiên Hà (Irish Times)
Theo Một Thế giới
Đánh bom khủng bố ở Bỉ: Ngẫu nhiên hay âm mưu từ lâu?
Vụ tấn công khủng bố làm rung chuyển thủ đô Brussels, Bỉ, hôm 22/3 làm dấy lên hàng loạt câu hỏi: tổ chức nào là thủ phạm phía sau, liệu có xảy ra vụ tấn công kinh hoàng nào khác.
Hai vụ nổ xảy ra tại sân bay Zaventem, thủ đô Brusselss, Bỉ, làm hàng chục người thiệt mạng và bị thương. Không lâu sau đó cũng tại Brussels, một vụ nổ khác xảy ra ở ga tàu điện ngầm gần Trụ sở Liên minh châu Âu (EU). Ít nhất 20 người thiệt mạng sau vụ nổ. Vào thời điểm này, lai lịch của những kẻ tấn công đang có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự an toàn của người dân châu Âu và cả thế giới.
Theo CNN, những đánh giá ban đầu của các chuyên gia chống khủng bố thì rất có thể là Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Hôm 18/3, nhà chức trách Bỉ đã bắt giữ Salah Abdeslam, nghi phạm chính trong vụ thảm sát Paris năm 2015, tại thành phố Brussels. Khám xét nơi ẩn náu của Abdeslam, họ phát hiện nhiều thiết bị gây nổ.
Trả thù cho Abdeslam ?
Đó có thể là một vụ tấn công trả thù. Tuy nhiên, vẫn có khả năng Abdeslam và IS đã lên kế hoạch trước đó. Abdeslam bị bắt vào ngày 18/3, tức thứ sáu vừa rồi. Nếu vụ tấn công là để trả thù thì chất nổ có thể được đặt vào hai ngày cuối tuần, việc này là rất khó. Do đó, khả năng là thiết bị nổ đã được cài sẵn trước khi Abdeslam bị tóm.
Người dân di tản khỏi sân bay Zaventem sau vụ nổ. Ảnh: The Guardian
Hé lộ thêm về cách thức hoạt động của khủng bố?
Những kẻ khủng bố có mạng lưới vững chắc ở Bỉ và châu Âu. Chúng đang muốn đẩy mạnh các chiến dịch tấn công. Hiện nay, có hơn 1.000 người đã rời châu Âu để tham gia vào hàng ngũ của IS ở Iraq và Syria. Những kẻ này quen biết nhau trong quá trình được IS huấn luyện. Sau khi trở lại châu Âu, chúng trở thành mối đe dọa thực sự.
Khả năng và nguồn lực của nhóm này đến đâu?
Sau vụ tấn công ở Paris (Pháp) và Brussels (Bỉ), những kẻ tấn công cho thấy chúng hoàn toàn có thể chế tạo những thiết bị nổ gây sát thương.
IS đã huấn luyện không chỉ khả năng chế tạo thiết bị nổ mà còn dạy cả cách sử dụng các loại vũ khí quân sự và cách triển khai những chiến thuật khủng bố phức tạp, tức tấn công vào nhiều địa điểm khác nhau.
Mọi người an ủi nhau sau vụ tấn công ở sân bay Zaventem. Ảnh: Getty
Những kẻ khủng bố đã làm gì phía sau vụ tấn công ở Bỉ?
Các nhóm khủng bố đã có sẵn cơ sở tuyển mộ thành viên mới trước đây ở Bỉ. Một người phụ nữ tên Malika El aroud được những kẻ khủng bố ca ngợi là anh hùng thánh chiến. Vào những năm 2000, y cùng chồng là Moez Garsallaoui được al-Qaeda phân công tuyển mộ người Bỉ để đưa đến Afghanistan và Pakistan.
Tổ chức khủng bố đã lôi kéo thành viên bằng cách lợi dụng sự bất mãn của những người Hồi giáo thế hệ thứ hai, thứ ba nhập cư vào Bỉ. Từng có thời gian, nhóm al-Qaeda ở Bỉ nhắm mục tiêu tấn công vào các sự kiện thể thao và mạng lưới tàu điện ngầm đông đúc.
Hậu quả gì cho Bỉ và châu Âu?
Các nhà chức trách sẽ tăng cường an ninh ở mọi sân bay trên lãnh thổ châu Âu. Cùng với đó là các biện pháp an ninh nghiêm ngặt hơn, cảnh sát có thể xuất hiện thường xuyên hơn trên các tuyến tàu điện ngầm. Lực lượng đặc nhiệm được triển khai đến nhiều hơn đến vùng ngoại ô ở thủ đô các nước. Điều này đã xảy ra sau vụ tấn công ở Pháp.
Biên tập viên Nic Robertson còn cho rằng cuộc tấn công ở Brussels đã kết thúc nhưng có thể những cuộc tấn công mới sẽ xảy ra ở một nơi nào đó tại châu Âu trong vài ngày tới.
Theo Lâm Nguyên
news.zing.vn
Khủng bố IS đã đánh thẳng vào Brussels - trái tim của châu Âu Loạt vụ tấn công đẫm máu ở Brussels (Bỉ) hôm 22/3 khiến châu Âu choáng váng và cả thế giới bàng hoàng. Khủng bố IS đã nhận trách nhiệm. Hai vụ nổ liên tiếp vào 8h hôm 22/3 (giờ địa phương) đã biến sảnh đi của sân bay Zaventem ở Brussels thành đống đổ nát và 14 người thiệt mạng. Vụ nổ tiếp...