Tổng thống Putin thề bảo vệ nước Nga đến trọn đời
Người đứng đầu Điện Kremlin một lần nữa khẳng định lập trường không nhượng bộ phương Tây và thề sẵn sàng dùng cả đời để bảo vệ nước Nga, báo Pravda cho biết.
Tổng thống Putin khẳng định Nga không nhượng bộ bất kỳ vấn đề nào về chủ quyền. REUTERS
Vừa qua Tổng thống Vladimir Putin đã tham dự một cuộc họp của Hội đồng Kinh tế Nga, bàn về các vấn đề tái hội nhập và giảm căng thẳng chính trị.
Phát biểu trước các thành viên trong Hội đồng, ông Aleksey Kudrin, cựu bộ trưởng tài chính và hiện là Chủ tịch Trung tâm Chiến lược Phát triển nhận định kinh tế Nga đang gặp khó khăn và đang trong thế “một đất nước lạc hậu về công nghệ”, theo báo Vedovosti ngày 30.5.
Để giải quyết điều này, Nga cần phải hòa vào chuỗi cung ứng quốc tế để san lấp độ chênh lệch kỹ thuật với các nước khác, và phải giảm căng thẳng địa chính trị, trong đó có thể nhờ tới sự giúp đỡ của phương Tây, theo Pravda.
Đáp lại đề xuất ấy, Tổng thống Putin nhắc tới lịch sử ngàn năm của nước Nga, và chỉ ra rằng đất nước này sẽ không phải đánh đổi chủ quyền của mình ngay cả khi bị tụt hậu trong một số khía cạnh. Ngoài ra, ông Putin tuyên bố sẽ bảo vệ chủ quyền của Nga cho đến khi kết thúc cuộc đời mình.
Video đang HOT
Kinh tế Nga đã gặp khó khăn kể từ năm 2014, thời điểm giá dầu tụt thảm hại và Moscow phải chịu lệnh trừng phạt của các nước phương Tây do sáp nhập Crimea và liên quan tình hình ở miền đông Ukraine. Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng đang trong giai đoạn xem xét liệu có gia hạn lệnh trừng phạt với Nga hay không, vì lệnh này sẽ hết hạn vào cuối tháng 6.2016.
Tổng thống Putin đã dự cuộc họp trên sau chuyến công du Hy Lạp tuần trước. Vào ngày 31.5, dự kiến ông sẽ tham dự một cuộc khác của Hội đồng Kinh tế Eurasia Tối cao tại thủ đô Astana của Kazakhstan, hãng tin TASS dẫn thông báo của Điện Kremlin cho biết.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Ông Putin tự tin 'EU cần Nga'
Tổng thống Nga Putin nói rằng EU sẽ không thể giữ vị thế và chỗ đứng toàn cầu nếu không có sự giúp sức của Nga.
Tổng thống Nga Putin muốn hợp tác với EU. REUTERS
Nga muốn lại gần EU
Trả lời phỏng vấn nhật báo Kathimerini (Hy Lạp) ngày 26.5, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ cần có sự giúp sức của Nga để có chỗ đứng trên phạm vi toàn cầu.
Nhà lãnh đạo Nga khẳng định: "Vị thế xứng đáng của lục địa già (ý chỉ châu Âu) trong thực tiễn thế giới hiện nay chỉ có thể được đảm bảo bằng sự tổng hòa năng lực của tất cả các quốc gia ở châu Âu, trong đó có Nga".
Cũng trong cuộc phỏng vấn với tờ Kathimerini, ông Putin kêu gọi thiết lập liên minh năng lượng giữa Nga và châu Âu, đồng thời hối thúc việc nới lỏng quy định về cấp thị thực cho công dân Nga tới EU.
"Chúng tôi tin rằng không có vấn đề nào trong quan hệ giữa Nga và EU mà chúng ta không thể giải quyết. Để quay về quan hệ đối tác nhiều mặt, chúng ta phải bỏ đi những suy nghĩ sai lầm để một bên đạt được thế thượng phong. Mỗi bên cần nghiêm túc xem xét quan điểm và những mối quan tâm của bên còn lại", Reuters dẫn lời ông Putin.
Những tuyên bố trên được ông Putin đưa ra ngay trước chuyến thăm Hy Lạp của mình. Theo dự kiến, ông sẽ có hai ngày công du ở Hy Lạp, bàn về nhiều vấn đề kinh tế, thương mại. Điện Kremlin cho biết Hy Lạp và Nga cũng sẽ ký kết một số thỏa thuận song phương.
EU chia rẽ chuyện trừng phạt Nga
Ngày càng nhiều nước EU phản đối lệnh trừng phạt kinh tế với NgaAFP
Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 26.5 cho hay EU đang đối diện với các cuộc đàm phán đầy khó khăn liên quan đến việc gia hạn lệnh trừng phạt đối với Nga.
AFP dẫn lời ông Frank-Walter Steinmeier rằng số lượng các quốc gia thành viên EU phản đối việc gia hạn lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga đang ngày càng tăng. Dù không nêu cụ thể các nước EU phản đối việc tiếp tục trừng phạt, song ông Steinmeier cho biết Ý và Hungary là những nước phản đối việc gia hạn trừng phạt, trong khi Ba Lan và các nước Baltic vẫn muốn tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt này.
Ông Frank-Walter Steinmeier thừa nhận việc tìm kiếm một tiếng nói chung về vấn đề này đang khó khăn hơn rất nhiều so với năm 2015. Tuy nhiên, đại diện về chính sách đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini lại cho rằng EU sẽ đạt được sự đồng thuận để tiếp tục trừng phạt Nga, với những cáo buộc liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Vớt vát vô vọng Năm 2014, Nga tiếp nhận Crimea. Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc và Canada ra tay trừng phạt Nga về kinh tế cũng như cô lập về chính trị. Lễ hội kỷ niệm 2 năm ngày Crimea sáp nhập vào Nga. Trên màn hình là Tổng thống Vladimir Putin đang phát biểu chào mừng sự kiện này - Ảnh: Reuters Sau 2 năm, sự...