Tổng thống Nga tuyên bố sẽ mở rộng hợp tác thương mại với các đối tác mới
Ngày 15/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ mở rộng hợp tác thương mại với các đối tác mới, trong đó có dịch chuyển dòng chảy khí đốt sang các nước láng giềng phía Đông nhằm đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại một hội nghị trực tuyến ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bài phát biểu phát trên truyền hình, Tổng thống Putin khẳng định Nga sẽ phát triển quan hệ kinh tế với các đối tác ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh để ngăn chặn ý định của phương Tây cô lập Nga về mặt kinh tế.
Tổng thống Putin nêu rõ: “Chúng tôi sẽ loại bỏ các hạn chế về mặt hậu cần và tài chính. Chúng tôi đang mở rộng, và sẽ mở rộng, hợp tác với tất cả những ai quan tâm đến điều đó”.
Tổng thống Putin nhấn mạnh sẽ tăng hoạt động bán khí đốt cho khu vực phía Đông, và tái khẳng định kế hoach xây dựng một “trung tâm khí đốt” mới ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, Tổng thống Putin còn dự báo nền kinh tế Nga sẽ suy giảm 2,5% trong năm nay.
Tổng thống Putin cho biết thêm Nga đã đạt tiến triển tích cực trong chủ trương sử dụng đồng nội tệ trong giao dịch với “các quốc gia thân thiện”, trong khi đang phát triển các cơ chế thanh toán mới như sử dụng đồng tiền kỹ thuật số của các ngân hàng trung ương và công nghệ sổ cái phân tán (DLT) – thuật ngữ đề cập đến cơ sở hạ tầng công nghệ sử dụng máy tính độc lập để ghi chép, chia sẻ và đồng bộ hóa các giao dịch trong sổ cái điện tử – cách thức loại bỏ rủi ro chính trị khi sử dụng các đồng tiền của “các quốc gia không thân thiện”.
Những "đòn hậu cần" tác động đến chiến sự Nga - Ukraine
"Người nghiệp dư nói về chiến lược và chiến thuật. Các chuyên gia bàn về hậu cần và tính bền vững trong chiến tranh", tướng Mỹ Robert Hilliard Barrow từng nói, nhằm thể hiện rằng hoạt động hậu cần là rất quan trọng trong các cuộc chiến.
Và xung đột Nga - Ukraine cũng không là ngoại lệ.
Xung đột Nga - Ukraine cho thấy ảnh hưởng lớn của hậu cần tới cục diện trên chiến trường.Ảnh: FT
Xung đột ở Ukraine cho thấy những bài học hậu cần đáng chú ý trước cuộc xung đột và những ảnh hưởng của khâu này ở cấp độ chiến thuật.
Sự chuẩn bị của Nga
Theo trang The Cove, sau khi Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014, hai yếu tố hậu cần quan trọng của Moscow được hình thành.
Thứ nhất, bán đảo Crimea giúp Nga có một thành trì hải quân ở phía nam Ukraine. Từ căn cứ hải quân này, các lực lượng và trang thiết bị của Nga có thể dễ dàng được đưa vào Sevastopol - thành phố lớn nhất ở Crimea - để xây dựng quân đội. Đây là một thành phố cảng quan trọng và giúp Moscow đảm bảo sự thống trị ở Biển Đen.
Video đang HOT
Thứ hai là cây cầu eo biển Kerch (cầu Crimea), được xây dựng năm 2019. Cây cầu này nối bán đảo Crimea với đất liền Nga và cung cấp một tuyến đường sắt đến phía nam Ukraine. Điều này cho thấy Nga phụ thuộc nhiều vào đường sắt để phục vụ hậu cần quân sự.
Một đoàn tàu quân sự di chuyển qua cầu Crimea. Ảnh: RDM
Bán đảo Crimea giúp Nga có một cơ sở an toàn để xây dựng quân đội trước xung đột, cũng như đảm bảo sự bền vững. Đây được cho là lí do vì sao cuộc tiến công của quân Nga tiến nhanh hơn ở phía nam.
Kể từ đó, Nga đã thông qua Crimea để kết nối đến vùng Donbass. Kiểm soát "phòng tuyến Mariupol" là một mục tiêu chiến lược của Nga kể từ khi Crimea sáp nhập vào nước này. Mariupol có mạng lưới đường sắt chiến lược cũng như tập trung các nhà máy sản xuất thép, nhiều ngành công nghiệp quan trọng và trung tâm xuất khẩu.
Vào những ngày đầu của cuộc xung đột, Nga kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở phía bắc Ukraine. Dù lý do của động thái này chưa được công bố đầy đủ, nhưng việc kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl được xem là mang tính chiến lược vì nhà máy này cần được bảo trì tích cực để tránh thảm họa xảy ra.
Nhà máy này cũng nằm gần biên giới Belarus, một quốc gia thân Nga. Điều này mang lại cho Nga chỗ đứng đầu tiên ở phía bắc Ukraine, đồng thời đảm bảo một con đường tiếp cận thủ đô Kiev từ phía bắc, theo hướng bờ tây sông Dnieper.
Kể từ đó, nhiều cơ sở hạ tầng hậu cần chiến lược khác của Ukraine bị quân đội Nga kiểm soát, bao gồm sân bay, cảng biển, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia... Việc kiểm soát các cơ sở hạ tầng hậu cần chiến lược giúp Moscow cô lập Kiev bằng đường biển và cho phép các lực lượng Nga kiểm soát đáng kể khả năng sản xuất điện của Ukraine. Ngoài ra, Nga còn tấn công các căn cứ quân sự của Ukraine bằng pháo và rocket.
Những "đòn hậu cần" nặng ký của hai bên
Khi Nga tìm cách kiểm soát cơ sở hạ tầng hậu cần quan trọng, Ukraine tìm mọi cách chống đỡ. Ngày 26/2, công ty Đường sắt Ukraine xác nhận, toàn bộ liên kết đường sắt giữa Nga và Ukraine đã bị phá hủy. Đây được xem là một nỗ lực nhằm đánh vào hoạt động hậu cần của Nga, vốn phụ thuộc vào đường sắt.
Kể từ đó, quân Nga phải đối mặt với nhiều vấn đề về hậu cần, bao gồm việc đoàn xe vận tải quân sự dài hơn 60km phải tạm dừng trong nhiều ngày khi đã tiến sát Kiev, theo trang The Cove. Một số phương tiện quân sự được cho là bị hết nhiên liệu trên đường tới Kiev.
Thêm vào đó, mặt đất lầy lội đã khiến các xe tải khó có thể di chuyển nhanh so với các tuyến đường khác. Hình ảnh và video cho thấy các phương tiện Nga bị kẹt trong bùn. Một số quan chức địa phương cho biết, lực lượng Ukraine đã phá một con đập để tạo ra các vùng ngập lụt nhằm cản bước quân Nga.
Moscow buộc phải dựa vào các phương tiện và mạng lưới đường bộ. Điều này, trên thực tế khiến các cánh quân Nga bị lệch khỏi các căn cứ tiếp tế và làm gián đoạn chuỗi cung ứng của quân đội Nga.
Đoàn xe vận tải của Nga ở Ukraine hôm 28/2. Ảnh: Maxar Technologies
"Vận chuyển bằng xe tải tốn rất nhiều thời gian. Đó là một thách thức với quân đội Nga vì họ đang cố gắng vận chuyển lượng lớn trang thiết bị, nhiên liệu... trên những con đường nhỏ. Và họ không đi qua đó chỉ 1 lần", theo Michael Kofman, giám đốc nghiên cứu về Nga tại CNA - một công ty tư vấn ở Mỹ.
Ukraine sau đó tập trung nhắm vào các phương tiện hậu cần của Nga. Theo The Cove, Moscow sử dụng chiến thuật để ngụy trang các phương tiện chở nhiên liệu thành xe chở hàng nhưng Kiev đã phát hiện chiến thuật này.
Các lực lượng Kiev còn lợi dụng địa hình thành phố phức tạp và tập trung tấn công các đoàn xe hậu cần của Nga vào ban đêm. Điều này làm gián đoạn liên lạc của quân Nga với các cơ quan đầu não và khiến quá trình tiếp tế cho quân Nga mất nhiều thời gian hơn.
Từ mùa xuân sang mùa hè, quân đội Ukraine hứng chịu những đợt pháo kích dữ dội không ngừng của quân Nga ở miền đông, liên tục mất kiểm soát lãnh thổ và tổn thất nghiêm trọng trong một cuộc đối đầu không cân sức.
Nhưng tình hình đã thay đổi kể từ khi Ukraine sử dụng pháo HIMARS do Mỹ và phương Tây viện trợ từ tháng 6. Với lợi thế tầm bắn xa, pháo HIMARS giúp quân đội Ukraine tấn công từ xa mà không lo trở thành mục tiêu của các đòn đáp trả. Ukraine phần nào làm chậm bước tiến của Nga.
Sử dụng HIMARS và các loại vũ khí tầm xa khác, Ukraine có thể tấn công lực lượng Nga ở sâu trong chiến tuyến, cắt đứt các tuyến hậu cần quan trọng, gia tăng tấn công vào các mục tiêu then chốt của Moscow. Ngoài ra, các lực lượng Ukraine còn làm tiêu hao lực lượng quân Nga, cũng như ngăn khả năng của Nga trong việc điều động binh sĩ và thiết bị tới để giữ một số vùng ở Ukraine, theo tờ New York Times. Các quan chức Ukraine tuyên bố, pháo HIMARS đã "thay đổi cục diện cuộc chiến" ở Ukraine.
Không chỉ tấn công về hậu cần trong các khu vực Nga mới kiểm soát, lực lượng Ukraine còn vươn tới các kho xăng, kho đạn ở một số vùng Nga gần biên giới như Belgorod. Ukraine cũng được cho là đứng sau vụ nổ ở sân bay quân sự trên bán đảo Crimea hồi tháng 8 năm nay, khiến hàng loạt phi cơ Nga bị thiệt hại.
Đầu tháng 10, một vụ nổ xảy ra trên cầu Crimea (cầu Kerch) nối vùng Krasnodar ở tây nam nước Nga với bán đảo Crimea, gây sập 2 nhịp cầu trên một làn đường bộ và khiến 7 toa chở nhiên liệu trên phần đường sắt bốc cháy dữ dội.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng vụ việc do lực lượng đặc nhiệm Ukraine thực hiện, nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự cực kỳ quan trọng của Nga. Cầu Crimea đồng thời cũng là tuyến đường huyết mạch cho hoạt động hậu cần của chiến dịch quân sự ở Ukraine. Theo CNN, nếu quân đội Nga không thể sử dụng cây cầu này, con đường tiếp tế của Moscow cho các lực lượng của Nga đang hoạt động ở miền nam Ukraine sẽ trở nên khó khăn hơn.
Phía Nga cũng tung ra nhiều đòn hậu cần đối với Ukraine. Ngay từ đầu chiến dịch quân sự, Nga đã không kích dữ dội các kho chứa, nhà máy sản xuất vũ khí, các kho dầu và cơ sở quân sự khác của Ukraine. Ngành sản xuất vũ khí của Ukraine hầu như bị triệt tiêu.
Từ ngày 10/10, sau vụ nổ ở cầu Crimea, Nga đã sử dụng hàng trăm UAV, tên lửa tấn công các cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp Ukraine trong 2 tuần, khiến ít nhất 30-40% hệ thống điện của nước này bị phá hủy. Thiếu năng lượng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nhiều đối với các lực lượng Ukraine.
Nhưng điều mà Ukraine cảm thấy lo lắng hơn có lẽ là việc Nga đưa quân và hàng trăm xe thiết giáp đến gần biên giới Ukraine từ phía Belarus. Một quan chức Ukraine đã nhận định, Nga nhiều khả năng sẽ mở mặt trận tấn công từ hướng này, nhưng không nhằm vào Kiev, mà theo hướng lên khu vực biên giới Ukraine - Ba Lan. Nếu điều này xảy ra, dòng chảy vũ khí tiếp tế từ phương Tây tới Ukraine có thể sẽ bị cắt đứt.
"Ác mộng" hậu cần của Ukraine
Một binh sĩ Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ và phương Tây cung cấp cho Kiev. Ảnh: AP
Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Mỹ và các nước phương Tây thường xuyên hỗ trợ vũ khí cho Kiev để đối phó Nga. Giới chức Ukraine mô tả vũ khí phương Tây là yếu tố then chốt trong nỗ lực xoay chuyển cục diện chiến trường của Kiev.
Tuy nhiên, việc tiếp nhận và vận hành các vũ khí hiện đại do phương Tây viện trợ cũng đặt ra nhiều thách thức nghiêm trọng với quân đội Ukraine.
Theo tờ New York Times, một số quan chức Mỹ cảnh báo, việc chuyển giao nhiều hệ thống vũ khí khác nhau cho Ukraine ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả chiến đấu tổng thể của quân đội nước này.
"Cách thức hỗ trợ vũ khí hiện tại của phương Tây dành cho Ukraine là mỗi quốc gia góp một số loại khác nhau. Điều này đang trở thành ác mộng hậu cần cho quân đội Ukraine vì mỗi loại vũ khí lại yêu cầu một hệ thống hậu cần, bảo trì và đào tạo riêng", tờ New York Times dẫn nội dung một báo cáo do Viện các Quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) công bố.
Một số quan chức Mỹ còn cho rằng, việc gọi số lượng lớn các chuyên gia pháo binh Ukraine từ tiền tuyến về để huấn luyện cho họ có thể "làm suy yếu hệ thống phòng thủ của Ukraine, giúp Nga có được các lợi thế và khiến bất kỳ cuộc phản công nào của Kiev trong tương lai trở nên khó khăn hơn".
Quân đội Ukraine đã tiếp nhận một số vũ khí của phương Tây như lựu pháo M777 của Mỹ, Úc và Canada cùng các loại pháo tự hành như Caesar của Pháp, Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000) của Đức, M109 của Mỹ...
Jack Watling, đồng tác giả báo cáo của RUSI, nhận định: "Các tổ hợp vũ khí này không thể dùng chung các loại đạn".
Không chỉ được cung cấp các loại vũ khí khác nhau, quân đội Ukraine còn phải học cách vận hành và bảo trì chúng. Quá trình này phức tạp hơn so với việc vận hành và bảo trì những khí tài mà họ từng sử dụng (chủ yếu của Liên Xô).
"Khi chuyển sang các vũ khí mới, họ phải xử lý nhiều thứ mà chưa từng thấy trước đây", Scott Boston, một nhà phân tích quốc phòng, chia sẻ.
Ông Watling cho biết, các vấn đề trên chưa phải là tất cả thách thức mà quân đội Ukraine phải đối mặt khi vận hành các hệ thống pháo của phương Tây cung cấp. Các hệ thống pháo này có cỡ nòng, phụ tùng thay thế, cơ chế bảo trì, cách thức nạp đạn khác nhau.
Những điểm khác biệt về cấu tạo này dẫn đến không đồng nhất trong khâu đào tạo, vận hành. Ngoài ra, việc cung ứng các linh kiện thay thế cũng gặp khó khăn vì một số nước phương Tây cung cấp nhỏ giọt.
Cơ hội mới cho hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Luxembuorg, Hà Lan và Bỉ Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Luxembourg, Hà Lan và Bỉ từ năm 1973; trong đó, Bỉ là đối tác chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam - Hà Lan được xem là điển hình của quan hệ năng động và hiệu quả giữa Việt Nam và một nước châu Âu. Đặc biệt,...