Tổng thống Putin ca ngợi mối quan hệ hợp tác giữa Nga với châu Á Thái Bình Dương
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ hài lòng về sự phát triển của mối quan hệ song phương giữa Nga với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
“Chúng tôi hoan nghênh mối quan hệ hợp tác song phương trực tiếp giữa Nga với các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, cũng như mối quan hệ hợp tác với các quốc gia trong khuôn khổ các hiệp hội có tầm ảnh hưởng – như Cộng đồng Kinh tế Á – Âu (EAEC), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi (BRICS), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và đạt được động lực”, ông Putin tuyên bố trong thông điệp gửi lời chào tới các đại biểu, tổ chức, khách mời của Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 7.
Người đứng đầu Điện Kremlin cũng bày tỏ Nga sẵn sàng tăng cường hợp tác khu vực với tất cả các đối tác dưới nhiều hình thức khác nhau. Ông cho biết các chính trị gia, doanh nhân, chuyên gia và những nhân vật công chúng của Nga và nước ngoài sẽ thảo luận về các vấn đề liên quan đến triển vọng tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư, khoa học và nhân đạo. Nhà lãnh đạo Nga hy vọng Diễn đàn kinh tế sắp tới sẽ có nhiều hợp đồng thương mại và thỏa thuận dài hạn được ký kết với sự tham gia của giới doanh nghiệp và các cơ quan chức năng khu vực.
Trong những năm qua, Diễn đàn Kinh tế Phương Đông đã đóng góp đáng kể vào việc xây dựng quan hệ kinh doanh giữa Nga và các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 7 sẽ được tổ chức tại thành phố Vladivostok của Nga vào ngày 5-8/9 tới. Theo giới chức, đại diện từ hơn 60 quốc gia sẽ tới tham dự sự kiện này.
Nga đã tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh xung đột tại Ukraine khiến mối quan hệ giữa Nga và phương Tây leo thang căng thẳng.
Đầu tháng này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhận định ASEAN là hình mẫu về hợp tác đa phương mà nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới cần học hỏi kinh nghiệm. Bà Zakharova đánh giá trong hơn nửa thế kỷ, ASEAN đã trở thành một trong những tổ chức quốc tế có thẩm quyền nhất, đã tự khẳng định mình như một nhân tố quan trọng của trật tự thế giới đa cực đang nổi lên, đồng thời là một trung tâm trọng điểm quy tụ xung quanh nhiều quá trình kinh tế và chính trị quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Vũ khí Nga ở Ukraine sử dụng nhiều công nghệ của phương Tây?
Hơn 450 linh kiện nước ngoài đã được tìm thấy trong các vũ khí Nga tham gia chiến sự Ukraine, mà theo tổ chức Anh là bằng chứng cho thấy Moscow lấy được công nghệ then chốt từ Mỹ, châu Âu và châu Á.
Nga sử dụng nhiều vũ khí có linh kiện từ nước ngoài. Ảnh AFP/GETTY
Kể từ khi chiến sự tại Ukraine bắt đầu cách đây 5 tháng, quân đội Ukraine đã tịch thu hoặc lấy được nhiều vũ khí còn nguyên vẹn hoặc bị tổn hại một phần của Nga.
Sau khi tháo dỡ để phân tích, họ phát hiện 27 hệ thống vũ khí Nga, từ tên lửa hành trình đến hệ thống phòng không, chủ yếu dựa vào công nghệ và linh kiện của phương Tây, theo Al-Jazeera hôm 9.8 dẫn báo cáo của Viện nghiên cứu quân sự Liên hiệp Hoàng gia (RUSI, trụ sở tại London của Anh).
Xem nhanh: Chiến sự Nga-Ukraine ngày thứ 167
Báo cáo của RUSI được cho là cung cấp phân tích chi tiết nhất đến thời điểm này về các thành phần của linh kiện phương Tây trong những dòng vũ khí Nga sử dụng tại Ukraine.
Khoảng 2/3 số linh kiện được các công ty ở Mỹ sản xuất. Trong đó, sản phẩm bán dẫn của hai hãng Analog Devices và Texas Instruments chiếm gần 25% số phụ tùng xuất xứ phương Tây của vũ khí Nga.
Những thành phần khác đến từ các công ty ở nhiều nước, từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan và Anh.
"Vũ khí Nga, vốn phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị điện tử phương Tây, đã mang cái chết đến nhiều người Ukraine", theo chuyên gia Jack Watling của RUSI.
Trong một trường hợp, tên lửa hành trình 9M727, một trong những dòng vũ khí hiện đại nhất của Nga có thể di chuyển tầm thấp để tránh radar và tấn công mục tiêu ở khoảng cách hàng trăm km, chứa đến 31 linh kiện nước ngoài.
Số linh kiện này đến từ các công ty như Texas Instruments và Advanced Micro Devices (Mỹ), cũng như Cypress Semiconductor, hiện thuộc về Hãng Infineon AG của Đức.
Trong một trường hợp khác, tên lửa hành trình Kh-101, từng được Nga phóng vào nhiều thành phố Ukraine, bao gồm Kyiv, cũng chứa 31 thành phần được xuất xưởng một phần từ Tập đoàn Intel và Xilinx.
Tên lửa bội siêu thanh Zircon mà hải quân Nga sắp trang bị mạnh ra sao?
Trước câu hỏi về việc tại sao vi mạch điện tử của họ được sử dụng trong nhiều vũ khí Nga, các công ty trên khẳng định họ tuân thủ các quy định về xuất khẩu và đã ngừng cung cấp linh kiện cho Nga.
RUSI kêu gọi siết chặt chính sách xuất khẩu và tăng cường các biện pháp quản lý để gây khó khăn hơn cho Nga trong việc bổ sung kho vũ khí của nước này, bao gồm tên lửa hành trình.
Cuộc 'ly hôn đau đớn' về khí đốt giữa Nga và châu Âu Trong khi EU đang tìm cách hạn chế sự phụ thuộc vào năng lượng Nga, Moskva cũng tuyên bố sẽ giảm nguồn cung cho châu Âu và hướng sang các thị trường khác. Cả Nga và EU đang từng bước "tách" khỏi thị trường năng lượng của nhau. Ảnh: AFP Ngày 21/7, Gazprom đã khôi phục lại hoạt động của đường ống Nord...