Tổng thống Putin và Obama “đá xoáy” nhau vì Ukraine
Tổng thống Mỹ chỉ trích Nga hành xử như “kẻ bắt nạt” ở Ukraine, khiến Nhà lãnh đạo Nga phải đáp trả, cáo buộc Mỹ “đạo đức giả”.
Tổng thống Putin
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên án cái ông này gọi là “chiến lược đen tối” và hành động “bắt nạt” của Nga ở Ukraine. Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin tố cáo Mỹ “gây hấn” và “giờ trò đạo đức giả”. Đây chính là những lời lẽ gay gắt mà hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ tung vào nhau trong cuộc khẩu chiến mới nhất giữa họ. Cuộc khẩu chiến này cũng cho thấy mối quan hệ căng thẳng leo thang giữa hai cường quốc hàng đầu thé giới.
Ngày hôm qua (4/6), Tổng thống Obama đã có cuộc gặp với Tổng thống được bầu của Ukraine – ông Petro Poroshenko ở thủ đô Warsaw của Ba Lan. Trong bài phát biểu kỷ niệm 25 năm nền dân chủ Ba Lan, ông chủ Nhà Trắng đã cam kết Mỹ sẽ ủng hộ nhiều năm cho Ukraine và sau đó chỉ trích Nga, tuyên bố sẽ bảo vệ các nước và vùng lãnh thổ cựu Xô viết ở NATO.
“Làm sao chúng ta có thể cho phép các chiến thuật đen tối của thế kỷ 20 được thực hiện trong thế kỷ mới này”, ông Obama hỏi.
Trong một phát biểu ám chỉ đến việc Nga sáp nhập Crimea vào nước này cũng như các hành động của Nga ở Ukraine, ông Obama cảnh báo, “ngày của các đế chế và khu vực ảnh hưởng đã qua rồi”.
“Các quốc gia lớn hơn không được phép bắt nạt các nước nhỏ hơn hay áp đặt ý chí của họ bằng họng súng hoặc bằng những binh lính đeo mặt nạ chiếm đóng các tòa nhà”, Tổng thống Mỹ cho biết.
Video đang HOT
“Vì thế, chúng tôi sẽ không chấp nhận sự chiếm đóng của Nga ở Crimea hay những sự vi phạm chủ quyền của Ukraine”, ông Obama nhấn mạnh trước khi rời Bỉ đến tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 nhằm tìm kiếm một chính sách phối hợp giữa các nước đối với Moscow.
Trong chuyến thăm đến Ba Lan, Tổng thống Obama cũng đề xuất tạo dựng một quỹ 1 tỉ USD để cung cấp tài chính cho các hoạt động triển khai binh lính, hải quân, không quân của Mỹ trên cơ sở luân phiên ở khắp khu vực Đông Âu. Ông Obama đang thực hiện chuyến công du Đông Âu nhằm thể hiện quyết tâm và năng lực của NATO trong việc đối phó với Nga.
Tổng thống Obama sẽ có cuộc gặp mặt đối mặt với người đồng cấp Nga Putin ở Pháp vào ngày thứ Sáu tới (6/6) ở Pháp. Nhiều nhà lãnh đạo Châu Âu cũng có cuộc gặp với Tổng thống Nga và họ hy vọng theo đuổi các cuộc đối thoại nhằm làm dịu cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tổng thống Putin cho biết, ông không thể hiểu tại sao ông Obama, người trong nhiều tháng qua luôn tìm cách cô lập ông về vấn đề Ukraine, lại không tổ chức một cuộc gặp mặt chính thức với ông trong lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện ở Normandy.
“Đó là sự lựa chọn của ông ấy. còn tôi sẵn sàng đối thoại”, ông Putin phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn hai kênh truyền hình Pháp Europe1 và TF1 được tiến hành ở nhà riêng của ông ở khu nghỉ Sochi bên bờ Biển Đen.
Nhà lãnh đạo Nga cáo buộc Mỹ đạo đức giả trong nỗ lực “hung hăng, gây hấn” nhằm trừng phạt Nga trong vấn đề Ukraine.
“Chúng tôi hầu như không có lực lượng quân sự đóng ở nước ngoài, trong khi hãy nhìn xem, khắp nơi trên thế giới đều có các căn cứ quân sự của Mỹ, binh lính Mỹ ở hàng ngàn km cách biên giới của họ”, ông Putin phát biểu.
Tổng thống Putin đòi Mỹ đưa ra bằng chứng
Cũng trong ngày hôm qua, Tổng thống Putin đã trả lời thẳng thắng một loạt câu hỏi gai góc từ báo chí Pháp về những vấn đề như Ukraine, Crimea và mối quan hệ giữa Nga với Mỹ. Cuộc hỏi đáp này diễn ra ngay trước thềm cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo thế giới tại Pháp để kỷ niệm 70 năm ngày diễn ra cuộc đổ bộ Normandy.
Cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế kể từ cuối năm ngoái. Trong khi chính phủ được dựng lên sau cuộc đảo chính ở Kiev đang tiến hành một cuộc đàn áp quân sự ở miền đông nam đất nước thì Mỹ nói rằng, quân Nga được cho là có liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine và họ có bằng chứng về điều đó.
Đề cập đến cao buộc trên, ông Putin thẳng thừng nói với báo giới Pháp rằng: “Bằng chứng đó là gì? Tại sao họ lại không trưng ra?”.
“Toàn bộ thế giới đều nhớ rằng, Ngoại trưởng Mỹ đã từng trưng ra bằng chứng về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq bằng cách vung vẩy trong tay một cái ống thử nghiệm với bộ giặt ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Cuối cùng, quân Mỹ xâm lược Iraq, Saddam Hussein bị treo cổ và sau đó hóa ra là người ta chẳng phát hiện được bất kỳ loại vũ khí hủy diệt nào ở Iraq. Bạn biết đấy, việc nói có bằng chứng là một chuyện và việc đó là bằng chứng thực sự lại là một điều khác”, ông Putin cho biết.
Ông chủ điện Kremlin cũng nói thêm, “sau cuộc đảo chính chống lại hiến pháp ở Kiev hồi tháng 2, điều đầu tiên mà giới chức cầm quyền mới làm là cố tìm cách tước bỏ quyền sử dụng ngôn ngữ bản ngữ của những người thiểu số. Điều đó đã gây ra sự quan ngại rất lớn đối với người dân ở miền đông Ukraine”.
“Tôi sẽ không gọi họ là thành phần ủng hộ Nga hay Ukraine. Họ đều là người dân và đều có những quyền cụ thể về chính trị, về con người và họ phải có cơ hội để thực thi những quyền đó. Khi cuộc đảo chính xảy ra, một số người chấp nhận chính quyền đó và vui vì điều đó trong khi những người khác, ví dụ như ở miền đông nam Ukraine, lại không chấp nhận”, ông Putin phát biểu.
Theo_VnMedia
"Ma trận thông tin"
Nhà báo điều tra giàu kinh nghiệm người Mỹ Robert Perry có bài viết về "ma trận thông tin", cho rằng báo chí Mỹ nhiều lần xào xáo thông tin để "đánh lận con đen" từ cuộc chiến tranh Iraq đến tình hình Ukraine hiện nay.
Những người biểu tình quá khích ở Ukraine giương biểu ngữ
tôn vinh nhân vật gây tranh cãi Stepan Bandera
Theo nhà báo Robert Perry (nhà báo điều tra nổi tiếng từng phanh phui vụ Iran Contra được xếp là 1 trong 10 vụ tai tiếng chính trị lớn nhất 50 năm qua), nhờ tiếng Anh được sử dụng phổ biến trên thế giới, là ngôn ngữ chính trên Google, Yahoo, Internet... nên báo chí Mỹ luôn có thể tạo ra những luồng tin khiến độc giả thế giới dễ bị cuốn vào "ma trận thông tin". "Ma trận" này có thể thấy từ cuộc chiến tranh Iraq lật đổ chế độ Saddam Hussein năm 2003 đến diễn biến tình hình tại Ukraine hiện nay.
Không chỉ người dân Mỹ mà dư luận khắp thế giới từng bị "quả lừa" do báo chí Mỹ dẫn lời các quan chức chính quyền nước này tuyên truyền rằng chính quyền Saddam Hussein sở hữu nhiều vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chính quyền Mỹ sau đó đã lấy đó làm cái cớ để phát động cuộc chiến tranh lật đổ chính quyền Saddam Hussein, một chính quyền chống đối lợi ích lâu dài của Mỹ tại khu vực Trung Đông chiến lược và giàu có.
Thế nhưng, sau khi chế độ Saddam Hussein bị lật đổ và Mỹ dựng lên một chính thể mới tại Iraq thì tất cả mới ngã ngửa ra rằng "vũ khí hủy diệt hàng loạt" chỉ là một thứ được dựng lên để tạo cớ phát động chiến tranh. Song cái giá phải trả cho cuộc chiến này quá đắt, với Mỹ là gần 4.500 lính Mỹ đã chết và chiến phí hơn 1 nghìn tỷ USD, còn đối với Iraq là đất nước bạo lực và mất ổn định cho tới tận ngày hôm nay.
Đến tình hình Ukraine thì không ít kẻ cực đoan, phát xít giương biểu ngữ tôn vinh Stepan Bandera - một nhân vật người Ukraine theo phát xít Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 và từng gây ra các vụ thảm sát người dân Ba Lan và Do Thái - trong các cuộc biểu tình chống chính quyền Tổng thống Viktor Yanukovych đã được nhiều giới chức Mỹ công khai ủng hộ. Hay những tay súng bắn tỉa hạ sát hàng chục người biểu tình từng bị báo chí Mỹ vu cho là cảnh sát chính quyền Yanukovych lại là các tay súng được phe đối lập thuê để thổi bùng lên ngọn lửa chống đối.
Năm 2013, tờ Bưu điện Washington từng đưa tin rằng Carl Gershman, Chủ tịch Quỹ Quốc gia vì dân chủ (NED), rải 100 triệu USD/năm để bôi trơn ngòi bút và "đánh bóng bàn phím máy tính" của báo chí Mỹ, giúp các "nhà hoạt động dân chủ" nhằm mục đích gây bất ổn nội bộ những chính phủ mà Nhà Trắng thấy gai trong mắt. NED được thành lập năm 1983 và được cho có quan hệ với Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) để thực hiện "các nhiệm vụ bí mật".
Trước nhà báo Robert Perry, nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange khi phát biểu tại một hội nghị thường niên về các vấn đề do thám toàn cầu và tính riêng tư đầu tháng 4 này đã cho rằng cần phải có một cơ sở hạ tầng Internet độc lập cho các nước để duy trì chủ quyền nhằm chống lại sự kiểm soát của Mỹ đối với đa số các phương tiện thông tin, liên lạc hiện nay. Theo ông Assange, tin tức đang ngập tràn về vụ Nga sáp nhập Crimea nhưng thực tế là liên minh tình báo "Năm Mắt" (được thành lập năm 1946 gồm Mỹ, Canada, New Zealand, Australia và Anh) mà chủ yếu là Mỹ, đang "sáp nhập" cả thế giới bằng việc sáp nhập các hệ thống máy tính và công nghệ thông tin, liên lạc để điều hành thế giới hiện đại.
Theo ANTD
Tổng thống Mỹ công du châu Âu Tổng thống Mỹ Barack Obama tối 2/6 đã rời Washington, bắt đầu chuyến công du kéo dài 5 ngày tới 3 quốc gia châu Âu gồm Ba Lan, Bỉ và Pháp. Đây là chuyến thăm châu Âu lần thứ hai của ông chủ Nhà Trắng trong năm 2014. Phó cố vấn an ninh quốc gia phụ trách mảng truyền thông chiến lược của...