Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh về tịch thu tài sản của Mỹ
Ngày 23/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh, trong đó nêu rõ phương hướng hành động của Moskva đối với việc các nước tịch thu và sử dụng bất kỳ tài sản nào của Nga bị “đóng băng” ở Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo sắc lệnh, Nga sẽ xác định các loại tài sản tài chính của Mỹ có thể được dùng để bồi thường cho những tổn thất từ việc tịch thu tài sản của Nga bị phong tỏa ở Mỹ. Những loại tài sản này gồm chứng khoán đã được niêm yết, bất động sản, động sản (tài sản di dời được) và quyền sở hữu.
Thẩm quyền xác định loại tài sản nói trên sẽ thuộc về một ủy ban của Chính phủ Nga. Còn việc đưa ra quyết định bồi thường sẽ thuộc về thẩm quyền của tòa án.
Hồi tháng 4, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, ông Dmitry Medvedev thừa nhận rằng Nga nắm giữ số lượng không đáng kể tài sản thuộc sở hữu nhà nước của Mỹ. Do đó, bất kỳ bước đi nào của Nga nhằm tịch thu tài sản của Mỹ sẽ không tương xứng với số tài sản của Nga bị tịch thu. Do đó, ông Medvedev cho rằng Nga có thể tịch thu tài sản của cá nhân Mỹ ở Nga.
Video đang HOT
Mỹ và các đồng minh đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng trung ương Nga như một phần của các lệnh trừng phạt khi Moskva mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Hầu hết số tài sản đó đang được nắm giữ ở EU. Theo kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU), lợi nhuận hằng năm của các tài sản này dự kiến từ 2,5 – 3 tỷ euro và 90% lợi nhuận thu được từ tài sản này sẽ được sử dụng để hỗ trợ quân sự cho Kiev thông qua Cơ chế Hòa bình châu Âu (EPF), phần còn lại sẽ được chuyển vào ngân sách EU và được sử dụng cho mục đích tái thiết Ukraine.
Lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) cũng đang thảo luận cách thức có thể làm đối với số tài sản bị phong tỏa của Nga.
Moskva đã nhiều lần cảnh báo phương Tây về những hậu quả nghiêm trọng nếu các nước này tịch thu và sử dụng tài sản của Nga.
Tổng thống Putin ký sắc lệnh trả đũa động thái tịch thu tài sản Nga ở nước ngoài
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh cho phép quản lý hành chính tài sản của "các quốc gia không thân thiện", nhằm đáp trả động thái tịch thu tài sản Nga ở nước ngoài.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Theo hãng thông tấn TASS, sắc lệnh được công bố ngày 25/4 và được thông qua với lý do cần phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đáp trả các hành động bất hợp pháp của Mỹ và các quốc gia khác khi các nước này tịch thu tài sản của Nga, của các công ty và công dân Nga.
Bất động sản và tài sản tại Nga (như chứng khoán và cổ phần trong vốn điều lệ của các công ty Nga) của các thực thể thuộc các quốc gia đó sẽ bị quản lý hành chính tạm thời trong trường hợp các nước này có những động thái "không thân thiện", hoặc nếu có mối đe dọa nhằm vào an ninh quốc gia, kinh tế, năng lượng cũng như khả năng phòng thủ.
Cơ quan Quản lý Tài sản Nhà nước Liên bang Nga (Rosimushchestvo) sẽ là cơ quan quản lý. Cơ quan này sẽ thực hiện các nhiệm vụ của một chủ sở hữu, ngoại trừ quyền định đoạt tài sản. Cơ quan này cũng sẽ kiểm kê và bảo vệ tài sản mà mình đang quản lý.
Sắc lệnh có đoạn: "Các chi phí quản lý hành chính tài sản sẽ được chi trả bằng thu nhập từ việc sử dụng các tài sản này. Việc quản lý hành chính có thể được chấm dứt theo quyết định của Tổng thống Nga".
Có hiệu lực từ ngày 25/4, sắc lệnh cũng đi kèm một danh sách tài sản bị quản lý, hiện có ba mục, liên quan đến cổ phần của các cổ đông nước ngoài trong công ty phân phối điện Unipro và công ty năng lượng Fortum.
Rosimushchestvo được cấp quyền quản lý tạm thời 83,73% cổ phần của Unipro (thuộc Uniper SE ở Đức), 69,8807% cổ phần của Fortum (thuộc Fortum tại Nga) và 28,3488% cổ phần của Fortum (thuộc Fortum Holding tại Phần Lan).
Trước đó, ngày 16/2, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko tuyên bố trong trường hợp cần thiết, nước này sẽ có hành động đáp trả nếu Liên minh châu Âu (EU) quyết định tịch thu tài sản của Nga và chuyển cho phía Ukraine. Phát biểu với hãng tin TASS của Nga, Thứ trưởng Grushko nhấn mạnh Nga sẽ đánh giá tình hình và nếu cần thiết sẽ triển khai hành động đáp trả thích hợp. Ông cũng nhấn mạnh rằng chỉ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mới có quyền đưa ra các biện pháp trừng phạt.
Trước đó, Thụy Điển, nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU, cho biết các đại diện EU đã nhóm họp tại Brussels (Bỉ) vào ngày 15/2 vừa qua, trong đó nhất trí thông qua việc thành lập nhóm làm việc đặc biệt xem xét sử dụng các tài sản bị phong tỏa hoặc tịch thu của Nga để hỗ trợ tái thiết Ukraine.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng cho biết Mỹ đang thảo luận với các đối tác về cách sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để mang lại lợi ích cho Ukraine. Thông tin trên được bà Yellen đưa ra vài ngày sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Victoria Nuland tuyên bố Mỹ đang nỗ lực buộc Nga trả giá. Theo bà Nuland, Quốc hội Mỹ đã trao quyền cho Bộ Tư pháp sử dụng tài sản bất hợp pháp tịch thu được từ các nhà tài phiệt Nga để giúp tái thiết Ukraine. Bà Nuland cho biết thêm vào thời điểm đó, đang có các cuộc thảo luận giữa Mỹ và các đồng minh về tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng phát vào cuối tháng 2/2022 tới nay, các quốc gia phương Tây đã đóng băng tổng số tài sản của Nga ước tính trị giá 300 tỷ USD.
Một tài liệu nội bộ của EU cho biết khối này cuối cùng sẽ phải trả lại tài sản bị đóng băng cho Nga. Số tiền này không thể được EU giữ vô thời hạn hoặc chuyển sang Ukraine.
Bước chuyển dịch đúng hướng Dư luận không bất ngờ khi chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng thống LB Nga Vladimir Putin ngay sau khi ông tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ năm là tới Trung Quốc. Năm nay, hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 16/5/2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) hội đàm với Tổng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thái Lan bắt giữ 4 nghi phạm liên quan vụ sập tòa nhà trong động đất

Thủy phi cơ AG600 của Trung Quốc sẵn sàng đưa vào sử dụng

Cuộc chiến AI: Nvidia đứng giữa 'gọng kìm' Mỹ - Trung

DHL tạm dừng chuyển hàng toàn cầu trên 800 USD cho người tiêu dùng Mỹ

Tiết lộ phương án Israel tấn công cơ sở hạt nhân của Iran

Giám đốc tình báo Thổ Nhĩ Kỳ gặp phái đoàn Hamas

Bí quyết về vùng đất tại Nga nơi sản sinh hàng loạt huyền thoại võ thuật hiện đại

Iraq khai mạc triển lãm quốc tế về an ninh, quốc phòng

Tìm thấy thêm thi thể thủy thủ tàu cá bị chìm tại Hàn Quốc

Lễ Phục sinh tại nhiều quốc gia trên thế giới

Bước chuyển lịch sử của Mỹ nhìn từ màn phô diễn sức mạnh táo bạo ở Thái Bình Dương: Kỳ cuối

Bước chuyển lịch sử của Mỹ nhìn từ màn phô diễn sức mạnh táo bạo ở Thái Bình Dương: Kỳ 1
Có thể bạn quan tâm

Phim lỗ hơn 3000 tỷ vì dở dã man, netizen mỉa mai "làm nhiều việc ác mới phải xem phim này"
Hậu trường phim
19:57:49 20/04/2025
Phim Hàn mới chiếu đã nhận mưa lời khen vì "lạ đời chưa từng thấy", nữ chính hơn nam chính 42 tuổi mới sốc
Phim châu á
19:53:47 20/04/2025
Android 16 có tính năng chống trộm mới
Đồ 2-tek
19:44:07 20/04/2025
Hai cháu nhỏ ở Lào Cai đuối nước thương tâm
Tin nổi bật
19:37:20 20/04/2025
Chồng ốm nhưng chị gái tôi không đưa đi viện mà bắt ăn cháo, trùm chăn cho tự khỏi, tôi khuyên giải thì anh rể khiến tôi "tăng xông"
Góc tâm tình
19:35:35 20/04/2025
Phát ngôn "sĩ" nửa vời của HIEUTHUHAI gây tranh cãi khắp MXH
Sao việt
18:59:26 20/04/2025
Trải nghiệm gội đầu bằng thiết bị ứng dụng AI với giá phải chăng ở Trung Quốc
Thế giới số
18:27:55 20/04/2025
McTominay ghi bàn thứ 9 ở Serie A, Napoli quân bình điểm số với Inter
Sao thể thao
18:25:51 20/04/2025
Cách nấu hủ tiếu mực thơm ngon tại nhà
Ẩm thực
15:29:38 20/04/2025
Mỹ và Iran tiến hành vòng đàm phán gián tiếp thứ hai
