Tổng thống Putin thảo luận về tình hình ở Đông Nam Ukraine
Trước đó, Tổng thống Nga đã có một cuộc trò chuyện qua điện thoại với lãnh đạo của Ukraine, ông Petro Poroshenko.
Tổng thống Putin chủ trì cuộc họp với Hội đồng an ninh Nga (19/6)
Phát ngôn viên của tổng thống Dmitry Peskov cho biết: Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức một cuộc họp bất thường với các thành viên thường trực của Hội đồng an ninh Nga cuối vào tối thứ Năm (19/6).
Ông cũng cho biết: “Tình hình ở phía Đông Nam của Ukraine sẽ được đưa lên trong chương trình nghị sự của cuộc họp”.
Video đang HOT
Cuộc họp diễn ra với sự tham gia của Thủ tướng Dmitry Medvedev; cố vấn Tổng thống Nga, ông Sergey Ivanov; thư ký Hội đồng An ninh, Nikolai Patrushev và cấp phó của ông, ông Rashid Nurgaliyev; phát ngôn viên của cả hai viện của quốc hội Nga, ông Valentina Matviyenko và Sergei Naryshkin; Bộ trưởng Quốc phòng, Sergey Shoigu; Bộ trưởng Nội vụ, Vladimir Kolokoltsev và Ngoại trưởng Sergey Lavrov; Giám đốc An ninh Liên Bang, Alexander Bortnikov, Giám đốc tình báo nước ngoài, Mikhail Fradkov và thành viên thường trực của Hội đồng Boris Gryzlov.
Tổng thống Putin cũng đã có một cuộc trò chuyện qua điện thoại với người đồng cấp Ukraina, ông Petro Poroshenko vào đêm thứ Năm (19/6). Trong cuộc trò chuyện 2 vị lãnh đạo đã cùng nhau đàm phán về các vấn đề hiện tại trong mối quan hệ Nga-Ukraina. Tổng thống Nga tập trung vào tầm quan trọng của thỏa thuận ngừng bắn tại khu vực xung đột ở Đông Nam Ukraina để tìm ra phương án giải quyết khả thi cho cuộc xung đột kéo dài này.
Trước đó, Tổng thống Nga đã có một cuộc trò chuyện qua điện thoại với các nhà lãnh đạo Pháp và Đức, Francois Hollande và Angela Merkel. Các nhà lãnh đạo của các nước đã thảo luận về hậu quả của cuộc đàm phán thất bại với Kiev về việc giải quyết vấn đề nợ tiền khí đốt của Nga, và an ninh năng lượng của châu Âu.
Các nhà lãnh đạo Nga cũng lên tiếng lo ngại đối với hoạt động quân sự hiện tại của Kiev ở phía Đông Nam Ukraine. Các phương tiện truyền thông điện Kremlin nhấn mạnh: “Các nước hy vọng rằng cam kết của các lãnh đạo Kiev về việc ngăn chặn bạo lực và tổ chức các cuộc đối thoại sẽ được thực hiện ngay lập tức”.
Theo ANTD
Liên Hợp Quốc dọa truy tố Kim Jong-un ra tòa
Việc truy tố Kim Jong-un ra Tòa án Hình sự Quốc tế sẽ cần có sự chấp thuận của Trung Quốc, thành viên có quyền phủ quyết tại LHQ.
Ngày 17/2, một ủy ban của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rằng ông này có thể bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy tố với các tội danh xử tử, tra tấn, hãm hiếp có hệ thống và nạn đói quy mô lớn.
Tuy nhiên, việc truy tố Kim Jong-un với các tội danh này sẽ phải nhận được sự chấp thuận của Trung Quốc, đồng minh thân cận của Triều Tiên, đồng thời là thành viên có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Ủy ban này của Liên Hợp Quốc đã đưa ra bản cáo trạng cáo buộc Triều Tiên giam giữ 120.000 người trong các trại giam và tổ chức bắt cóc nhiều công dân Triều Tiên, Nhật Bản và một số nước khác.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Bản cáo trạng này được đưa ra sau cuộc điều tra do Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc khởi xướng, tuy nhiên Triều Tiên đã từ chối tham gia vào cuộc điều tra và coi đây là một "sản phẩm của việc chính trị hóa nhân quyền của EU và Nhật Bản theo chính sách thù địch của Mỹ".
Một số chuyên gia phân tích cho rằng bản cáo trạng này sẽ phần nào gây sức ép với Trung Quốc để nước này có biện pháp buộc Triều Tiên thay đổi cách hành xử với người dân của mình, tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã tuyên bố phản đối việc đưa vụ này ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế.
Bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng cần phải thiết lập cơ chế đối thoại mang tính xây dựng để giải quyết những bất đồng về nhân quyền dựa trên sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau."
Ông Barry Pavel, Phó Chủ tịch Hội đồng Đại Tây Dương cho rằng lời cảnh báo trên của Liên Hợp Quốc "sẽ không được thực thi" trừ phi cộng đồng quốc tế quyết định đi đến cùng giống như những gì đã xảy ra với cựu Tổng thống Serbia Slobodan Milosevic.
Năm 2010, Trung Quốc cũng đã phản đối việc áp đặt lệnh cấm vận quốc tế chống Triều Tiên sau khi tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị ngư lôi Triều Tiên đánh chìm, và pháo binh Triều Tiên nã đạn vào đảo Yeonpyeong khiến nhiều người Hàn Quốc thiệt mạng.
Theo Khampha