Tổng thống Putin: Thảm họa hạt nhân Chernobyl là bài học cho nhân loại
“Thảm họa hạt nhân Chernobyl đã trở thành bài học quan trọng cho toàn nhân loại. Thảm họa đó cho đến nay vẫn để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường”, Tổng thống Putin nói.
Tổng thống Nga Vldimir Putin nói rằng thảm họa hạt nhân Chernobyl là bài học cho toàn nhân loạiReuters
Ngày 26.4 đánh dấu tròn 30 năm kể từ thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại, xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Pripyat, Ukraine (khi đó thuộc Liên Xô). Đã ba thập kỷ trôi qua nhưng thảm họa Chernobyl vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều người.
TASS dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26.4 bày tỏ: “Thảm họa hạt nhân Chernobyl đã trở thành bài học quan trọng cho toàn nhân loại. Thảm họa đó cho đến nay vẫn để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường”.
Theo nhà lãnh đạo Nga, quy mô của thảm họa này có thể còn lớn hơn rất nhiều nếu không có sự nỗ lực và can đảm của những người lính cứu hỏa, những nhân viên quân sự, chuyên gia thời điểm đó. “Nhiều người trong số họ đã hy sinh tính mạng của mình để cứu nhiều người khác”, ông Putin nói.
Tổng thống Putin cho rằng thế hệ sau phải nhớ ơn những người anh hùng đã hy sinh thân mình, tham gia xử lý hậu quả của thảm họa kinh hoàng năm đó. Thế hệ sau cần tri ân những người đã khuất, đồng thời không quên hỗ trợ gia đình họ và tiến hành nhiều hoạt động xã hội cần thiết hơn nữa.
Hình ảnh tại nơi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986 Reuters
Video đang HOT
Ngày 26.4.1986, trong quá trình thử nghiệm, điện áp tại một lò phản ứng hạt nhân tăng đột ngột khiến tổ máy số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ. Theo nghiên cứu mới đây của Tổ chức Hòa bình Xanh, thảm họa hạt nhân Chernobyl đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường kéo dài đến hàng nghìn năm sau. Nghiên cứu này khẳng định: “Chưa bao giờ lịch sử nhân loại lại chứng kiến số lượng lớn đồng vị phóng xạ phát tán ra môi trường lâu dài như vậy chỉ trong một vụ việc duy nhất”.
Sau 30 năm kể từ thảm họa Chernobyl, Pripyat – thị trấn nằm gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl – vẫn không có người sinh sống. Theo ước tính của các nhà khoa học, thị trấn này sẽ vẫn trong cảnh không người trong ít nhất 3.000 năm bởi mức độ nhiễm xạ quá cao tại đây.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
10 sự thật sốc về thảm họa hạt nhân Chernobyl
Tuy đã xảy ra từ cách đây đã lâu nhưng thảm họa hạt nhân Chernobyl vẫn là nỗi ám ảnh không nguôi đối với nhiều thế hệ.
Cơ quan Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đánh giá thảm họa hạt nhân Chernobyl ở cấp độ 7 theo thang INES. Đây cũng được coi là thảm họa do con người có mức độ nghiêm trọng nhất cho tới nay.
Ước tính, thảm họa Chernobyl đã phát ra lượng phóng xa lớn gấp 100 lần so với hai quả bom nguyên tử được ném xuống hai thành phố ở Nhật Bản.
Khi lò phản ứng phát nổ, một lượng phóng xạ lớn đã phát tán trong không khí và gây ra hiện tượng mưa hạt nhân bay xa tới tận Ireland, cách hiện trường vụ nổ hàng nghìn dặm.
Khắc phục những hậu quả quanh vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã tiêu tốn hàng trăm triệu USD trong suốt nhiều năm qua.
Cuộc sống của hơn 800.000 người tham gia công tác ứng cứu ở nhà máy Chernobyl nhằm kiểm soát tình hình rò rỉ phóng xạ hiện đang ở bờ vực nguy hiểm. Chưa kể những di chứng để lại đối với nhiều thế hệ do bị phơi nhiễm phóng xạ.
97% các chất phóng xạ vẫn nằm ở bên trong một vỏ bọc bê tông bao quanh lò phản ứng bị hỏng.
Sau khi vụ nổ lò phản ứng xảy ra, nhiều người đã mắc các chứng bệnh ung thư. Trong diễn đàn về thảm họa hạt nhân trầm trọng này do Liên Hiệp Quốc chủ trì, các chuyên gia ước tính chừng 9.000 người đã tử vong bởi các căn bệnh ung thư do rò rỉ phóng xạ gây nên. Tuy nhiên, con số thống kê đó vẫn còn nhiều tranh cãi.
Vẫn còn 200 tấn chất phóng xạ vẫn còn nằm bên trong các lò phản ứng ở nhà máy điện Chernobyl này. Điều này là một mối nguy hiểm cho bất cứ ai vào khu vực này.
Phải mất gần 20 năm nhà chức trách mới hoàn tất việc đóng lò phản ứng cuối cùng ở Chernobyl. 14 năm sau vụ nổ, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện. Nó chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của cộng đồng quốc tế.
Các quan chức địa phương cho biết, có thể phải mất 100 năm thì nhà máy điện Chernobyl mới hoàn toàn bị vô hiệu hóa.
Theo_Kiến Thức
Thế giới tiến xa trong nỗ lực cải thiện an ninh hạt nhân Tối 28.3, Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức họp báo trực tuyến với phóng viên trong khu vực trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân lần thứ tư sẽ diễn ra tại thủ đô Washington D.C (Mỹ) từ 31.3 - 1.4. Một ngôi nhà tại làng Zalesye bỏ hoang, gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (Ukraine). Khu vực...