Tổng thống Putin công khai xin lỗi cựu Thủ tướng Đức Merkel vụ con chó
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28.11 đã xin lỗi cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, nói rằng ông không cố ý làm bà sợ khi ông mang theo con chó cưng của mình đến cuộc họp với bà vào năm 2007.
“Tôi không biết rằng bà ấy sợ chó”, Tổng thống Putin nói về cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel tại một cuộc họp báo ở thủ đô Astana của Kazakhstan hôm 28.11, theo AFP.
“Tôi một lần nữa nhắn gửi bà ấy thông qua phương tiện truyền thông và nói: Angela, hãy tha thứ cho tôi, tôi không muốn gây ra bất kỳ nỗi đau nào cho bà. Ngược lại, tôi muốn tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho cuộc trò chuyện của chúng ta”, ông Putin nói thêm.
Tại cuộc gặp năm 2007, con chó Labrador đen Koni của Tổng thống Nga Vladimir Putin đi quanh trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel khi đó ngồi trên ghế và mỉm cười một cách lo lắng. ẢNH: AFP
“Nếu bà… quay lại, tôi sẽ không làm thế trong bất kỳ trường hợp nào”, ông Putin khẳng định. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của bà Merkel, người giữ chức thủ tướng Đức từ năm 2005 đến năm 2021.
Những hình ảnh từ cuộc gặp năm 2007 của ông Putin và bà Merkel tại thành phố Sochi của Nga cho thấy con chó giống Labrador đen tên Koni của ông Putin đang đán.h hơi xung quanh trong khi bà Merkel ngồi trên ghế của mình, mỉm cười một cách lo lắng.
Trong cuốn hồi ký của mình, cựu Thủ tướng Merkel đã mô tả sự việc trên như một thử thách.”Tôi cố gắng lờ con chó đó đi, dù nó di chuyển gần như ngay cạnh tôi. Tôi hiểu biểu cảm trên khuôn mặt của ông Putin là ông ấy đang tận hưởng tình huống đó”, bà Merkel viết.
“Ông ấy chỉ muốn xem một người phản ứng thế nào khi gặp nạn? Đó có phải là một sự việc nhỏ thể hiện sức mạnh không? Tôi chỉ nghĩ: hãy bình tĩnh, tập trung vào các nhiếp ảnh gia, mọi chuyện sẽ qua thôi”, bà Merkel viết.
Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Đức Scholz nói gì trong lần điện đàm đầu tiên sau 2 năm?
Ông Putin được cho là người thích chó và đã nhận được một số con từ các quan chức đến thăm. Ông đã nhận được Konni như một món quà từ ông Sergei Shoigu, người sau này trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Nga, theo AFP.
Thủ tướng Đức chia sẻ về cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump
Thủ tướng Đức Olaf Scholz chia sẻ ông thực sự ngạc nhiên theo hướng tích cực về cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump, diễn ra không lâu sau cuộc bầu cử Mỹ.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong cuộc họp báo tại Berlin. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong cuộc trả lời phỏng vấn được tờ Suddeutsche Zeitung (Đức) đăng tải hôm 15/11, Thủ tướng Scholz cho biết: "Thật bất ngờ là cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử của Mỹ lại diễn ra một cách chi tiết và hiệu quả đến vậy".
Nhà lãnh đạo Đức tiết lộ rằng trong cuộc điện đàm ngày 10/11, ông và Tổng thống đắc cử Trump đã trao đổi khá lâu về Ukraine. Tuy nhiên, Thủ tướng Scholz cũng cho rằng việc công khai chi tiết cuộc điện đàm của họ là không phù hợp. Nhà lãnh đạo Đức Scholz đán.h giá quan điểm của ông Trump phức tạp và đa chiều hơn những gì mọi người thường giả định.
Năm ngày sau cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump, Thủ tướng Scholz đã trao đổi qua điện thoại với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Scholz trông gần 2 năm qua.
Trong cuộc điện đàm kéo dài 1 tiếng, ông Putin khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán để giải quyết xung đột ở Ukraine, dựa trên các đề xuất đã được Bộ Ngoại giao Nga công bố vào tháng 6.
Điện Kremlin đã chia sẻ về nội dung cuộc điện đàm ngày 15/11: "Liên quan đến triển vọng giải quyết xung đột bằng chính trị và ngoại giao, Tổng thống Nga lưu ý rằng Moskva chưa bao giờ từ chối và vẫn sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán đã bị chính quyền Kiev làm gián đoạn".
Tổng thống Putin đã họp với ban lãnh đạo Bộ Ngoại giao Nga vào tháng 6, trong đó ông nêu bật những điều kiện để đàm phán với Ukraine. Các điều kiện này bao gồm quân đội Ukraine rút khỏi Donetsk và Lugansk, các vùng Zaporizia, Kherson. Bên cạnh đó là cam kết của Ukraine về việc áp dụng quy chế không liên kết, phi phát xít hóa và phi quân sự hóa đất nước, dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga. Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng tất cả điều kiện này phải được ghi nhận trong các thỏa thuận quốc tế cơ bản.
Trong một diễn biến khác, ngày 16/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định xung đột ở Ukraine sẽ được giải quyết trên bàn đàm phán. Bộ trưởng Austin nhấn mạnh Mỹ mong muốn đảm bảo Ukraine ở vị thế tốt nhất để bảo vệ lợi ích, song trong tương lai, vấn đề cuối cùng sẽ được giải quyết thông qua đàm phán.
Ở chiều ngược lại, trả lời phỏng vấn với tập đoàn truyền thông Funke, Đại sứ Đức tại Nga Alexander Graf Lambsdorff cho rằng chưa đến lúc để đàm phán với Nga về hòa bình tại Ukraine, đồng thời nhấn mạnh châu Âu sẽ đóng vai trò trong việc giải quyết cuộc xung đột.
Thủ tướng Đức tiết lộ tin không tốt về cuộc chiến ở Ukraine sau khi điện đàm với Tổng thống Nga Hai ngày sau cuộc điện đàm hôm 15/11 với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz lần đầu tiết lộ "tin không tốt" về cuộc chiến ở Ukraine. Ngày 15/11, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ tháng 12/2022. Cuộc điện đàm diễn...