Tổng thống Putin, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố gia hạn hiệp ước hữu nghị và hợp tác Nga-Trung
Ngày 28/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố gia hạn hiệp ước hữu nghị và hợp tác song phương Nga-Trung Quốc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Tass
Hãng thông tấn Tân Hoa đưa tin tuyên bố trên được đưa ra khi Tổng thống Putin có cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình cùng ngày.
Hội nghị trực tuyến qua cầu truyền hình giữa lãnh đạo hai nước được tổ chức 3 ngày trước lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhận dịp kỷ niệm 20 năm ngày ký Hiệp ước láng giềng hữu nghị và hợp tác thân thiện Nga-Trung.
Nga và Trung Quốc ký Hiệp ước láng giềng hữu nghị và hợp tác thân thiện song phương tại Moskva tháng 7/2001. Trong tháng 3, Moskva và Bắc Kinh đã nhất trí tự động gia hạn hiệp ước này thêm 5 năm.
Đây là cuộc thảo luận thứ hai giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong vòng 6 tuần qua.
Tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn đánh giá của các nhà phân tích cho rằng việc duy trì kênh liên lạc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước cho thấy niềm tin lẫn nhau đang ngày càng sâu sắc, đồng thời đây là một cú đòn đau nhằm vào các nỗ lực của phương Tây nhằm chia rẽ quan hệ hữu nghị Trung Quốc – Nga.
Mỹ tìm đường phá băng quan hệ với Trung Quốc
Biden luôn tin gặp mặt trực tiếp sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề và ông hy vọng có cơ hội làm điều đó với lãnh đạo Trung Quốc.
Sau hội nghị thượng đỉnh gây tiếng vang hồi tuần trước với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các trợ lý của ông giờ đây tiếp tục đặt ra một mục tiêu mới, thậm chí gây bùng nổ hơn: Cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Video đang HOT
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuần trước kỳ vọng hai lãnh đạo có thể gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome vào cuối tháng 10. Phía Mỹ cũng để ngỏ khả năng về một cuộc gặp riêng, nếu Trung Quốc đồng ý, hoặc đơn giản hơn là một cuộc điện đàm.
Joe Biden (trái), lúc còn là phó tổng thống Mỹ, bắt tay Chủ tịch Tập Cận Bình tại Trung Quốc hồi năm 2013. Ảnh: AP.
Theo các nguồn tin am hiểu vấn đề, Trung Quốc bước đầu tỏ ra khá hứng thú với cách tiếp cận của chính quyền Biden. Không lâu sau hội nghị thượng đỉnh Biden - Putin ở Geneva, Thụy Sĩ, phía Nga đã cập nhật cho Trung Quốc về những gì diễn ra bên trong các cuộc thảo luận.
Khi đại sứ Nga tại Mỹ trở lại Washington vào tuần này như một phần của thỏa thuận mà đôi bên đạt được từ hội nghị thượng đỉnh giữa hai lãnh đạo, một trong những việc làm đầu tiên của ông là đến gặp người đồng cấp Trung Quốc để chia sẻ chi tiết về thượng đỉnh Biden - Putin.
Theo các trợ lý Nhà Trắng, việc tổ chức thành công thượng đỉnh Biden - Putin đã tiếp thêm động lực và lạc quan cho họ hy vọng vào một sự kiện tương tự giữa lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc. Họ tin rằng nó có thể giúp thiết lập nền tảng nhằm xác định đường hướng tương lai cho chính sách Trung Quốc của Tổng thống Biden, vấn đề chính sách đối ngoại quan trọng nhất và khó khăn nhất nhiệm kỳ của ông.
Một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng những căng thẳng hiện nay giữa hai nước đã ở mức quá cao, phủ mờ triển vọng thượng đỉnh giữa hai lãnh đạo. Tuy nhiên, Biden và các trợ lý của mình tin rằng một cuộc gặp trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc là điều bắt buộc phải thực hiện.
"Chúng tôi ngày càng tin rằng Chủ tịch Trung Quốc lâu nay đã thực hiện các bước đi nhằm củng cố vị thế lãnh đạo, trở thành người đưa ra hầu như mọi quyết định", Kurt Campbell, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Biden về các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương, hồi đầu tháng cho biết khi phát biểu tại Trung tâm An ninh Mỹ mới ở Washington.
"Tôi nghĩ nhóm tham gia ra quyết định với Chủ tịch Tập đang ngày càng thu hẹp và câu hỏi đặt ra là liệu bạn có thể tác động tới những thông tin đầu vào mà Chủ tịch Tập nhận được hay không, khi Trung Quốc xác định cách tiếp cận tốt nhất tới chính trị toàn cầu", ông nói thêm.
Sau hội nghị đầy căng thẳng giữa các quan chức ngoại giao Mỹ - Trung tại Alaska hồi tháng 3, quan hệ song phương chưa có bất kỳ cải thiện đáng kể nào. Những câu hỏi được khơi lại về nguồn gốc Covid-19 và việc Trung Quốc không sẵn sàng tạo điều kiện cho một cuộc điều tra đầy đủ về nguồn gốc dịch bệnh càng khoét sâu thêm rạn nứt.
Tuy nhiên, Tổng thống Biden vẫn tin tưởng mạnh mẽ về sức mạnh của các mối quan hệ cá nhân có thể thúc đẩy những mối quan hệ quốc tế. Ông tin rằng đàm phán trực tiếp sẽ giúp ổn định mối quan hệ theo cách mà các cuộc điện đàm không thể mang lại.
"Không có gì thay thế được một cuộc trò chuyện mặt đối mặt giữa các lãnh đạo", ông nói tại Geneva.
Tổng thống Biden trong cuộc họp báo tại Geneva ở Thụy Sĩ ngày 16/6. Ảnh: AFP .
Theo một cách nào đó, các quan chức chính quyền Mỹ cho biết điều Tổng thống Biden kỳ vọng về cuộc gặp với Chủ tịch Tập sẽ giống như mục tiêu mà ông đặt ra trong hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba giờ với Tổng thống Putin ở Thụy Sĩ: Phá băng, thăm dò lẫn nhau và mở các đường dây liên lạc chỉ có thể được hình thành qua trao đổi trực tiếp.
Các quan chức Mỹ thường xuyên đề cập đến sự cần thiết của việc xây dựng một "hàng rào bảo vệ" trong mối quan hệ với Trung Quốc, giống như cách Biden nỗ lực thiết lập với Putin các tiêu chí cho một mối quan hệ dễ đoán hơn với Nga.
Biden cũng áp dụng một chiến lược tương tự nhằm tập hợp các đồng minh ủng hộ chiến lược của ông với Trung Quốc, giống như việc ông đã tham khảo ý kiến đồng minh phương Tây trước khi gặp Putin.
Các quan chức ở Washington đang sắp xếp một cuộc gặp trực tiếp của các lãnh đạo thuộc nhóm Bộ Tứ, gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, vào mùa thu này nhằm tham vấn lẫn nhau trước cuộc gặp tiềm năng với Chủ tịch Tập.
Dù cách tiếp cận có nhiều điểm tương đồng, Biden dường như vẫn coi cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc có ý nghĩa lớn hơn so với hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga.
Trong khi ông nêu quan điểm kiên quyết với Putin về nhân quyền và chiến tranh mạng, những bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc có quy mô lớn hơn và mức độ khốc liệt hơn. Các vấn đề thương mại, Đài Loan và cáo buộc Bắc Kinh vi phạm nhân quyền với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân cương đang đặt Mỹ - Trung vào thế đối đầu gay gắt.
Nếu Biden coi Nga là mối đe dọa lâu dài đối với sự ổn định của Mỹ, ông cho rằng Trung Quốc là vấn đề mang tính sống còn hơn nhiều, các trợ lý cho hay. Những cố vấn hàng đầu của Tổng thống Biden luôn cẩn trọng trong ngôn ngữ, nhấn mạnh rằng Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh chiến lược, đồng thời bác bỏ những ý tưởng về nguy cơ nổ ra Chiến tranh Lạnh mới giữa hai nước.
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Biden mới chỉ nói chuyện một lần với Chủ tịch Tập qua điện thoại hồi tháng hai. Cuộc điện đàm kéo dài hai tiếng và Tổng thống Biden trong lúc nói chuyện đã cảnh báo Chủ tịch Tập rằng việc dự đoán sự sụp đổ của Mỹ dựa trên những sự cố như cuộc bạo loạn Đồi Capitol ngày 6/1 là hoàn toàn sai lầm.
"Có một số khía cạnh trong cách tiếp cận của chúng tôi đối với Trung Quốc nhưng không dán nhãn Trung Quốc trên đó", một quan chức cấp cao Mỹ cho biết.
Thậm chí tại châu Âu hồi tuần trước, Trung Quốc, không phải Nga, mới là chủ đề nổi bật trong các cuộc thảo luận của G7 và NATO. Ngay cả tại thượng đỉnh Biden - Putin, Trung Quốc cũng nằm trong chương trình nghị sự.
Lợi thế lớn nhất của Tổng thống Biden khi bước vào cuộc gặp với Chủ tịch Tập là ông đã có nhiều thời gian tương tác với lãnh đạo Trung Quốc hơn bất kỳ lãnh đạo thế giới nào khác hiện nay.
Trong suốt 18 tháng kể từ đầu năm 2011, Biden và ông Tập đã gặp nhau ít nhất 8 lần, cả ở Mỹ và Trung Quốc, theo nhiều cựu quan chức Mỹ. Họ cùng nhau đi bộ, chơi bóng rổ tại một trường học vùng nông thôn Trung Quốc và ăn tối riêng với nhau trong tổng cộng 25 tiếng, chỉ có sự góp mặt của người phiên dịch. Biden đã nhanh chóng thiết lập "mối quan hệ cá nhân" với lãnh đạo Trung Quốc.
Dù vậy, hai người vẫn chưa thực sự ở mức thân thiết. "Hãy làm rõ một điều", Tổng thống Biden nói lúc kết thúc hội nghị thượng đỉnh với Putin, khi phóng viên đặt câu hỏi về việc ông gặp Chủ tịch Tập. "Chúng tôi biết rõ về nhau, nhưng chúng tôi không phải bạn cũ. Chỉ thuần túy là công việc".
Căng thẳng phủ mờ triển vọng thượng đỉnh Mỹ - Trung Quan hệ Mỹ - Trung hiện nay được cho là quá căng thẳng, không thuận lợi để lãnh đạo hai nước hội đàm, dù Washington để ngỏ khả năng này. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm 17/6 ngụ ý Washington đang xem xét tổ chức cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc...