Tổng thống Putin: “Đừng ai mơ áp đảo quân sự trước Nga”
Tổng thống Vladimir Putin hôm qua (12/12) đã lên tiếng cảnh báo các cường quốc bên ngoài đừng mơ tưởng đến việc giành được thế áp đảo quân sự trước Nga đồng thời nhấn mạnh, bất kỳ nỗ lực nào nhằm phá hủy sự cân bằng chiến lược hiện nay trên toàn cầu sẽ đều vô ích.
Tổng thống Putin
Ông Putin thẳng thừng bác bỏ những lập luận cho rằng, hệ thống lá chắn tên lửa mà Mỹ muốn thiết lập ở Châu Âu chỉ mang tính phòng vệ. Tổng thống Nga miêu tả đó là hệ thống mang tiềm năng tấn công chiến lược.
Giữa Nga với NATO và Mỹ từ lâu đã đối đầu với nhau về vấn đề lá chắn tên lửa. Moscow phản đối mạnh mẽ việc Mỹ muốn dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu vì coi hệ thống này là mối đe dọa đối với an ninh nước Nga. Đáp lại, Washington luôn khẳng định, hệ thống lá chắn tên lửa của họ chỉ nhằm vào Iran và Triều Tiên, không nhằm vào Nga.
Trong những năm gần đây, Nga cũng luôn tỏ ra tức giận trước cái mà nước này miêu tả là những nỗ lực của phương Tây nhằm làm phương hại đến chiến lược quốc phòng của Nga. Giới chức ở Moscow đã nhiều lần lên tiếng phản đối xu hướng đó.
Tổng thống Putin cho biết, Nga đang giám sát chặt chẽ động thái của một số nước trong việc phát triển những vũ khí tấn công chớp nhoáng có khả năng tất công vào các mục tiêu ưu tiên cao trên khắp toàn cầu. “Việc các nước phát triển tiềm năng của những hệ thống vũ khí phi hạt nhân chiến lược có độ chính xác cao và củng cố năng lực phòng thủ tên lửa có thể sẽ phá hủy những thỏa thuận mà chúng ta đạt được trước đó về việc kiểm soát và hạn chế vũ khí hạt nhân, dẫn tới sự tan vỡ của cái gọi là sự cân bằng chiến lược”, ông Putin cảnh báo.
“Đừng ai mơ tưởng về khả năng giành ưu thế quân sự trước Nga. Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép điều đó xảy ra”, ông chủ điện Kremlin nhấn mạnh. Tổng thống Putin khẳng định, quân đội Nga có đủ tiềm năng để đáp trả mọi thách thức và bảo vệ an ninh quốc gia.
Video đang HOT
Theo ông Putin, Nga đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển năng lực răn đe hạt nhân và sẽ tiếp tục củng cố sức mạnh của bộ ba hạt nhân gồm máy bay ném bom chiến lược, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa được phóng đi từ tàu ngầm. Cùng với đó, Nga tiếp tục tập trung vào phát triển các loại vũ khí chính xác cao.
Nga cũng sẽ dựng lên một mạng lưới do thám toàn cầu nhằm đảo bảo có sự trao đổi thông tin, dữ liệu thực tế vừa nhanh vừa đáng tin cậy với lực lượng vũ trang, ông Putin cho biết thêm.
Chính phủ Nga hiện đã thông qua khoản đầu tư 702 tỉ USD cho chương trình phát triển lực lượng vũ trang và cải cách ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho đến năm 2020. Theo chương trình mua sắm vũ khí, trang thiết bị đầy tham vọng của Nga từ giờ đến năm 2020, vũ khí hiện đại sẽ dần chiếm phần lớn trong lực lượng vũ trang Nga, từ 30% năm 2015 sẽ lên 70% vào năm 2020.
Bình luận về bài phát biểu trên của Nhà lãnh đạo Putin, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin cho biết, Nga đang thực hiện nhiều bước đi nhằm làm cho khả năng răn đe hạt nhân của nước này “không thể bị tấn công” nhưng nhấn mạnh, không giống như thời Liên Xô, Nga sẽ không bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang.
Nga muốn trở thành nhà lãnh đạo thế giới
Cũng trong thông điệp liên bang được đưa ra ngày hôm qua, Tổng thống Putin cho biết, Nga có khát vọng trở thành một nhà lãnh đạo thế giới nhưng sẽ không dạy các nước khác phải sống như thế nào.
“Chúng tôi sẽ cố gắng trở thành người lãnh đạo, bảo vệ luật quốc tế, dựa trên sự tôn trọng chủ quyền quốc gia của các dân tộc. Chúng tôi tự hào về đất nước của mình nhưng chúng tôi sẽ không tự xưng là một siêu cường hay còn gọi là bá chủ khu vực hoặc toàn cầu”, ông Putin đã nói như vậy trong Thông điệp Liên bang hàng năm.
Theo ông chủ điện Kremlin, Nga đang kiên trì đấu tranh cho các giá trị của mình trong quan hệ quốc tế. “Cuộc cạnh tranh về kinh tế, thông tin, chính trị và quân sự không giảm đi mà ngày càng tăng lên trên thế giới. Các trung tâm toàn cầu khác đang chú ý đến sự nổi lên mạnh mẽ của Nga”, Tổng thống Putin phát biểu.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ tham chiến nếu Trung, Nhật đánh nhau?
Như một hệ quả tất yếu, nếu Trung - Nhật xảy ra xung đột, các cường quốc khác sẽ khó đứng ngoài cuộc, cụ thể là Mỹ.
Cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản là một nguy tiềm tàng, nhất là sau khi Bắc Kinh tuyên bố Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ). Như một hệ quả tất yếu, nếu hai nước xảy ra xung đột, các cường quốc khác sẽ không thể đứng ngoài cuộc.
Ranh giới Khu vực Nhận dạng Phòng không
Mặc dù Trung Quốc đang theo đuổi khát vọng hiện đại hóa nhanh chóng lực lượng không quân và hải quân, song xét về mặt tổng thể, họ vẫn sẽ lép vế so với lực lượng hiện đại và thiện chiến của quân đội Nhật. Đó sẽ là một bất lợi trước măt của Trung Quôc trong cuộc xung đột vũ trang này.
Tuy nhiên, việc xây dựng thế cân bằng giữa hai bên không phải là vấn đề thực sự đáng bàn ở đây. Câu hỏi khẩn thiết là: cuộc khủng hoang như vậy sẽ được kiểm soát và ngăn chặn ra sao.
Trước đó, hồi đầu tháng này, một cuộc tập trận giả đã diễn ra ở Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế My, trong đó có một kịch bản giả định về cuộc tấn công liên quan tới Trung Quôc và Nhật Bản. Cuộc tập này tập trung vào cách quân Mỹ phản ứng ra sao trước tình huống đó.
Theo như diễn biến của cuộc tập trận, khi hai nước Trung, Nhật trở nên căng thẳng, Mỹ không gửi quân tới để viện trợ cho người đồng minh lâu năm vi lo sợ viêc nay khiến thế trận tồi tệ hơn. Tiếp sau đó, quân đội Trung Quôc lại tăng cương gây hấn, buôc Mỹ điều 2 nhóm tàu sân bay đến vùng biển Hoa Đông.
Căng thẳng Trung-Nhật chỉ là một phần trong chuỗi mâu thuẫn của khu vực
Trong cuộc tập giả định này, Mỹ đã dùng con át chủ bài của mình là lực lượng hải quân để gây sức ép lên hai nước tham chiến, khiến cuộc xung đột lắng xuống.
Tuy nhiên, chuyên gia chiến lược Mỹ Robert Haddick lại cho rằng, các giả định này đã trở nên lỗi thời khi cuộc xung đột thật diễn ra. Ông lưu ý rằng, trong quá khứ, việc Mỹ điều đi một nhóm tác chiến tàu sân bay được coi là át chủ bài trong mọi cuộc chiến.
Trươc đây, dưới sức ep quân sự của hải quân My, không ít quốc gia trên thế giới phải kiêng dè. Song, giờ đây, thông qua chiến lược chống tiếp cận, Trung Quốc đã tìm ra "thuốc giải". Bằng hệ thống tên chống tàu tầm xa, Chính quyền Bắc Kinh đã vô hiệu hóa sức mạnh của My. Vì thế, dù Mỹ có gửi một hay hai nhóm tàu tác chiến tới, cuộc xung đột cũng chẳng hề dịu xuống.
Theo Kiến thức
Chiến tranh tương tàn, các cường quốc có cứu được Syria? Trong khi các cường quốc đã đạt được sự thống nhất về ngày giờ cụ thể cho một hội nghị hòa bình Syria ở Geneva sắp tới thì các phe phái trong cuộc nội chiến ở nước này vẫn lao vào những cuộc giao tranh tương tàn, thảm khốc. Nhiều người đang tự hỏi, liệu các cường quốc quyền lực hàng đầu thế...