Tổng thống Putin bay thử trên máy bay ném bom hạt nhân chiến lược
Ngày 22/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hoàn thành chuyến bay trên máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160M được nâng cấp.
Theo hãng thông tấn Nga Tass, chuyến bay kéo dài 30 phút cùng thời gian chuẩn bị bay mất 45 phút. Chiếc máy bay có tên gọi Ilya Muromets cất cánh từ đường băng thuộc nhà máy hàng không Gorbunov Kazan.
Theo kênh truyền hình nhà nước, sau khi hoàn thành chuyến bay, Tổng thống Putin nói đây là một chiếc máy bay hiện đại, dễ điều khiển và đáng tin cậy. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay đường bay của tổng thống được giữ bí mật.
Video đang HOT
Trước đó một ngày, Tổng thống Putind đã thị sát mẫu máy bay này trong xưởng sản xuất và ngồi vào buồng lái.
Chuyến bay của Tổng thống Putin diễn ra vào thời điểm Mokva và phương Tây bất đồng về chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Cựu Tổng thống Dmitry Medvedev, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân với phương Tây kể từ khi xung đột Ukraien nổ ra vào năm 2022.
Máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa Tu-160M là phiên bản nâng cấp của máy bay Tu-160. Nó được thiết kế để tấn công các mục tiêu của kẻ địch ở xa bằng vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường. Tu-160M, có tổ lái 4 người, có khả năng mang theo 12 tên lửa hành trình hoặc 12 tên lửa hạt nhân tầm ngắn. Máy bay này có thể bay quãng đường 12.000 km không ngừng nghỉ và không cần tiếp nhiên liệu. Tu-160 là máy bay quân sự siêu vượt âm lớn nhất thế giới và là máy bay chiến đấu nặng nhất. Đây không phải là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Nga lái máy bay Tu-160. Theo hợp đồng được ký năm 2018, 10 máy bay ném bom hạt nhân Tu-160M hiện đại hóa sẽ được giao cho Không quân Nga đến năm 2027 với chi phí 15 tỷ ruble/chiếc.
Tháng 8/2005, Tổng thống Putin bay trên loại máy bay mày đi tới khu vực mà Hạm đội phương Bắc và các máy bay tầm xa đang tiến hành tập trận.
Mỹ nỗ lực tái khẳng định cam kết "mở rộng răn đe," để bảo vệ Hàn Quốc
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, nước này và Mỹ đã tiến hành 5 cuộc tập trận không quân chung có sự tham gia của máy bay B-52 trong năm nay.
Máy bay ném bom chiến lược B-52H của Mỹ (giữa) tham gia cuộc tập trận không quân chung với tiêm kích F-35A của Hàn Quốc ngày 17/10. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo hãng tin Yonhap, ngày 7/11, một quan chức cấp cao của Hàn Quốc cho biết Mỹ đã tăng cường triển khai máy bay ném bom có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và các khí tài chiến lược khác tại Hàn Quốc để đảm bảo cam kết an ninh của Mỹ đối với Hàn Quốc.
Theo kế hoạch, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ thăm Hàn Quốc để tham dự Hội nghị Tham vấn An ninh Thường niên Hàn-Mỹ, dự kiến diễn ra vào ngày 13/11 tới, với người đồng cấp nước chủ nhà Shin Won-sik, và các sự kiện khác nhằm tái khẳng định cam kết an ninh của Mỹ.
Quan chức trên cho biết dự kiến tại hội nghị sắp tới, Hàn Quốc và Mỹ sẽ hiện thực hóa Tuyên bố Washington được thông qua tại cuộc gặp thượng đỉnh song phương vào tháng 4 năm nay về việc chia sẻ thông tin, lập kế hoạch chung và cùng phối hợp hành động liên quan đến các khí tài hạt nhân của Mỹ.
Để đối phó với những lo ngại an ninh đang gia tăng, một máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ lần đầu tiên đã hạ cánh xuống Hàn Quốc, một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ đã ghé thăm căn cứ Hải quân Busan, trong khi các quan chức Hàn Quốc và Mỹ cùng theo dõi vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III tại căn cứ Không quân Vandenberg ở bang California của Mỹ tuần trước.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết nước này và Mỹ đã tiến hành 5 cuộc tập trận không quân chung có sự tham gia của máy bay B-52 trong năm nay.
Năm 2022, hai nước chỉ tiến hành một cuộc tập trận không quân chung và năm 2021 không tiến hành cuộc tập trận nào tương tự.
Ngoài ra, một tàu ngầm có khả năng mang vũ khí hạt nhân của Mỹ cũng đã ghé thăm căn cứ Hải quân Busan hồi tháng 2 năm nay, lần đầu tiên kể từ năm 1981.
Giới chức Hàn Quốc cho rằng những động thái mới nhất này của Mỹ cho thấy nỗ lực của Washington nhằm tái khẳng định cam kết "mở rộng răn đe," theo đó sử dụng toàn bộ khả năng quân sự, bao gồm cả hạt nhân, để bảo vệ Hàn Quốc./.
Nga, Triều Tiên thảo luận về tăng cường hợp tác quân sự Ngày 17/9, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có cuộc thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu về việc tăng cường hợp tác và trao đổi quân sự song phương. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu...