Tổng thống Pháp chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ ‘hiếu chiến’, ‘đế quốc’
Tổng thống Pháp Macron chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ duy trì lập trường “hiếu chiến” với các đồng minh NATO và “có khuynh hướng đế quốc”.
“Thổ Nhĩ Kỳ có thái độ hiếu chiến đối với các đồng minh NATO của mình”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói trong cuộc phỏng vấn được al-Jazeera phát hôm 31/10, đồng thời chỉ trích hành vi của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria, Libya và khu vực Địa Trung Hải.
Macron cũng tìm cách xoa dịu căng thẳng đang leo thang với tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới, sau vụ giáo viên Samuel Paty bị sát hại vì cho học sinh xem tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed trong cuộc thảo luận về tự do ngôn luận.
Macron nói Pháp mong muốn tình hình “dịu đi”, song yếu tố quan trọng để đạt được điều này là “Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng Pháp, Liên minh châu Âu (EU) cùng các giá trị của khu vực, không nói dối và đưa ra những lời xúc phạm”.
Tổng thống Pháp gửi lời chia buồn tới Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất gây chết người ngoài khơi biển Aegean hôm 30/10 và đề nghị hỗ trợ tại hiện trường.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Vilnius, Litva, ngày 28/9. Ảnh: Reuters.
Ông nói Thổ Nhĩ Kỳ “gây bất ngờ và gây hấn” với các đồng minh Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khi can thiệp vào Syria, không tôn trọng lệnh cấm vận vũ khí với Lybia và thể hiện thái độ “hung hăng sâu sắc” ở khu vực đông Địa Trung Hải”.
Video đang HOT
“Tôi lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ có khuynh hướng đế quốc trong khu vực. Tôi cho rằng khuynh hướng này không tốt đẹp cho ổn định trong khu vực”, Macron nói.
Căng thẳng giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong nhiều tuần, đỉnh điểm là hôm 24/10 khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đặt câu hỏi về sức khỏe tâm thần của Macron. Pháp phản ứng bằng cách triệu tập đại sứ của mình tại Thổ Nhĩ Kỳ về để tham vấn. Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian ngày 31/10 cho biết Pháp sẽ cử đại sứ trở lại Thổ Nhĩ Kỳ sau một tuần vắng mặt.
Trong cuộc phỏng vấn với al-Jazeera, Macron nói hiểu những bức tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed có thể gây sốc và chỉ trích “những lời nói dối” rằng nước Pháp đứng sau chúng.
Pháp đang đối mặt với tình thế nguy hiểm khi tuần báo Charlie Hebdo hồi đầu tháng 9 xuất bản tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed. Hàng loạt cuộc tấn công đã diễn ra, gồm vụ ở bên ngoài trụ sở cũ của Charlie Hebdo, một nhà thờ ở thành phố Nice và vụ chặt đầu thầy giáo.
Tín đồ Hồi giáo trên thế giới biểu tình phản đối sau khi Macron tuyên bố Pháp không bao giờ từ bỏ luật cho phép vẽ các bức biếm họ bị cho là báng bổ. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp phát biểu với giọng điệu nhẹ nhàng hơn trong cuộc phỏng vấn với al-Jazeera, động thái được cho là nỗ lực tiếp cận người Hồi giáo.
Người biểu tình phản đối Pháp tại thủ đô Dhaka, Bangladesh, ngày 30/10. Ảnh: Reuters.
“Tôi hiểu rằng mọi người có thể bị sốc bởi những bức biếm họa, nhưng tôi không bao giờ chấp nhận việc biện minh cho bạo lực”, Macron nói. “Tôi hiểu cảm giác mà điều này khơi dậy, tôi tôn trọng họ. Nhưng tôi muốn các bạn hiểu vai trò của tôi là làm dịu mọi thứ, như cách tôi đang làm ở đây, đồng thời bảo vệ những quyền này”.
“Tôi sẽ luôn bảo vệ quyền tự do phát ngôn, suy nghĩ và vẽ tại đất nước mình”, Macron nói. Tổng thống Pháp chỉ trích “sự xuyên tạc từ truyền thông và đôi khi là lãnh đạo chính trị hay lãnh tụ tôn giáo, được nhắc lại quá thường xuyên khiến nhiều người cho rằng những bức tranh biếm họa là dự án hay sản phẩm của chính phủ hoặc Tổng thống Pháp”.
Macron chỉ trích lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa của Pháp, do Erdogan cùng một số hãng bán lẻ ở các quốc gia Hồi giáo hậu thuẫn, gọi đây là hành động “không xứng đáng” và “không thể chấp nhận được”. Macron nói các chiến dịch tẩy chay đôi khi khởi xướng bởi một số nhóm tư nhân “dựa vào lời nói dối, đôi khi từ lãnh đạo khác” về các bức biếm họa.
Macron từng cam kết triển khai một chiến dịch mạnh tay chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tại Pháp, vốn khiến hàng trăm người ở nước này thiệt mạng từ năm 2015.
Tạp chí Pháp đăng tranh biếm họa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Tạp chí Charlie Hebdo khiến Thổ Nhĩ Kỳ tức giận khi đăng tranh biếm họa Tổng thống Erdogan, khi căng thẳng giữa Pháp và các nước Hồi giáo gia tăng.
Hình ảnh trên trang nhất của tạp chí trào phúng Charlie Hebdo, xuất hiện trên mạng tối 27/10 và được xuất bản sáng nay, cho thấy Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan mặc áo phông, quần đùi, uống lon bia và vén váy của một phụ nữ đeo khăn trùm đầu.
"Ôi, nhà tiên tri!", nhân vật trong tranh nói, trong khi tiêu đề viết "Erdogan: nói nhỏ nhé, ông ấy rất hài hước".
Động thái này khiến Thổ Nhĩ Kỳ rất tức giận, cáo buộc tạp chí Pháp "phân biệt chủng tộc văn hóa".
"Chúng tôi lên án nỗ lực kinh tởm nhất của ấn phẩm này nhằm lan truyền phân biệt chủng tộc văn hóa và thù hận", trợ lý báo chí hàng đầu của Erdogan, Fahrettin Altun, viết trên Twitter. "Chương trình nghị sự chống Hồi giáo của Tổng thống Pháp Macron đang đơm hoa kết trái! Charlie Hebdo vừa xuất bản một loạt cái gọi là tranh biếm họa với đầy đủ những hình ảnh hèn hạ về Tổng thống của chúng tôi".
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tham dự lễ đón một lãnh đạo nước ngoài tại thủ đô Ankara hôm 26/10. Ảnh: AFP.
Việc Charlie Hebdo xuất bản tranh biếm họa công kích Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong lúc cuộc khẩu chiến leo thang giữa Erdogan, Macron và các lãnh đạo châu Âu khác sau giáo viên lịch sử người Pháp Samuel Paty bị một thanh niên nghi là phần tử Hồi giáo cực đoan chặt đầu.
Macron tuyên bố Pháp sẽ tuân theo các truyền thống thế tục và luật pháp đảm bảo quyền tự do ngôn luận, cho phép các ấn phẩm như Charlie Hebdo xuất bản tranh biếm họa về Nhà tiên tri Mohammed, điều cấm kỵ trong đạo Hồi.
Năm 2015, các phần tử Hồi giáo cực đoan đã tấn công tòa soạn Charlie Hebdo, khiến 12 người thiệt mạng, trong đó có một số họa sĩ tranh biếm họa nổi tiếng.
Việc Macron bảo vệ Charlie Hebdo và bình luận của ông cho rằng Hồi giáo trên toàn thế giới đang "khủng hoảng", khiến Erdogan kêu gọi người Thổ Nhĩ Kỳ tẩy chay các sản phẩm của Pháp.
Tại nhiều quốc gia phần lớn theo đạo Hồi, như Bangladesh, Iraq, Palestine, hàng chục nghìn người đã biểu tình phản đối Pháp, đốt ảnh Macron và kêu gọi tẩy chay hàng hóa Pháp.
Người dân nhiều nước phản đối quan điểm của Tổng thống Pháp về đạo Hồi Ngày 27/10, Đài truyền hình nhà nước Iran IRIB cho biết Bộ Ngoại giao nước này đã triệu đại biện lâm thời Pháp tại Tehran để bày tỏ phản đối hành động được xem là xúc phạm nhà tiên tri Mohammed. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN Một quan chức Bộ Ngoại giao Iran cho biết tại cuộc gặp ngày 26/10 này,...