Tổng thống Putin ký sắc lệnh ân xá ‘trùm dầu mỏ Nga’
Ngày 20.12, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh ân xá, trả tự do cho ông Mikhail Khodorkovsky, cựu chủ tịch Tập đoàn dầu khí Yukos.
Ông Mikhail Khodorkovsky tại một tòa án ở thủ đô Moscow (Nga) hồi năm 2010 – Ảnh: AFP
“Theo các nguyên tắc nhân đạo, tôi ra sắc lệnh ân xá và trả tự do cho Mikhail Khodorkovsky. Sắc lệnh này có hiệu lực vào ngày ký”, AFP dẫn sắc lệnh do ông Putin ký ngày 20.12.
Trước đó, trong buổi họp báo kéo dài bốn giờ liền với sự tham dự của 1.300 phóng viên Nga và quốc tế, hôm 19.12, Tổng thống Putin đã nói ông sẽ ân xá, trả tự cho ông Khodorkovsky.
AFP ngày 20.12 cho rằng hiện vẫn chưa rõ ông Khodorkovsky sẽ được trả tự do khi nào.
Hãng tin Interfax Nga ngày 20.12 thì xác nhận thông tin ông Khodorkovsky đã được trả tự do và ra khỏi tù vào cùng ngày, ngay sau khi ông Putin ký sắc lệnh ân xá.
Video đang HOT
Theo AFP, ông Khodorkovsky bị giam tại nhà tù ở thị trấn Segezha, vùng Karelia, phía tây bắc nước Nga kể từ năm 2003.
Ông Khodorkovsky (50 tuổi), từng là tỉ phú giàu nhất nước Nga, bị bắt vào năm 2003 ở Siberia, theo Đài Tiếng nói nước Nga.
Vào tháng 5.2005, ông Khodorkovsky bị kết án chín năm tù về tội gian lận và trốn thuế, nhưng sau đó được giảm xuống tám năm.
Nhiều người cho rằng những cáo buộc trên xuất phát từ động cơ chính trị và cựu tỉ phú ra tòa chủ yếu vì cung cấp tài chính cho phe đối lập.
Trong vụ xét xử thứ hai hồi tháng 12.2010, ông Khodorkovsky bị kết án 14 năm tù giam vì hành vi trộm cắp dầu thô và hợp pháp hóa số tiền thu được.
Sáu tháng sau, Tòa án Moscow giảm mức án còn 13 năm. Thời hạn thụ án được tính từ năm 2003, kể từ ngày bắt đầu thụ án của phiên xét xử đầu tiên.
Theo AFP, các công tố Nga hồi đầu tháng 12.2013 còn đe dọa sẽ tiến hành phiên xét xử thứ ba đối ông Khodorkovsky về các tội danh rửa tiền.
Theo TNO
"Ngã giá" với Snowden
Không khỏi bất ngờ khi lãnh đạo Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) lại muốn ân xá cho Edward Snowden, cựu điệp viên đã gây ra cho cơ quan này và chính quyền Mỹ những thiệt hại nặng nề.
Người biểu tình phản đối chương trình do thám của NSA trước Quốc hội Mỹ mang theo chân dung Snowden với dòng chữ "Cảm ơn Edward"
Một số lãnh đạo Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) ngày 14-12 đã đề nghị ân xá Edward Snowden, cựu điệp viên của cơ quan này. Càng bất ngờ hơn khi trong số những lãnh đạo NSA muốn ân xá cho Snowden có người đứng đầu Ủy ban NSA về điều tra hành vi của cựu điệp viên hiện đang sinh sống tại Nga theo quy chế tị nạn tạm thời.
Đề nghị của lãnh đạo NSA khiến dư luận ngỡ ngàng bởi cựu điệp viên Snowden đang được xem là "kẻ phản bội" gây ra cho cơ quan an ninh này cũng như nước Mỹ những tổn thất vô cùng nghiêm trọng. Những tài liệu mật, tuyệt mật mà Snowden tiết lộ với báo chí quốc tế không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho chương trình do thám của NSA mà còn làm dấy lên làn sóng chỉ trích chính quyền Mỹ ở cả trong nước và trên thế giới.
"Quả bom nghe lén" phát nổ hồi tháng 6 năm nay khi cựu nhân viên NSA Snowden, 30 tuổi, tiết lộ các tài liệu mật gây chấn động của cơ quan này với báo chí. Theo đó, cơ quan này đã truy cập trực tiếp vào hệ thống máy chủ của các công ty mạng hàng đầu thế giới để nghe lén, do thám từ các hòm thư điện tử cá nhân và các tài khoản tin nhắn của hàng trăm triệu công dân trên toàn thế giới, trong số đó có nhiều người Mỹ.
Không chỉ theo dõi, nghe lén công dân Mỹ, NSA nhiều năm qua đã giám sát và nghe lén 35 nhà lãnh đạo của các nước trên thế giới, kể cả các nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Âu. Vụ bê bối nghe lén lên tới đỉnh điểm khi các thông tin tiết lộ sau đó nói rằng Mỹ nghe lén cả điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Đánh giá về tổn thất trong vụ Snowden, Giám đốc NSA Keith Alexander cho biết cựu nhân viên Snowden đến nay đã tiết lộ tới 200.000 tài liệu mật của Mỹ cho giới truyền thông. Theo người đứng đầu NSA, sự việc này gây tổn hại nghiêm trọng đối với NSA và nước Mỹ.
Khi Snowden trốn ra nước ngoài và tiết lộ thông tin mật, tuyệt mật của NSA, nước Mỹ đã có những phản ứng khác nhau. Trong khi nhiều người dân Mỹ ca ngợi Snowden và cho rằng điều này đã giúp phơi bày việc làm xâm phạm quyền tự do cá nhân của NSA, chính quyền Mỹ lại coi cựu điệp viên này là "kẻ phản bội" và tìm mọi cách, kể cả gây sức ép mạnh với các nước để bắt Snowden về nước chịu sự trừng phạt.
Từng gây đe dọa "xét lại quan hệ với Nga" khi nước này cấp quy chế tị nạn tạm thời cho Snowden, buộc máy bay của Tổng thống Bolivia Evo Morales phải chuyển hướng và hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay khác vì nghi chở Snowden... vậy mà nay lãnh đạo NSA lại muốn "ân xá" cho "kẻ phản bội". Giải thích vì đề xuất bất ngờ này, ông Rick Leggett - một lãnh đạo NSA và là người phụ trách xử lý vụ Snowden tại NSA cho rằng rất "đáng xem xét" việc ân xá cho Snowden vì như vậy sẽ "có sự bảo đảm rằng phần còn lại của dữ liệu mất cắp sẽ không tiếp tục bị rò rỉ".
Như vậy, tiếng là ân xá song thực ra là NSA muốn mặc cả với Snowden, đánh đổi an toàn, tự do lấy sự im lặng. Khi NSA "đánh tiếng" ân xá cho Snowden, thì cựu điệp viên này mới tiết lộ một phần nhỏ trong tổng số 1,5 triệu tài liệu mật chưa rò rỉ.
Theo ANTD
Quan chức NSA muốn 'ân xá' cho Edward Snowden Một quan chức cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) ngày 13.12 đề xuất một thỏa thuận "ân xá" nếu cựu nhân viên NSA Edward Snowden, đang bị truy nã và tị nạn ở Nga, đồng ý ngừng tiết lộ tài liệu mật của NSA cho báo giới. Edward Snowden - Ảnh: Reuters Nội dung trên do ông Rick Ledgett, một quan...