Tổng thống Putin hé lộ khả năng chia đảo với Nhật
Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Abe, Tổng thống Putin hé lộ khả năng chia sẻ các đảo đang tranh chấp với Nhật để giải quyết các vấn đề về lãnh thổ giữa hai nước.
Tổng thống Nga Putin (phải) hội đàm với Thủ tướng Nhật Abe.
Japan Times dẫn nguồn tin từ phái đoàn Nhật Bản cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ngỏ ý như trên với Thủ tướng Shinzo Abe trong cuộc hội đàm đầu tuần này giữa 2 nhà lãnh đạo tại Moscow.
Tuy nhiên, ông Putin không đề cập trực tiếp đến tranh chấp chủ quyền giữa 2 nước liên quan đến 4 đảo mà Nga gọi là “quần đảo Kuril”, còn người Nhật gọi là “Các vùng lãnh thổ phía bắc”. Hiện Nga đang giữ quyền kiểm soát 4 đảo nói trên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, bất chấp phía Nhật mạnh mẽ đưa ra tuyên bố chủ quyền.
Video đang HOT
Tổng thống Putin được cho là rất muốn giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Nhật để từ đó, 2 nước có thể ký hiệp ước hòa bình đã bị trì hoãn kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Theo các nguồn tin, Tổng thống Putin đã lưu ý Thủ tướng Abe rằng Moscow đã giải quyết các vấn đề tranh chấp biên giới với Trung Quốc hồi năm 2008 bằng cách chia các đảo mà 2 bên đều tuyên bố chủ quyền trên sông Amur. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga còn nhấn mạnh Moscow cũng áp dụng cách tiếp cận tương tự để giải quyết tranh chấp lãnh hải với Na Uy.
Từ lâu, Tokyo và Moscow vẫn tranh chấp chủ quyền đối với các đảo Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai. Theo hé lộ của Tổng thống Putin, việc chia đều quần đảo Kuril/Các vùng lãnh thổ phía bắc đồng nghĩa với việc lập một ranh giới xuyên qua đảo Etorofu. Trong đó, có khả năng 4/5 lãnh thổ đảo Etorofu thuộc nửa phía Bắc và phần còn lại của đảo này cùng với đảo Kunashiri, Shikotan vàHabomai sẽ thuộc về nửa phía Nam.
Trong một tuyên bố chung sau cuộc hội đàm, 2 nhà lãnh đạo Nga-Nhật cam kết sẽ hối thúc ngành ngoại giao mỗi nước “đẩy nhanh tiến độ đàm phán để tìm ra giải pháp mà 2 bên đều có thể chấp nhận được về hiệp ước hòa bình”.
Theo 24h
Thế hùng cường Nga - Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương
Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, cả Mỹ và Nga đều nỗ lực khẳng định vị thế của mình trong khu vực.
Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Nga đang diễn ra với nhiều vấn đề quan trọng, nhiều biên bản ghi nhớ đã được ký kết.
Theo giới quan sát, chuyến thăm thể hiện ý định của Thủ tướng Abe muốn ngăn chặn Trung Quốc lôi kéo Nga về chung một trận tuyến trong vấn đề tranh chấp chủ quyền.
Còn Moscow dè chừng việc Bắc Kinh đang muốn tăng ảnh hưởng ở vùng Viễn Đông cũng như có hành động đáng quan ngại tại biển Đông - nơi Nga có nhiều dự án dầu khí quan trọng.
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga
Tuy quan hệ với TQ là một ưu tiên của ông Putin nhưng các chuyên gia cho rằng, ông cũng muốn tạo đối trọng để quan hệ này không ảnh hưởng đến vị thế của Nga ở châu Á - Thái Bình Dương (TBD).
Ngoài ra, chính sách tăng cường hiện diện của Mỹ càng khiến Nga phải mau chóng hành động.
Theo RIA - Novosti, chính quyền Nga đã công bố kế hoạch chi khoảng 625 tỷ USD đến năm 2020 để hiện đại hóa quân đội, với trọng tâm là tái lập sức mạnh cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Kế hoạch trên nằm trong chiến lược 'hướng Đông' của Nga nhằm duy trì thế lực, đảm bảo cân bằng quyền lực tại khu vực, ngăn chặn mối đe dọa từ Mỹ và Trung Quốc.
Theo tinngan
Trung Quốc: Thái Bình Dương đủ rộng cho cả Trung-Mỹ Ngày 22/4, Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dânTrung Quốc(PLA) Phòng Phong Huy tuyên bố Thái Bình Dương đủ rộng cho cả Trung Quốc và Mỹ. Tuyên bố của ông Phòng Phong Huy được đưa ra trong cuộc hội đàm quân sự cấp cao Trung-Mỹ tại Bắc Kinh nhân chuyến thăm của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân...