Tổng thống Putin nói BRICS đang vượt G7 về sức mạnh kinh tế
Ngày 29/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nhóm các nền kinh tế mới nổi ( BRICS) đang vượt G7 về tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tính theo sức mua tương đương (PPP).
Tổng thống Nga Vladimir Putin trình bày Thông điệp liên bang trước Quốc hội ở Moskva ngày 29/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Đài RT (Nga) dẫn ước tính của Tổng thống Putin cho biết tỷ trọng của BRICS trong nền kinh tế toàn cầu, dựa trên sức mua tương đương, sẽ tăng lên 36,6% vào năm 2028, trong khi tỷ trọng của G7 sẽ giảm xuống 27,8%.
“So với 10 năm trước, tình hình đã khác”, ông Putin nhấn mạnh và cho biết rằng vào năm 2022, các nước BRICS đã vượt G7 về GDP tính theo PPP (31,5% so với 30,3%). Trong khi vào năm 1992, tỷ trọng của BRICS trong GDP toàn cầu chỉ ở khoảng 16,5%.
PPP là thước đo phổ biến với nhiều nhà kinh tế để so sánh năng suất kinh tế và mức sống giữa các quốc gia bằng cách điều chỉnh sự khác biệt về chi phí hàng hóa và dịch vụ.
Nhóm BRICS gồm các nền kinh tế mới nổi – trước đây bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – đã trải qua quá trình mở rộng lớn sau khi Iran, Ethiopia, Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất gia nhập khối vào tháng 1 năm nay. Saudi Arabia cũng đã được mời gia nhập khối và chuẩn bị trở thành thành viên của BRICS. Nhiều quốc gia khác cũng đang bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của BRICS, trong khi một số nước đã chính thức nộp đơn xin gia nhập khối.
Theo dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ trọng của G7 (bao gồm Canada, Pháp, Nhật Bản, Italy, Mỹ, Anh và EU) trong GDP toàn cầu tính theo PPP đã giảm liên tục trong nhiều năm qua – từ 50,42% trong năm 1982 xuống 30,39% vào năm 2022. Thậm chí, IMF dự đoán con số này sẽ giảm xuống còn 29,44% trong năm nay.
Thông tin trên được Tổng thống Nga đưa ra trong Thông điệp liên bang trước Quốc hội tại trung tâm triển lãm Gostiny Dvor ở trung tâm thủ đô Moskva.
Video đang HOT
Người đứng đầu Điện Kremlin cũng tuyên bố rằng Nga có kế hoạch tạo ra một khuôn khổ tài chính toàn cầu mới được xây dựng dựa trên công nghệ tiên tiến, tập trung vào việc thoát khỏi ảnh hưởng chính trị.
Thông điệp liên bang là một trong những bài phát biểu quan trọng hằng năm của Tổng thống Nga, được quy định theo Hiến pháp. Trong đó, Tổng thống Nga sẽ cung cấp thông tin về tình hình đất nước, sự phát triển trong năm qua, cũng như những lĩnh vực sẽ trở thành ưu tiên trong chính sách đối nội và đối ngoại trong tương lai.
Tham dự sự kiện này có khoảng 1.000 người, gồm các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ, các thành viên chính phủ, đại diện Văn phòng Tổng thống Nga, các Chánh án Tòa án Hiến pháp và Tòa án Tối cao, thành viên Hội đồng Nhà nước, các Viện xã hội, các thống đốc và người đứng đầu các cơ quan lập pháp địa phương, đại diện các tôn giáo lớn, các nhà ngoại giao.
Đây là bức thông điệp thứ 29 của các Tổng thống Nga và là thông điệp thứ 19 của Tổng thống Putin.
Thông điệp liên bang dài nhất của Tổng thống Putin kéo dài 1 giờ 55 phút vào năm 2018 với tổng cộng 11.428 từ. Các thông điệp ngắn nhất – 48 phút – được đọc các năm 2004 và 2005. Tính trung bình, các thông điệp kéo dài 1 giờ 10 phút và bao gồm hơn 7.000 từ.
Thực trạng và triển vọng kinh tế Nga năm 2024
Nền kinh tế Nga đã thách thức mọi dự báo của các chuyên gia phương Tây khi không những không sụp đổ mà còn trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất ở châu Âu vào cuối năm 2023.
Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng tăng trưởng kinh tế của Nga đang "quá nóng".
Việc đặt nền kinh tế trong tình trạng chiến tranh đã khiến sản xuất công nghiệp của Nga tăng vọt. Ảnh: RIA Novosti
Nền kinh tế Nga đã thách thức mọi dự báo của các chuyên gia phương Tây khi không những không sụp đổ mà còn trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất ở châu Âu vào cuối năm 2023. Nền kinh tế năm 2023 đã vượt mức năm 2021, với GDP tăng đáng kể. Theo số liệu chính thức, chỉ riêng trong tháng 10/2023, GDP của Nga đã đạt mức tăng trưởng 5%, sau mức tăng trưởng 5,6% trong tháng 9.
Đánh giá độc lập từ Bloomberg Economics phản ánh những số liệu này. Phân tích của họ cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế chung trong cả năm của Nga là 3-3,5%, cao hơn dự báo chính thức 2,2% cho năm 2023.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng năm 2023 được thúc đẩy nhờ chi tiêu nhà nước kỷ lục 32 nghìn tỷ rúp (346 tỷ USD), phần lớn trong số đó dành cho quốc phòng. Sản lượng công nghiệp tăng 3,6%; sản xuất tăng trưởng ở mức 7,5% và sản xuất liên quan đến quân sự tăng trưởng ở mức hai con số. Năm 2024, chi tiêu dự báo sẽ tiếp tục tăng, dự kiến là 36,5 nghìn tỷ rúp (395 tỷ USD), hơn một phần ba trong số đó sẽ dành cho lĩnh vực quốc phòng và các khoản thanh toán thời chiến khác nhau.
Việc đặt nền kinh tế trong tình trạng chiến tranh đã khiến sản xuất công nghiệp và chỉ số PMI (chỉ số kinh tế được sử dụng để đo lường hoạt động trong ngành sản xuất và dịch vụ) tăng vọt. Lĩnh vực sản xuất, được đánh dấu bằng mức tăng trưởng mạnh mẽ 9,5% trong tháng 10 năm ngoái, tiếp tục được thúc đẩy bởi "hoạt động quân sự đặc biệt", góp phần mở rộng các ngành công nghiệp như kỹ thuật, hóa học và luyện kim.
Hoạt động đầu tư trong quý 3/2023 cũng tăng vượt kỳ vọng, do xung đột thúc đẩy, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 13,3%. Tỷ lệ thất nghiệp của Nga thấp nhất mọi thời đại, ở mức 2,9% và tỷ lệ người Nga sống dưới mức nghèo khổ giảm xuống còn 9,8%.
Ngoài ra, tình hình bên ngoài nhanh chóng được cải thiện khi Điện Kremlin triển khai các biện pháp để tránh tác động từ các lệnh trừng phạt từ phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine, đặc biệt lệnh trừng phạt dầu mỏ và công nghệ gần như đã thất bại. Các biện pháp trừng phạt giới hạn giá dầu được áp dụng vào khoảng đầu năm 2023 cũng đã thất bại, khi tờ Financial Times của Anh đưa tin rằng "không một thùng dầu nào của Nga được bán ở mức dưới mức trần 60 USD".
Và trên mặt trận chính trị và ngoại giao, Điện Kremlin đã đạt được tiến bộ tốt trong việc xây dựng sự ủng hộ trong thế giới không liên kết, như đã được thể hiện trong hội nghị thượng đỉnh G20 và BRICS vào tháng 8/2023.
Cuộc xung đột với Ukraine đang ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga. Ảnh: RIA Novosti
Quá nóng
Tuy nhiên, nền kinh tế Nga vẫn có vấn đề. Tiềm năng tăng trưởng của Nga đã giảm từ 1-2% trước xung đột xuống còn khoảng 0,3-0,5% hiện nay và nguy cơ sẽ trì trệ trong dài hạn. Với GDP năm 2023 tăng trưởng vượt dự báo 2,2%, rõ ràng nền kinh tế Nga đang "quá nóng", điều này khiến Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) Elvia Nabiullina lo lắng.
Sức nóng này thể hiện ở tình trạng lạm phát tăng mạnh, đây là vấn đề kinh tế chính mà Nga phải đối mặt. CBR đã tăng lãi suất một cách mạnh mẽ và sẽ bắt đầu có hiệu lực vào năm 2024. Kênh Telegram "Cold Calculation" dự đoán rằng tăng trưởng GDP của Nga sẽ giảm tốc xuống 0,7% vào năm 2024 do các vấn đề cơ cấu như lạm phát gia tăng và thị trường lao động thắt chặt bắt đầu xuất hiện.
Trong khi các ngân hàng trung ương ở phương Tây đang chuẩn bị bắt đầu cắt giảm lãi suất do lạm phát giảm trong toàn khu vực, thì Nga đã tăng lãi suất cơ bản lần thứ tư trong năm 2023 lên 16% vào ngày 14/12.
Trong cuộc họp báo về việc tăng lãi suất, bà Nabiullina đã tỏ ra bi quan khi ví nền kinh tế Nga như một chiếc ô tô chạy quá nhanh và cảnh báo: "Nó có thể tiến về phía trước, thậm chí có thể nhanh, nhưng không được lâu".
CBR dự báo lạm phát năm 2023 ở Nga sẽ dao động quanh mức 7,5%, nhưng trong bốn tháng cuối năm 2023, lạm phát cơ bản đã tăng hơn 10% tính theo năm, trong đó bà Nabiullina lấy lĩnh vực dịch vụ làm ví dụ, khi lạm phát tăng vọt 14% trong ba tháng tính đến tháng 12.
Alexandra Prokopenko, học giả không thường trú tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Nga, thành viên tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức và nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Âu và Quốc tế, nhận định với tờ Các vấn đề Đối ngoại Mỹ (foreignaffairs.com) ngày 27/1 rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ dẫn đến sự suy thoái của nền kinh tế Nga: "Những chỉ số tích cực năm 2023 không phải là dấu hiệu cho thấy sức khỏe kinh tế mà là triệu chứng của một nền kinh tế quá nóng".
Về mặt kinh tế, Nga đang phải đối mặt với ba thách thức: Thứ nhất, chi ngân sách cho cuộc xung đột ở Ukraine; Thứ hai, duy trì mức sống của công dân Nga; và thứ ba, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Theo bà Prokopenko, việc đạt được mục tiêu thứ nhất và thứ hai sẽ đòi hỏi chi tiêu cao hơn, điều này sẽ thúc đẩy lạm phát và do đó cản trở việc đạt được mục tiêu thứ ba.
Tuy nhiên, Nga có đủ tiền dự trữ để duy trì trong ba năm hoặc hơn và tính toán của Tổng thống Putin là nước này có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến với Ukraine trước đó, khi nền kinh tế có thể được sửa chữa và những vấn đề do chi tiêu quân sự gây ra sẽ chấm dứt.
Như vậy, nếu chiến tranh kết thúc trong vòng hai năm tới thì Nga có đủ điều kiện để phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, về lâu dài, các biện pháp trừng phạt vẫn được áp dụng trong tương lai gần sẽ khiến kinh tế Nga rơi vào tình trạng trì trệ.
Tổng thống Nga công bố Thông điệp Liên bang Với cuộc bầu cử sắp diễn ra, Tổng thống Vladimir Putin đưa ra một số định hướng đối nội và đối ngoại của Nga trong những năm tới. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RIA Novosti Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu bài phát biểu trong Thông điệp Liên ban thường niên trước quốc hội và toàn quốc vào ngày 29/2 (12...