Tổng thống Nga Putin điện đàm với Thái tử Saudi Arabia bàn về thị trường dầu mỏ
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 21/7, nghĩa là chỉ vài hôm sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Saudi Arabia, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman Saud.
Công nhân vận hành đường ống dẫn dầu của Nga. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về sự phối hợp trong OPEC và tình hình ở Syria, có tính đến kết quả cuộc họp của nguyên thủ các quốc gia bảo lãnh tiến trình Astana tại Tehran (Iran) diễn ra trước đó vài ngày.
Trong cuộc điện đàm, hai bên thừa nhận tầm quan trọng của việc hợp tác trong khuôn khổ OPEC . Tuyên bố của Điện Kremlin có đoạn: “Chúng tôi hài lòng ghi nhận rằng các quốc gia tham gia định dạng này luôn hoàn thành nghĩa vụ của mình để duy trì sự cân bằng và ổn định cần thiết trên thị trường năng lượng toàn cầu”.
Các bên cũng trao đổi quan điểm “về tình hình ở Syria, có tính đến kết quả của cuộc họp ngày 19/7 tại Tehran của những người đứng đầu các quốc gia bảo lãnh tiến trình Astana về thúc đẩy giải quyết vấn đề Syria”. Điện Kremlin khẳng định cả hai bên đều đánh giá tích cực “mức độ quan hệ hữu nghị đã đạt được”, và thảo luận về việc mở rộng quan hệ thương mại và kinh tế.
Cuộc điện đàm diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Saudi Arabia. Một trong những mục tiêu chuyến công du Trung Đông của ông Biden là tăng sản lượng dầu từ Riyadh để ổn định giá năng lượng.
OPEC chịu thêm sức ép khi sản lượng khai thác của khối sụt giảm
Sản lượng dầu thô khai thác của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sụt giảm trong tháng 5, tạo thêm sức ép với OPEC sau khi liên minh này đưa ra cam kết về ổn định thị trường bằng biện pháp tăng nguồn cung.
Cơ sở lọc dầu Aramco của Saudi Arabia ở khu vực al-Khurj, phía Nam thủ đô Riyadh. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo dữ liệu được OPEC công bố ngày 14/6, tổng sản lượng của 13 nước thành viên OPEC giảm 176.000 thùng/ngày trong tháng trước, xuống còn mức trung bình 28,5 triệu thùng/ngày.
Tại Libya, các cuộc biểu tình khiến một số cơ sở khai thác dầu, lọc dầu lớn buộc phải đóng cửa, làm sản lượng khai thác giảm 186.000 thùng/ngày. Sản lượng tại Nigeria, Iraq cũng sụt giảm, lần lượt ở mức 45.000 thùng/ngày và 21.000 thùng/ngày. Mức tăng sản lượng khiêm tốn của Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) và Kuwait không đủ bù cho mức thiếu hụt này.
Suy giảm sản lượng là tín hiệu cho thấy OPEC sẽ phải chật vật trong kế hoạch tăng nguồn cung gia thị trường, giúp giảm sức nóng của dầu thô, mặt hàng tăng giá mạnh sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukriane.
Ngày 2/6, OPEC và các đối tác (gọi tắt là OPEC ) đã thông báo kế hoạch tăng sản lượng lên mức 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8 tới, nhằm hạ nhiệt giá dầu. Nhưng giới phân tích thị trường ngay lập tức nghi ngờ về tính khả thi của quyết định này.
Nhiều thành viên trong OPEC hiện đang khai thác ở mức công suất tối đa, chỉ một số ít các nước như Saudi Arabia hay UAE là còn có sản lượng tiềm năng dư thừa, đủ điều kiện để tăng sản lượng trong thời gian ngắn. Những nhà sản xuất khác thậm chí còn không duy trì được mức sản lượng gia tăng theo hạn ngạch (quota) được OPEC cấp, do hạ tầng khai thác xuống cấp.
Saudi Arabia cắt giảm nguồn cung dầu mỏ cho Trung Quốc Theo các động thái này diễn ra khi Trung Quốc tăng nhập khẩu dầu giá rẻ từ Nga. Ảnh minh họa - Getty Images Cuối tuần qua, hai hãng tin Reuters và Bloomberg trích dẫn các nguồn thạo tin cho biết Saudi Arabia sẽ cắt giảm các lô hàng dầu mỏ bán cho Trung Quốc trong tháng 7. Theo báo cáo, nhà xuất...