Tổng thống Pháp bị chỉ trích trọng nam khinh nữ
Các nhà chỉ trích cho rằng Tổng thống Pháp Hollande đã hạ thấp vai trò của nữ giới thành người quán xuyến gia đình khi thành lập Bộ gia đình, trẻ em và quyền phụ nữ.
Tổng thống Pháp Franois Hollande. Ảnh: AFP
Theo Guardian, ông Franois Hollande bị giới chính trị và các nhà nữ quyền cáo buộc “trọng nam khinh nữ” sau khi thông báo kế hoạch cải tổ chính phủ hôm 11/2, trong đó có việc thành lập Bộ gia đình, trẻ em và quyền phụ nữ.
“Ông ấy chắc quên không thêm cả khâu vá và giặt là nữa”, nghị sĩ thuộc Đảng đối lập cánh hữu Nathalie Kosciusko-Morizet mỉa mai. Các nhà phê bình thể hiện quan ngại sâu sắc và bất bình khi ông Hollande gán cho phụ nữ trách nhiệm chăm lo gia đình, nội trợ.
Tổ chức bảo vệ nữ quyền Osez Le Féminisme cho rằng việc đánh đồng phụ nữ với việc chăm lo gia đình, con cái là tư tưởng bảo thủ, lạc hậu.
“Ô kìa, họ quên thêm nấu nướng và dọn dẹp nữa”, nhóm nữ quyền Femen France lên tiếng.
“Đây chẳng phải là gò bó phụ nữ vào một trọng trách họ đã phải gánh vác trong nhiều thế kỷ: vai trò người mẹ, người vợ hay sao?” Bà Danielle Bousquet, chủ tịch hội đồng tối cao về bình đẳng nam nữ nói. Bà cùng hai chính trị gia hoạt động vì bình đẳng giới yêu cầu chính phủ giải trình và cam kết bảo vệ quyền phụ nữ.
Video đang HOT
Tân bộ trưởng Bộ gia đình, trẻ em và quyền của phụ nữ, bà Laurence Rossignol. Ảnh: AFP
Do áp lực nên bà Laurence Rossignol, vốn là nhà nữ quyền tiên phong trong đảng Xã hội, nay là lãnh đạo mới của Bộ gia đình, trẻ em và quyền phụ nữ, buộc phải tái khẳng định quan điểm cá nhân về bình đẳng giới.
“Tôi sẽ luôn là một nhà nữ quyền với tư tưởng tân tiến về các vấn đề gia đình, phụ nữ”, bà nói, cho biết sẵn lòng đối mặt với những chỉ trích về bộ mới thành lập. “Tuy vậy theo tôi, mối đe dọa thật sự đối với phụ nữ không phải việc bị đánh đồng với người nội trợ mà thực tế là chúng ta chưa ý thức được sự bất bình đẳng trong chia sẻ trách nhiệm vợ chồng”.
Làn sóng phản đối này ít nhiều đã tác động tiêu cực đến ông Hollande, người từng khẳng định ủng hộ bình đẳng giới khi trúng cử 4 năm trước. Khi nhậm chức ông đã bổ nhiệm bà Najat Vallaud-Belkacem làm bộ trưởng quyền phụ nữ, chức vụ bị quên lãng trong giới chính trị Pháp từ năm 1985. Nhưng vị trí này sau đó bị hạ thấp dần và giờ đây bị đánh đồng với các vấn đề về gia đình, trẻ em. Bà Laurence Parisot, cựu lãnh đạo tổ chức các chủ doanh nghiệp Pháp, khẳng định đây là “sự sỉ nhục” với phái nữ.
Ông Hollande cũng cam kết bổ nhiệm đồng đều các vị trí trong chính phủ cho cả hai giới và nội các mới được cải tổ phản ánh điều đó. Nhưng sau khi Bộ trưởng Tư pháp Christiane Taubira từ chức vì bất đồng chính sách tháng trước, 4 bộ chính gồm bộ nội vụ, ngoại giao, tư pháp và quốc phòng đều do nam giới nắm giữ. Một số ít phụ nữ giữ chức trong các bộ chủ chốt, ví dụ như bà Vallaud-Belkacem là bộ trưởng giáo dục Pháp nhưng hầu hết chỉ nắm các chức vụ cấp thấp.
Ông Hollande trúng cử và cam kết ưu tiên hoạt động nữ quyền trong bối cảnh xã hội Pháp đang hướng sự chú ý sang các vấn đề về phân biệt giới tính, quấy rối tình dục và bình đẳng giới sau vụ scandal của cựu giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn.
Năm 2011, ông Kahn bị bắt ở New York với cáo buộc hãm hiếp một nữ hầu phòng khách sạn tên Nafissatou Diallo. Công tố viên đã hủy bỏ cáo buộc và sau đó ông hòa giải với nạn nhân. Tuy nhiên, phản ứng dữ dội của chính trường Pháp sau vụ việc đã khiến người dân muốn xem xét lại vấn đề bình đẳng giới.
Chỉ còn hơn một năm trước cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, ông Hollande bị cáo buộc nhượng bộ phe cánh hữu với việc lập bộ mới này.
“Một lần nữa chính phủ lại gán cho phụ nữ việc chăm lo gia đình, con cái giống như phe cánh hữu”, tổ chức bình đẳng Les Effronté-e-s nói.
Phe cánh hữu đã vận động ủng hộ duy trì vai trò truyền thống trong gia đình Pháp kể từ những buổi diễu hành lớn phản đối việc ông Hollande hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính tại Pháp năm 2013.
Một phim tài liệu tháng trước về vụ khủng bố tòa soạn tạp chí trào phúng Charlie Hebdo cáo buộc ông Hollande cố ý không cho các nữ cố vấn theo mình vào hàng rào cảnh sát vì cho rằng phái yếu cần được bảo vệ.
Nội các được cải tổ mới của Pháp cũng bầu thứ trưởng về bình đẳng với quyền hạn chưa được giải thích cụ thể nhưng được xem là bao quát cả các vấn đề như bình đẳng nhà ở và bất bình đẳng giữa nội địa Pháp và các lãnh thổ ở nước ngoài.
Ngọc Huyền
Theo VNE
Franois Hollande: Cuộc cải tổ nội các quyết định
Việc lựa chọn nhân vật và thành phần cho chính phủ mới lần này, với 38 thành viên, cho thấy rõ mục đích của Tổng thống Franois Hollande.
Đáng chú ý, việc trở lại chính trường của cựu Thủ tướng Jean-Marc Ayrault vào vị trí Bộ trưởng Ngoại giao Pháp (nhân vật số hai trong chính phủ); tăng 6 thành viên mới; sự có mặt của một số nhân vật Đảng Xanh và Đảng cánh tả khác trong nội các mới.
Tổng thống Franois Hollande nhấn mạnh, việc mở rộng chính phủ là thực tế cần thiết, song vẫn luôn có sự gắn kết. Trước khi bắt tay triển khai hàng loạt công việc sắp tới, ông Hollande muốn sắp xếp lại bộ máy lãnh đạo điều hành các lĩnh vực phù hợp hơn, nhất là một số lĩnh vực quan trọng, trong đó có Bộ Ngoại giao. Cả đối nội và đối ngoại đều cần những nhân vật kinh nghiệm và năng động trong bối cảnh nhiều biến động hiện nay của Liên hiệp châu Âu (EU) và thế giới.
Một lần nữa, Tổng thống Franois Hollande muốn sử dụng cựu Thủ tướng Jean-Marc Ayrault đứng đầu ngành ngoại giao để có thể xử lý những việc đối ngoại quan trọng trong EU cũng như với các cường quốc hay với châu Á, Trung Đông, châu Phi. Trước đây, Tổng thống Hollande luôn coi ông Jean-Marc Ayrault như cánh tay phải của mình. Ngay từ khi thành lập nội các vào tháng 5-2012, ông Jean-Marc Ayrault đã được giao trọng trách đứng đầu chính phủ (đến tháng 4-2014, hai năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Hollande).
Không chỉ có kinh nghiệm, hiểu biết rộng, ông Jean-Marc Ayrault còn là nhân vật có uy tín trong Đảng Xã hội cánh tả cầm quyền. Với những ưu thế đó, ông Hollande đang hy vọng trong hơn một năm tới, tân Bộ trưởng Ngoại giao có khả năng góp phần mang lại luồng sinh khí mới cho chính phủ Pháp, nhất là trong hoạt động đối ngoại.
Thêm yếu tố đặc biệt nữa trong lần cải tổ này là nội các của Thủ tướng Manuel Valls được bổ sung ba nhân vật thuộc Đảng Xanh cánh tả: bà Emmanuelle Cosse - lãnh đạo Đảng Môi sinh châu Âu-Đảng Xanh (EELV) - giữ chức Bộ trưởng Nhà ở; Thượng nghị sĩ Jean Vincent Placé được bổ nhiệm làm Quốc vụ khanh phụ trách Cải cách Nhà nước; bà Barbara Pompili được đề cử vào vị trí Quốc vụ khanh phụ trách Đa dạng sinh học.
Đáng chú ý nữa là sự tham gia chính phủ của một số nhân vật phái tả như Jean-Michel Baylet - lãnh đạo Đảng thiên tả PRG - được giao vị trí Bộ trưởng Quản lý lãnh thổ, Nông thôn và Tập thể địa phương; bà Annick Girardin được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Hoạt động công.
Nhìn vào sự phân bổ nhân sự nội các mới mở rộng có thể nhận thấy, mục đích của nhà lãnh đạo nước Pháp muốn mở rộng liên kết cánh tả, sử dụng triệt để nhân tài thuộc cánh tả, tạo một lực lượng liên minh rộng lớn nhằm giành lại uy tín trên chính trường cũng như đối với người dân Pháp, và xa hơn là chuẩn bị chiến dịch tranh cử Tổng thống sắp tới. Nhất là trong bối cảnh nội bộ Đảng Xã hội cánh tả cầm quyền đang tồn tại những bất đồng và cả những mâu thuẫn giữa Đảng Xã hội với các Đảng cánh tả khác. Đường hướng chính trị cho lần cải tổ quyết định này dường như đã được Tổng thống Franois Hollande chuẩn bị thấu đáo từng bước đi cho cuộc bầu cử năm 2017.
Cuộc cải tổ mở rộng mạnh mẽ này liệu có mang lại sinh khí mới cho Chính phủ Pháp? Thành công không chỉ dựa trên hình thức, lời hứa, hay mở rộng một bộ máy lãnh đạo. Theo một số nhà phân tích, điều này còn phụ thuộc nhiều vào thực lực, uy tín dài lâu và chiến lược hành động cụ thể của nhà lãnh đạo, người chèo lái con thuyền trên đại dương. Với nước Pháp, bao vấn đề đang hiện hữu, trong đó có việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, thuế khóa, bảo đảm an ninh, hay sự can thiệp quân sự ở nước ngoài... Đây là những vấn đề mà đông đảo cử tri Pháp đang quan tâm.
Giải pháp của Tổng thống Franois Hollande sẽ mang lại hiệu quả tích cực hay không. Điều này phụ thuộc nhiều vào sự điều hành cũng như sự phối hợp hành động của nội các mới, dưới sự điều hành của Thủ tướng Valls.
Một số gương mặt mới trong chính phủ Pháp. (nguồn Leparisien)
DƯƠNG LONG
Theo_Báo Nhân Dân
Pháp bổ nhiệm ngoại trưởng mới Tổng thống Pháp Francois Hollande thông báo bổ nhiệm cựu thủ tướng Jean-Marc Ayrault làm Ngoại trưởng mới thay ông Laurent Fabius. Đây là sự thay đổi nằm trong cuộc cải tổ nội các của ông Hollande. Tổng thống Pháp Francois Hollande (phải) tuyên bố bổ nhiệm ông Jean-Marc Ayrault làm Ngoại trưởng Pháp - Ảnh: Reuters "Đây là một chính phủ phải...