Tổng thống Syria đối mặt với áp lực phải từ chức
Sau vụ thảm sát kinh hoàng tại Houla, nhiều nước phương Tây cho rằng, Tổng thống Bashar al-Assad nên từ bỏ quyền lực.
Sau vụ thảm sát làm ít nhất 116 người thiệt mạng và khoảng 300 người bị thương vừa xảy ra tại thị trấn Houla ở miền Trung Syria, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang phải đối mặt với áp lực mới của cộng đồng quốc tế về thời hạn để chấm dứt đổ máu tại đất nước này.
Trong khi đang ở thăm Damascus, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc (LHQ) và Liên đoàn Arab, ông Kofi Annan kêu gọi Chính phủ Syria có những bước đi táo bạo để khẳng định mong muốn nghiêm túc nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại nước này một cách hòa bình.
Những người thiệt mạng trong vụ thảm sát kinh hoàng tại Houla, Syria (Ảnh: Reuters)
Ngày 28/5 – một ngày sau khi lực lượng đối lập cho biết, có ít nhất 41 người chết trong vụ nã pháo ở thành phố Hama, quan điểm của Nga và Trung Quốc cho thấy, ít có khả năng áp dụng quan điểm của Mỹ và phương Tây yêu cầu Tổng thống Assad phải từ bỏ quyền lực. Cả hai nước cho rằng, Chính phủ Syria và phe đối lập nên cùng nhau thỏa thuận để đảm bảo một giải pháp hòa bình.
Trung Quốc vừa lên tiếng bày tỏ sự sửng sốt trước số lượng dân thường thương vong, trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em chết trong vụ thảm sát kinh hoàng tại thị trấn Houla.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bày tỏ quan điểm ủng hộ thỏa thuận ngừng bắn, giải pháp hòa bình do Đặc phái viên Kofi Annan đưa ra. Thỏa thuận này kêu gọi các bên sử dụng vũ khí hạng nặng rút hết quân ra khỏi các thành phố, thị trấn, chấm dứt cuộc chiến bằng cách đối thoại.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Ôn Gia Bảo cho rằng, cuộc tấn công ở Hama cũng là một cảnh báo đối với kế hoạch của LHQ đưa 300 quan sát viên đến Syria nhằm ngăn chặn bạo lực tại đất nước này.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh: “Chúng tôi đang đối mặt với tình huống mà trong đó quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad hoặc phe đối lập ở Syria có thể gây ra vụ thảm sát đối với những người dân vô tội”.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Anh David Cameron cũng vừa có cuộc trao đổi qua điện thoại về tình hình tại Syria.
Lãnh đạo hai nước đều ủng hộ kế hoạch hòa bình của Đặc phái viên Kofi Annan. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết, sẽ kêu gọi một cuộc họp “Những người bạn của Syria” bao gồm các nước phương Tây và Arab được tổ chức tại thủ đô Paris. Cuộc họp này nhằm kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ bỏ quyền lực.
Về phía Mỹ, Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân của nước này khẳng định trên kênh truyền hình CNN rằng: “Washington đã nói là Tổng thống Bashar al-Assad nên từ bỏ quyền lực”.
Ông Martin Dempsey cho rằng, để ông Assad từ bỏ quyền lực, các giải pháp ngoại giao và trừng phạt kinh tế nên được áp dụng trước tiên.
Tuy nhiên, tại lễ tưởng niệm các binh sĩ đã chết trong cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan được tổ chức ngày 28/5, Tổng thống Barack Obama đã nói về “ánh sáng cho một ngày mới” với việc Mỹ sẽ rút quân khỏi hai nước này trong thời gian tới.
Tổng thống Obama đã hứa rằng, nếu tái cử trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới, ông sẽ không đưa quân đội ra nước ngoài, trừ khi thực sự cần thiết.
Khi nhiều nước có những quan điểm trái chiều trong việc giải quyết bạo lực tại Syria thì trong một bức thư gửi đến Hội đồng Bảo an LHQ, Bộ Ngoại giao Syria đã thẳng thừng phủ nhận vai trò của quân đội trong vụ thảm sát kinh hoàng tại Houla. Chính phủ Syria cho rằng, lực lượng chiến binh Hồi giáo đã cầm đầu trong vụ thảm sát này./.
Theo VOV
Lo ngại về "nhân tố thứ 3" xuất hiện tại Syria
Ông Ahmad Fawzi, Người phát ngôn của Đặc phái viên quốc tế Kofi Annan đưa ra ngày 18/5 cho biết, một nhóm không liên kết với Chính phủ Syria và phe đối lập nước này đã đứng sau các vụ đánh bom tại Syria.
Ông Fawzi nói: "Có một nhân tố thứ 3 xuất hiện tại Syria. Việc này rất đáng lo ngại. Hiện chúng tôi vẫn chưa xác định được nhân tố thứ 3 này. Những dấu hiệu khác biệt trong các hoạt động và các vụ việc xảy ra đã cho thấy một nhân tố thứ 3 đứng đằng sau những vụ việc này, chứ không phải lực lượng Chính phủ hay phe đối lập".
Ông Fawzi cũng lên án tình trạng bạo lực tiếp diễn tại Syria và kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác cho sự thành công của kế hoạch hòa bình của Đặc phái viên chung Kofi Annan.
Một vụ đánh bom ở Syria (Ảnh: Internet)
Trước đó, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon ngày 17/5 tuyên bố cho rằng, Al-Qaeda chính là kẻ đã gây ra 2 vụ đánh bom xe khiến ít nhất 55 người thiệt mạng tại Syria hồi tuần trước.
Trong khi tình hình bạo lực tại Syria chưa chấm dứt thì ngày 18/5, người đứng đầu phái bộ giám sát Liên Hợp Quốc tại Syria Robert Mood cho biết, gần 216 quan sát viên đã được triển khai ở các số thành phố của Syria. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, các quan sát viên này không thể ngăn chặn bạo lực nếu không có sự chân thành từ cả 2 phía trong cuộc xung đột này.
Phát biểu với báo giới, ông Robert Mood cho biết, các quan sát viên không thể giúp chấm dứt tình trạng bạo lực kéo dài tại Syria nếu các cam kết về sự đối thoại không xuất phát từ sự chân thành của các bên liên quan. Tình trạng bạo lực gia tăng tại một số khu vực đã ảnh hưởng xấu đến công việc của các quán sát viên.
Trước đó, ngày 16/5, 6 quan sát viên đã được sơ tán khỏi thành phố Khan Sheikhoun do phe đối lập kiếm soát ở miền Bắc Syria, 1 ngày sau vụ đánh bom nhằm vào đoàn xe của họ nhưng không gây thương vong. Hiện chưa rõ nhóm nào đứng đằng sau vụ tấn công./.
Theo VOV
Quan sát viên 'cần nhanh chóng đến Syria' Đặc phái viên Kofi Annan mới đây đã kêu gọi Liên Hợp Quốc nhanh chóng triển khai 300 quan sát viên ở Syria, với sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an và Liên đoàn Arab. Ông Kofi Annan được cử làm Đặc phái viên Liên Hợp Quốc tại Syria từ giữa tháng 4/2012. Ảnh: AFP Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc...