Tổng thống Serbia giải tán quốc hội
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 1/11, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã ký sắc lệnh giải tán quốc hội và ấn định tổ chức bầu cử quốc hội sớm vào ngày 17/12 tới.
Ngoài ra, Serbia cũng sẽ tiến hành bầu cử địa phương tại 65 thành phố, bao gồm cả thủ đô Belgrade.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: Reuters
Trước đó, ngày 30/10, Chính phủ Serbia chính thức đề xuất Tổng thống Vucic ấn định ngày tổ chức bầu cử quốc hội (đơn viện). Yêu cầu này được phe đối lập đưa ra từ ngày 11/9.
Cuộc bầu cử được đánh giá sẽ xoa dịu căng thẳng chính trị dẫn đến biểu tình sau các vụ xả súng ở một trường học và ngoại ô thủ đô Belgrade hồi tháng 5.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Milos Vucevic được bầu làm Chủ tịch đảng Tiến bộ Serbia (SNS) cầm quyền vào cuối tháng 5 vừa qua, sau khi Tổng thống Vucic từ chức lãnh đạo đảng này nhưng vẫn là thành viên của đảng. Kể từ khi SNS lên nắm quyền vào năm 2012, các cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức ở Serbia trung bình 2 năm một lần.
Tháng 4/2022, Serbia đã tiến hành bầu cử tổng thống và quốc hội. Đến cuối tháng 10/2022, Quốc hội Serbia thông qua danh sách nội các mới do Thủ tướng Ana Brnabic đứng đầu. Hiện SNS cùng các đồng minh giữ 151 ghế trong Quốc hội Serbia gồm 250 ghế.
Chính phủ Bulgaria nguy cơ sụp đổ sau gần một tháng cầm quyền
Chính phủ Bulgaria bên bờ vực sụp đổ chưa đầy một tháng sau khi nhậm chức trong bối cảnh căng thẳng giữa hai đảng phái chính trị trong liên minh cầm quyền: GERB-SDS và Chúng ta tiếp tục thay đổi - Dân chủ Bulgaria (PP-DB).
Các thành viên trong Chính phủ Bulgaria thuộc GERB-SDS và PP-DB tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: parliament.bg
Cuộc tranh cãi giữa các đối thủ chính trị vốn đã trở thành đối tác nổ ra cách đây vài ngày, khi GERB hợp lực với hai đảng khác để thông qua những thay đổi đối với luật chống tham nhũng vốn không được PP-DB ủng hộ.
Trước đó, hai bên đã đồng ý về một chương trình điều hành chung và một chính phủ do Nikolai Denkov của PP-DB đứng đầu trong 9 tháng đầu tiên, sẽ được thay thế bởi Mariya Gabriel của GERB trong 9 tháng tiếp theo. Tuy nhiên, họ đã không ký một thỏa thuận liên minh chính thức vì PP-DB từ chối làm như vậy.
Vào ngày 22/6, đồng lãnh đạo của PP, Kiril Petkov, đã cáo buộc GERB do ông Boyko Borissov lãnh đạo gây nguy hiểm cho sự tồn tại của chính phủ bằng các hành động của mình. Đổi lại, ông Borissov trả lời rằng PP-DB không thể mong đợi bất cứ điều gì khác vì không có thỏa thuận liên minh chính thức.
Ngày hôm sau, PP-DB yêu cầu GERB đảm bảo về hoạt động bền vững của chính phủ và đe dọa rằng nếu không thì Nội các sẽ từ chức. Ông Petkov đã đưa ra tuyên bố của liên minh với giới truyền thông, mời GERB đến dự một cuộc họp vào ngày 24/6 để chính thức hóa các đảm bảo của họ.
PP-DB muốn đảm bảo rằng GERB sẽ tuân thủ các hành động đã được thống nhất của hai bên, bao gồm thành lập một hội đồng chung để phê duyệt bất kỳ sự bổ nhiệm nào vào các vị trí quan trọng, như những người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước; tuân thủ chương trình luật chung đã được phê duyệt; một lộ trình cải cách tư pháp và cải cách các lực lượng an ninh.
PP-DB cũng yêu cầu một thỏa thuận về thay đổi luật chống tham nhũng, thay đổi luật bầu cử và lập trường chung về cuộc trưng cầu dân ý liên quan đến việc trì hoãn áp dụng đồng euro do đảng Vazrazhdane yêu cầu.
Phản hồi vào ngày 24/6, ông Borissov nói rằng GERB muốn có một thỏa thuận liên minh chính thức với PP-DB. Nhưng ông Petkov tuyên bố nếu hai bên đạt được thỏa thuận về những điều kiện trên, thì đó có thể được coi là một thỏa thuận liên minh, mặc dù không được chính thức hóa cụ thể bằng văn bản.
Về phần mình, nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ Bulgaria (DB) Nikolay Denkov cũng kêu gọi GERB và PP-DB khôi phục đối thoại và đồng ý về công việc chung trong tương lai tại quốc hội để tránh một cuộc bầu cử sớm khác.
Đầu tháng này, Quốc hội Bulgaria đã phê chuẩn Nội các mới do GERB và PP-DB đề xuất, chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài suốt hai năm, sau khi GERB giành chiến thắng sít sao trước PP-DB trong cuộc bầu cử vào 4/2023. Theo thỏa thuận, chính phủ liên minh sẽ có một chương trình nghị sự ủng hộ EU, gia nhập khu vực miễn thị thực Schengen và Khu vực đồng tiền chung Eurozone là những ưu tiên hàng đầu, cùng với việc chống lại ảnh hưởng của Nga trong lĩnh vực an ninh của Bulgaria.
Trước đó, Bulgaria chủ yếu được điều hành bởi các chính phủ lâm thời do Tổng thống Rumen Radev bổ nhiệm kể từ khi sự phẫn nộ của công chúng về nạn tham nhũng kéo dài nhiều năm dẫn đến các cuộc biểu tình rầm rộ vào năm 2020. Vào tháng 2 năm nay, ông Radev đã giải tán quốc hội và thông báo về cuộc bầu cử vào ngày 2/4.
Tại sao EU 'thở phào nhẹ nhõm' trước kết quả bầu cử ở Ba Lan? Với việc đảng của cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk trở lại nắm quyền ở Ba Lan, các nhà lãnh đạo EU rất vui vì điều này. Cựu Thủ tướng Ba Lan và cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk trong chiến dịch tranh cử. Ảnh: Politico Tờ Politico.eu dẫn kết quả kiểm phiếu cuối cùng do Ủy...