Tổng thống Putin:Mỹ vừa tiến một bước đến chạy đua vũ trang
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu là một bước tiến tới cuộc chạy đua vũ trang mới và Moscow sẽ thay đổi ngân sách để chống lại những mối đe dọa an ninh.
Mỹ vừa chính thức mở một căn cứ phòng thủ tên lửa trị giá 800 triệu USD tại Romania với lí do chống lại mối đe dọa từ những nước khó kiểm soát như Iran. Tuy nhiên, trong một phiên họp với các lãnh đạo an ninh vào hôm 13-5, Tổng thống Putin cho biết khẳng định rằng, đây chính là hành động nhằm vào kho vũ khí hạt nhân của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
“Đây không phải là một hệ thống phòng thủ. Nó là một phần trong kế hoạch mang vũ khí hạt nhân ra ngoại biên của Mỹ. Trong trường hợp này, Đông Âu chính là ngoại biên. Hiện nay, với việc hệ thống lá chắn tên lửa đạn đạo đã được triển khai, chúng ta buộc phải nghĩ về một cách nhằm hóa giải mối đe dọa này”, Tổng thống Putin cho hay.
Ông Putin khẳng định rằng, Nga không bị kéo vào cuộc chạy đua vũ trang mới nhưng sẽ nâng cấp lục quân và hải quân để lấy lại cân bằng cho lực lượng hạt nhân chiến lược.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Work tái khẳng định vào hôm 12-5 rằng, hệ thống “Aegis trên bộ” mới triển khai không nhằm vào Nga mà để đề phòng Iran, tuy nhiên, ông Putin cho biết, điều này là không thể hợp lí trong hoàn cảnh mối đe dọa từ tên lửa hạt nhân đã không còn nghiêm trọng.
Video đang HOT
Toàn bộ ô phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Đông Âu sẽ hoàn thiện khi một cơ sở phòng không tương tự được thành lập ở Ba Lan vào năm 2018. Ô phòng thủ này sẽ bao phủ một khu vực rộng lớn trải dài từ đảo Greenland đến quần đảo Azores, Bồ Đào Nha.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ kích hoạt lá chắn tên lửa Đông Âu, Nga sợ tấn công phủ đầu
Lá chắn phòng thủ tên lửa châu Âu của Mỹ đã được đưa vào hoạt động hôm 12-5 sau gần một thập niên, bất chấp cảnh báo từ phía Nga rằng phương Tây đang đe dọa nền hòa bình Trung Âu.
Theo Reuters, sau gần một thập niên Washington đề xuất bảo vệ NATO tránh khỏi tên lửa của Iran, các quan chức Mỹ và NATO sẽ tuyên bố kích hoạt lá chắn tại một căn cứ không quân ở Deveselu, Romania. Sau nhiều năm lập kế hoạch, hàng tỉ đô la đầu tư và những nỗ lực trấn an không thành các lo ngại từ phía Nga, kế hoạch cuối cùng cũng được hiện thực hóa.
"Bây giờ chúng ta đã có khả năng bảo vệ NATO ở châu Âu" - ông Robert Bell, một đặc phái viên của NATO, cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho biết. "Iran đang gia tăng khả năng của mình và chúng tôi phải đi trước một bước. Hệ thống này không nhằm chống lại Nga" - ông nói với các phóng viên, thêm vào đó hệ thống sẽ sớm được bàn giao cho chỉ huy NATO.
Mỹ cũng sẽ khởi công xây dựng tại căn cứ thứ hai ở Ba Lan vào 13-5 và sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2018. Điều này sẽ tạo cho NATO một lá chắn đồng bộ vững chắc, ngoài hệ thống radar và tàu chiến sẵn có ở Địa Trung Hải.
Nga khá tức giận trước hành động "thể hiện sức mạnh" của NATO, đặc biệt khi hệ thống lá chắn nằm ở khu vực trước đây Nga có sức ảnh hưởng. Moscow cho biết liên minh do Mỹ dẫn đầu đang cố gắng để bao vây nước Nga. Song song đó, Moscow cũng bày tỏ lo ngại trước tình hình biển Đen, nơi hạm đội hải quân Nga và NATO đang xem xét tăng mật độ tuần tra.
Ngoại trưởng Quốc phòng Mỹ - ông Ash Carter tại đồi Capitol, Washington, Hoa Kỳ, ngày 28-4-2016. Ảnh: REUTERS
Bộ Ngoại giao cho rằng chương trình tên lửa của Iran thật ra không đe dọa đến các quốc gia NATO ở châu Âu. Moscow cho rằng Mỹ đã mắc một sai lầm và trực tiếp vi phạm hiệp ước ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Nga. Việc kích hoạt lá chắn tên lửa xảy ra cùng giai đoạn NATO đang chuẩn bị các hoạt động quân sự mới tại Ba Lan và vùng Baltic. Đáp lại, Nga đang củng cố hai bên sườn phía tây và phía nam của mình với ba sư đoàn mới.
Dù phía Mỹ đã lên tiếng trấn an, điện Kremlin vẫn xem mục đích thực sự của lá chắn tên lửa là để vô hiệu hóa các kho vũ khí hạt nhân của Moscow. Lá chắn này có tầm bắn đủ để Mỹ thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu vào Nga trong trường hợp có chiến tranh.
Các lá chắn dựa trên radar để phát hiện việc phóng tên lửa đạn đạo vào không gian. Sau đó cảm biến theo dõi đo quỹ đạo, đánh chặn các tên lửa và phá hủy nó trong không gian trước khi tên lửa đi vào khí quyển của Trái đất. Các tên lửa đánh chặn có thể được phóng từ tàu chiến hoặc các khu vực dưới mặt đất.
Đại sứ Nga tại Đan Mạch cảnh báo một năm trước đây. Ông cho rằng nếu Đan Mạch tham gia dự án lá chắn bằng cách cài đặt radar trên các tàu hải quân, tàu chiến Đan Mạch sẽ trở thành mục tiêu cho tên lửa hạt nhân của Nga. Đan Mạch đang nâng cấp ít nhất một tàu khu trục nhỏ để lắp đặt một cảm biến tên lửa đạn đạo.
Thổ Nhĩ Kỳ đã lắp đặt một radar của Mỹ và Hà Lan cũng trang bị cho tàu chiến các radar. Mỹ cũng có bốn tàu chiến ở Tây Ban Nha như là một phần của hệ thống phòng thủ, trong khi tất cả quốc gia NATO cũng đang góp phần tài trợ. "Các khu vực phòng thủ tên lửa đạn đạo có thể gây ra mối đe dọa đến sự ổn định và thế mạnh chiến lược của Liên bang Nga" - Đại sứ Nga tại NATO, Alexander Grushko nói với Reuters hồi tháng trước.
Các quan chức Mỹ đã bác bỏ quan điểm của Nga là "chiến lược hoang tưởng" và đổ lỗi cho Moscow phá bỏ các cuộc đàm phán với NATO vào năm 2013. Mục đích cuộc đàm phán là nhằm giải thích các lá chắn hoạt động như thế nào.
Mỹ cho biết Nga đang tìm một hiệp ước hạn chế khả năng và phạm vi của hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo. "Không một chính phủ nào có thể đồng ý với đề xuất đó" - cố vấn Mỹ, ông Bell cho biết. Các quan chức Nga đang lo ngại về công nghệ mà Mỹ cho rằng Nga không có, bao gồm hệ thống đánh chặn phòng thủ tên lửa với tốc độ 10 km/giây (6,2 dặm/giây) có thể phá hủy các tên lửa của Nga.
Hệ thống được sự đồng ý của chính phủ Mỹ vào năm 2007, sau đó bị hủy bỏ và được xây dựng lại bởi quyết định của Tổng thống Barack Obama năm 2009, mục đích của lá chắn tên lửa là để bảo vệ khu vực Bắc Mỹ và châu Âu khỏi cái gọi là quốc gia hiếu chiến như Iran và Bắc Triều Tiên. Đó là một phần của chiến lược của Mỹ bao gồm các tên lửa đánh chặn ở California và Alaska.
Tên lửa đạn đạo, khác với tên lửa hành trình vì nó rời khỏi bầu khí quyển của Trái đất, khoảng cách di chuyển có thể lên đến 3.000 km (1.875 dặm). Mặc dù có thỏa thuận lịch sử giữa các cường quốc trên thế giới và Tehran để hạn chế chương trình hạt nhân của Iran, phương Tây cho rằng Vệ binh Cách mạng Iran sẽ tiếp tục phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo. Nước này đã thực hiện hai cuộc thử nghiệm vào cuối năm ngoái.
"Họ đang tìm kiếm khoảng cách lớn hơn và độ chính xác" - ông Douglas Barrie, một chuyên gia quốc phòng hàng không vũ trụ tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược (IISS), cho biết - "Các tên lửa vẫn có thể chệch hướng hàng trăm mét nhưng điều đó không loại trừ khả năng kích nổ chống lại một thành phố hoặc một sân bay lớn".
PHẠM THANH THẢO
Theo_PLO
Mỹ có cách đánh chặn tên lửa đạn đạo Sarmat Được coi là khắc tinh của Đòn tấn công toàn cầu, vì vậy nhiệm vụ đánh chặn tên lửa Sarmat của Nga không phải là nhiệm vụ dễ dàng với Mỹ. Nga úp mở về sức mạnh Trang Zvezda dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, RS-28 Sarmat là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới nhất của Nga hiện...