Tổng thống Putin “lạnh lùng” trong mắt các đời tổng thống Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng bị xem là “lạnh lùng và khó đoán” trong cuộc gặp với các tổng thống Mỹ suốt nhiều năm qua.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp với các Tổng thống Mỹ Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama, Donald Trump (Ảnh: AFP).
Trước khi gặp Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden trong ngày hôm nay 16/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng có cuộc gặp với 4 đời chủ nhân Nhà Trắng.
Bill Clinton
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cho biết, sau khi chúc mừng ông Vladimir Putin trở thành Tổng thống Nga vào năm 1999, chủ nhân Nhà Trắng đã nghĩ rằng ông Putin “đủ bản lĩnh để đoàn kết cả đất nước Nga”.
Ông Clinton, người có mối quan hệ nồng ấm với người tiền nhiệm của ông Putin là Boris Yeltsin, nhận thấy ông Putin là “người lạnh lùng”.
Tuy nhiên, cựu Tổng thống Mỹ đã viết trong hồi ký rằng: “Yeltsin đã lựa chọn được một người kế nhiệm có kỹ năng và năng lực… để quản lý tốt hơn đời sống chính trị và kinh tế vốn đầy biến động của Nga”.
George W. Bush
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush từng gọi Tổng thống Putin là “người lạnh lùng” trước khi ông đắc cử. Nhưng chính ông Bush lại bị nhà lãnh đạo Nga cuốn hút trong cuộc gặp đầu tiên của họ ở Slovenia vào năm 2001. Cựu Tổng thống Mỹ còn nói rằng ông đã nhìn thẳng vào mắt Tổng thống Putin để “cảm nhận được tâm hồn ông ấy”.
“Ông ấy là một người hết lòng đất nước của mình”, ông Bush nhận xét về Tổng thống Putin.
Cựu Tổng thống Bush, một người rất sùng đạo, được cho là đã cảm động khi nghe một câu chuyện mà ông Putin kể lại, rằng cây thánh giá mà mẹ ông từng trao cho ông là thứ duy nhất còn sót lại sau khi đám cháy xảy ra tại căn nhà của gia đình ông.
Tuy nhiên, Phó Tổng thống Dick Cheney, cấp phó của ông Bush, lại không cảm động khi gặp ông Putin. “Tôi chỉ nghĩ đến KGB, KGB, KGB”, ông Cheney nói, ngụ ý cơ quan mật vụ Liên Xô nơi Tổng thống Putin từng làm việc.
Video đang HOT
Tuy nhiên mối quan hệ của hai bên trở nên xấu đi khi ông Bush nói với Thủ tướng Đan Mạch vào năm 2006 rằng, ông Putin “không nắm được thông tin đầy đủ”.
“Giống như kiểu tranh cãi với một học sinh lớp 8, với những thông tin sai”, ông Bush nói về người đồng cấp Nga.
Tổng thống Putin nói rằng ông không cần nghe những lời rao giảng về dân chủ. “Chúng tôi không muốn có một nền dân chủ như ở Iraq”, ông Putin nói với các phóng viên trong cuộc họp báo chung với nhà lãnh đạo Mỹ.
Ông Bush cũng từng nói với cựu Thủ tướng Anh Tony Blair rằng ông gần như mất bình tĩnh trong cuộc gặp với ông Putin.
“Có thời điểm người phiên dịch khiến tôi phát điên đến mức tôi suýt trèo qua bàn và đánh ông ấy. Ông ấy nói giọng mỉa mai và đưa ra những lời buộc tội nhằm vào Mỹ”, ông Bush nhớ lại cuộc gặp với ông Putin.
Khi xung đột Nga – Georgia nổ ra vào năm 2008, ông Bush từng đối diện trực tiếp với ông Putin tại Thế vận hội Bắc Kinh. Trong hồi ký của mình, cựu Tổng thống Mỹ cho biết ông đã nói với ông Putin về việc ông từng cảnh báo nhà lãnh đạo Nga rằng, Tổng thống Georgia là người “máu nóng”.
“Tôi cũng là người máu nóng”, ông Putin đáp lại. – “Không, Vladimir”, ông Bush nói. “Ông máu lạnh”.
Barack Obama
Mối quan hệ giữa Mỹ và Nga trở nên tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh dưới thời Barack Obama – Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ.
Ông Obama không ngại che giấu sự hoài nghi của mình đối với nhà lãnh đạo Nga. Tuy vậy, ông Obama đã nói với các phóng viên vào năm 2013 rằng, ông “không có mối quan hệ cá nhân tồi tệ với ông Putin”.
“Khi chúng tôi trò chuyện, cuộc trò chuyện đó diễn ra thực chất và mang tính xây dựng. Tôi biết báo chí thích tập trung vào ngôn ngữ cơ thể, và ông ấy có kiểu đi lừ lừ, trông giống như một đứa trẻ buồn chán ngồi ở cuối lớp học”, ông Obama chia sẻ.
Robert M. Gates, Bộ trưởng Quốc phòng của cả ông Bush và ông Obama, đã viết trong hồi ký của mình rằng, khi ông nhìn vào mắt Tổng thống Putin lần đầu tiên vào năm 2007, đúng như lường trước, ông đã nhìn thấy một người “máu lạnh”.
Donald Trump
Cựu Tổng thống Donald Trump đã công khai cho thấy sự ngưỡng mộ của ông dành cho Tổng thống Putin đến mức nhiều người ở Washington tự hỏi, liệu ông chủ Nhà Trắng có bị tác động bởi các cơ quan gián điệp của Điện Kremlin nơi ông Putin từng lãnh đạo hay không.
“Tôi thích Putin, ông ấy cũng thích tôi”, ông Trump tuyên bố vào năm ngoái.
Ông Trump nói rằng khi đối diện với các nhà lãnh đạo “càng cứng rắn”, ông “càng thấy hòa hợp” với họ hơn.
Ông Trump đã gọi cuộc gặp lần đầu với ông Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức hồi năm 2017 là cuộc gặp gỡ “phi thường”.
Sau hội nghị thượng đỉnh năm 2018, Tổng thống Trump nói rằng ông có xu hướng tin tưởng ông Putin hơn là Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) về nghi vấn Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 tại Mỹ.
“Tổng thống Putin nói rằng đó không phải là Nga. Tôi cũng không hiểu lý do Nga phải làm như vậy”, ông Trump nói thêm.
Trong một tuyên bố gần đây, ông Trump cũng nhắc lại mối quan hệ thân thiết với ông Putin và nói rằng ông đã có cuộc gặp tuyệt vời với Tổng thống Nga tại Helsinki, Phần Lan.
Cựu Tổng thống Trump còn chúc người kế nhiệm Joe Biden may mắn khi gặp ông Putin. “Chúc ông Biden may mắn khi xử trí với Tổng thống Putin, đừng ngủ gục trong cuộc họp và gửi giùm tôi sự trân trọng nồng ấm nhất đến với ông ấy”, ông Trump nói.
Joe Biden
Tổng thống Joe Biden vẫn tiếp tục duy trì lập trường cứng rắn với Tổng thống Putin như ông Obama trước đây.
Ngay sau khi đặt chân tới Nhà Trắng, ông Biden cảnh báo rằng “những ngày nước Mỹ làm ngơ” trước những hành vi của Nga đã qua. Tuyên bố được đưa ra bất chấp việc ông Putin đã gửi thư chúc mừng ông Biden đắc cử tổng thống Mỹ.
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 3, Tổng thống Biden từng có những phát ngôn “nặng lời” với người đồng cấp Nga khiến quan hệ song phương “dậy sóng”.
Tổng thống Biden ủng hộ quan điểm của giới tình báo Mỹ cho rằng, chính ông Putin đã chỉ đạo can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ và Moscow đứng sau nghi án đầu độc thủ lĩnh đối lập Alexei Navalny. Ông Biden cũng cảnh báo ông Putin sẽ phải “trả giá” vì điều này.
Cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Putin diễn ra hôm nay 16/6 tại một biệt thự cổ ở Geneva, Thụy Sĩ. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ kể từ khi ông Biden nhậm chức vào tháng 1.
Giới chức Mỹ nhận định cuộc họp thượng đỉnh lần này là bước khởi đầu để xác định liệu quan hệ song phương giữa hai nước có thể cải thiện hơn không.
Tổng thống Biden cho biết ông đồng tình với đánh giá của Tổng thống Putin rằng, quan hệ Nga – Mỹ hiện ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng vẫn nhấn mạnh rằng, hai bên vẫn có thể tìm kiếm được tiếng nói chung ở nhiều lĩnh vực khác nhau và cuộc họp thượng đỉnh ở Geneva là một trong những cơ hội như vậy.
Ông Putin nói gì về khả năng tái tranh cử Tổng thống Nga năm 2024?
Tổng thống Putin ý thức rõ việc nhiệm kỳ tổng thống của mình sẽ kết thúc và sẽ tiếp tục tìm kiếm người kế vị.
Ngày 22/10, trong khuôn khổ cuộc họp thường niên của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã trả lời câu hỏi về khả năng tái tranh cử Tổng thống sau năm 2024. Ông Putin nhắc lại rằng, quyết định tiếp tục tại vị sau năm 2024 là nhằm "chống lại những âm mưu" nhằm vào nước Nga và sẽ tiếp tục tìm kiếm người kế vị.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết, ông ý thức rõ việc nhiệm kỳ tổng thống của mình sẽ kết thúc. " Tới một lúc nào đó, điều này, tất nhiên, sẽ phải kết thúc", ông Putin bình luận.
" Điều gì sẽ xảy ra vào năm 2024, hoặc thậm chí sau đó, có lẽ chúng ta nên chờ xem khi thời điểm đến. Bây giờ chúng ta cần làm việc chăm chỉ trong từng lĩnh vực của riêng của mình", ông Putin nói thêm.
Tổng thống Putin phát biểu tại Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai. (Ảnh: Ria Novosti)
Nhà lãnh đạo Nga đồng thời lưu ý về những sửa đổi trong Hiến pháp Nga mới đây không nhằm cho phép tổng thống đương nhiệm quyền được bầu vào năm 2024, mà nhằm phát triển đất nước và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
" Những sửa đổi chủ yếu nhằm củng cố chủ quyền của Liên bang Nga, vạch ra triển vọng phát triển của chúng ta, tạo cơ sở hiến định cơ bản cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội và củng cố chủ quyền của đất nước. Và tôi hy vọng rằng tất cả những điều này sẽ hiệu quả", Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Tổng thống Putin lần đầu tiên ngồi vào chiếc ghế quyền lực tại điện Kremlin năm 2000 và tiếp tục tái đắc cử 4 năm sau đó. Ông Putin không tranh cử vào năm 2008. Tới năm 2012, ông trở lại và giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử với 63,6% số phiếu ủng hộ.
Tháng 3/2018 ông Putin giành chiến thắng áp đảo và tái đắc cử Tổng thống Nga. Ngày 7/5, ông tuyên thệ nhậm chức tại Điện Kremlin, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ thứ 4 trên cương vị Tổng thống Nga.
Trong một bài phát biểu hồi tháng 3, Tổng thống Putin cho biết ông ủng hộ việc giới hạn nhiệm kỳ mà một người có thể nắm giữ trên cương vị lãnh đạo cao nhất của nước Nga, để đảm bảo sự luân phiên trong bộ máy. Tuy nhiên, nếu Tòa án Hiến pháp kết luận việc sửa đổi như vậy sẽ không mâu thuẫn với các nguyên tắc của Luật cơ bản, thì ông sẽ ủng hộ phán quyết đó.
Người đứng đầu nước Nga lấy Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt, người 4 đời làm Tổng thống Mỹ vì biến động của nước này thời điểm đó làm ví dụ, cho thấy đôi khi giới hạn nhiệm kỳ là điều không cần thiết.
Tổng thống V.Putin bác cáo buộc Nga tấn công mạng nhằm vào Mỹ Tổng thống Nga Vladimiur Putin đã bác bỏ những cáo buộc "lố bịch" rằng Nga đã đứng sau các cuộc tấn công mạng nhằm vào Mỹ. Phản bác này được ông Putin đưa ra khi trả lời phỏng vấn của đài NBC News ngày 14/6 trước thềm cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Geneva (Thụy Sĩ). Tổng thống...