Tổng thống Syria lần đầu tới thăm Trung Quốc sau 12 năm nội chiến
Tổng thống Syria Bashar al-Assad cuối tuần này sẽ có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc sau 12 năm kể từ khi cuộc xung đột Syria bắt đầu.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin, Văn phòng Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho biết, nhà lãnh đạo Syria cuối tuần này sẽ có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc sau 12 năm kể từ khi cuộc xung đột Syria bắt đầu, trong đó Bắc Kinh là một trong những bên ủng hộ chính của ông.
Trung Quốc đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở Trung Đông sau khi làm trung gian cho một thỏa thuận hồi tháng 3 giữa Ả Rập Xê Út và Iran, đồng thời tiếp tục hỗ trợ ông Assad trong cuộc xung đột ở Syria, khiến nửa triệu người thiệt mạng và phần lớn đất nước bị tàn phá.
Trong tương lai, Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc tái thiết Syria, dự kiến tiêu tốn hàng chục tỷ USD. Syria năm ngoái đã tham gia “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, một chính sách mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh ở các khu vực đang phát triển thông qua các dự án cơ sở hạ tầng.
Văn phòng của ông Assad cho biết nhà lãnh đạo Syria đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mời tham dự hội nghị thượng đỉnh và sẽ tới Bắc Kinh ngày 21/9 cùng phái đoàn cấp cao của Syria.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad. (Ảnh: AP)
Cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ ở Syria đã dẫn đến các cuộc biểu tình tại các khu vực do chính phủ kiểm soát, chủ yếu ở tỉnh Sweida phía nam.
Video đang HOT
Syria đổ lỗi cuộc khủng hoảng là do các lệnh trừng phạt của phương Tây và các chiến binh người Kurd do Mỹ hậu thuẫn kiểm soát các mỏ dầu lớn nhất của nước này ở phía đông gần biên giới với Iraq.
Các liên hệ ngoại giao giữa Syria và các nước Ả Rập khác đã được tăng cường sau trận động đất ngày 6/2 làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, khiến hơn 50.000 người thiệt mạng, trong đó có hơn 6.000 người ở Syria.
Hồi tháng 5, Tổng thống Assad đã tới Ả Rập Xê-út, nơi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập vài ngày sau khi tư cách thành viên của Syria được khôi phục trong liên minh gồm 22 thành viên.
Kể từ khi cuộc xung đột ở Syria bắt đầu vào tháng 3/2011 với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ và sau đó biến thành một cuộc nội chiến tàn khốc, Iran và Nga đã giúp chính quyền ông Assad giành lại quyền kiểm soát phần lớn đất nước.
Trung Quốc đã 8 lần sử dụng quyền phủ quyết của mình tại Liên hợp quốc để ngăn chặn các nghị quyết chống lại chính quyền ông Assad, lần gần đây nhất được đưa ra vào tháng 7/2020.
Chính quyền Trung Quốc cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan an ninh Syria về sự hiện diện của hàng nghìn chiến binh Trung Quốc đóng quân ở Syria, chủ yếu ở thành trì cuối cùng của phe nổi dậy ở tỉnh Idlib phía tây bắc.
Chuyến thăm gần nhất và cũng là duy nhất của Tổng thống Assad tới Trung Quốc là vào năm 2004, một năm sau khi Mỹ phát động cuộc tấn công vào nước láng giềng Iraq, và cũng là thời điểm Washington đang gây áp lực lên Syria.
Văn phòng của ông Assad cho biết phu nhân của ông, bà Asma, sẽ cũng đồng hành tới Trung Quốc trong tuần này. Trong những năm qua, ông Assad đã thực hiện nhiều chuyến công du nước ngoài, trong đó có các chuyến thăm tới Nga, Iran, UAE và Oman.
Bộ trưởng Shoigu: "Triều Tiên là một đối tác quan trọng của Nga"
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã ca ngợi mối quan hệ đối tác Nga - Triều trong cuộc gặp với người đồng cấp Kang Sun Nam ở Bình Nhưỡng hôm 26/7.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Triều Tiên Kang Sun Nam tại Bình Nhưỡng hôm 26/7 và bày tỏ quyết tâm thúc đẩy quan hệ song phương, hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin.
Ông Shoigu đã đến thủ đô của Triều Tiên hôm 25/7 trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày để tham dự các sự kiện kỷ niệm 70 năm hiệp định đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên được ký kết (27/7/1953 - 27/7/2023).
Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Shoigu bày tỏ ý định phát triển nhất quán quan hệ song phương giữa Nga và Triều Tiên trên mọi lĩnh vực. "Tôi tin tưởng rằng các cuộc đàm phán ngày hôm nay sẽ giúp tăng cường hợp tác giữa các bộ quốc phòng của chúng ta", TASS dẫn lời ông Shoigu cho hay.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng nhấn mạnh rằng sự tương tác giữa 2 nước đã tăng lên trong thời kỳ hậu chiến. "Các chuyến thăm của tàu chiến, các chuyến thăm chính thức của các quan chức quốc phòng cấp cao, trao đổi cấp công tác và đào tạo nhân sự đều góp phần duy trì hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên", ông Shoigu nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên, Tướng Kang Sun-nam (phải). Ảnh: TASS
"Đối với Nga, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là một đối tác quan trọng, được liên kết bởi một đường biên giới chung và lịch sử hợp tác phong phú", ông Shoigu nhấn mạnh.
Vị Bộ trưởng cũng bày tỏ lòng biết ơn đối trước sự đón tiếp đầy quan tâm của Triều Tiên. Theo một video ngắn trên Telegram, ông được một quan chức quân đội Triều Tiên chào đón trên thảm đỏ trên đường băng của một sân bay hôm 25/6.
Phía sau ông là một biểu ngữ màu đỏ với dòng chữ: "Chào mừng đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga Sergei Shoigu!" bằng tiếng Hàn và tiếng Nga.
Triều Tiên đã phong tỏa biên giới của mình sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, và giờ đây, họ đã mở cửa mời các đồng minh đến chứng kiến dự thời khắc lịch sử của quốc gia.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (phía trước, bên trái) đến Sân bay Quốc tế Bình Nhưỡng hôm 25/6. Ảnh: France24
Trung Quốc và Nga đều cử các phái đoàn cấp cao tới Triều Tiên để tham dự một cuộc diễu hành quân sự để phô diễn những vũ khí tối tân nhất của nước này. Lễ diễu hành dự kiến sẽ diễn ra sớm nhất vào nửa đêm 26/7 để kỷ niệm ngày kết thúc chiến tranh, còn được gọi là Ngày Chiến thắng, theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc.
Yonhap cho biết thêm, có dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị cho một cuộc triển lãm hàng không vào ban đêm với máy bay chiến đấu và các khí tài khác.
Trước năm 2018, Bình Nhưỡng chủ yếu tổ chức duyệt binh vào buổi sáng. Tuy nhiên, kể từ sự kiện được tổ chức để kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Lao động vào tháng 10/2020, quốc gia này đã chuyển sang tổ chức các cuộc diễu hành vào buổi tối hoặc đêm muộn.
Cũng theo Yonhap, danh sách vũ khí có khả năng được trưng bày bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm cũng như tên lửa hành trình chiến lược Hwasal-1 và Hwasal-2. Ngoài ra, máy bay không người lái tấn công hạt nhân dưới nước Haeil và đầu đạn hạt nhân chiến thuật Hwasan-31 cũng có thể xuất hiện.
Trật tự mới ở Trung Đông thời hậu Mỹ Trật tự mới, do các chủ thể khu vực và các cường quốc bên ngoài như Nga và Trung Quốc dẫn đầu, có thể không phù hợp với mục tiêu của phương Tây, tuy nhiên, nó lại đại diện cho một bối cảnh khác biệt. Syria đã được quay trở lại diễn đàn khu vực trong bối cảnh xuất hiện một trật tự...