Tổng thống Nga Putin chưa xác nhận dự hội nghị thượng đỉnh G20
Theo ông Georgi Gotev, biên tập viên cấp cao của trang tin châu Âu Euractiv ngày 31/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đến nay vẫn chưa xác nhận tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali (Indonesia) từ ngày 15-16/11 hay cử một phái đoàn cấp cao thay thế.
Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Kremlin.ru
Nếu nhà lãnh đạo Nga đến Indonesia, đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh toàn cầu lớn đầu tiên mà người đứng đầu Điện Kremlin tham dự cùng với các nhà lãnh đạo hàng đầu của phương Tây, trong đó có cả Tổng thống Mỹ Joe Biden, kể từ khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng có kế hoạch tận dụng cuộc họp G20 cho các cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine.
Nhưng đối với phương Tây, sự hiện diện của ông Putin có thể gây phản ứng. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Tổng thống Biden không có ý định “ngồi với ông Putin”. Điều này có nghĩa là cả hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ có thể trao đổi xã giao nhưng các cuộc đàm phán song phương sẽ không diễn ra.
Video đang HOT
Hơn nữa, phương Tây có thể không chấp nhận khi thảo luận về Ukraine mà không có các quan chức của nước này tham dự.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi “tẩy chay” Moskva khỏi G20 nhưng vì Ukraine không phải là thành viên, điều này có thể sẽ không có trọng lượng.
Sau khi sáp nhập Crimea, Nga đã bị các thành viên loại khỏi G8, biến khối này thành G7 hiện nay với các thành viên Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản, Pháp, Đức và Italy.
Nhưng Nga có nhiều bạn bè và đối tác trong G20, đặc biệt là các nước BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
Do đó, ông Gotev nhận định Tổng thống Nga Putin khả năng sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 và có thể tin tưởng vào Tổng thống Widodo, người chủ trì hội nghị cuộc họp, hoặc vào Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên G20, để tìm cách dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây đổi lấy việc chấm dứt xung đột.
Tổng thống Nga cảnh báo phương Tây 'gieo gió gặt bão'
Theo ông Putin, cuộc xung đột ở Ukraine như một cuộc chiến giữa phương Tây và Nga, lưu ý rằng cuối cùng, phương Tây sẽ phải nói chuyện với Nga và các cường quốc khác về tương lai của thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự phiên thảo luận tại Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai ngày 27/10/2022. Ảnh: EPA/EFE
Tổng thống Vladimir Putin ngày 27/10 cho rằng thế giới phải đối mặt với thập kỷ nguy hiểm nhất kể từ Thế chiến thứ hai "khi giới tinh hoa phương Tây tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ không thể tránh khỏi sự thống trị toàn cầu của Mỹ và các đồng minh".
Với lần xuất hiện trước công chúng dài nhất kể từ khi xung đột với Ukraine nổ ra vào ngày 24/2 và phát biểu tại Câu lạc bộ Thảo luận Valdai trong một phiên thảo luận có chủ đề "Một thế giới hậu bá quyền: Công lý và An ninh cho mọi người", nhà lãnh đạo Nga cáo buộc phương Tây "kích động chiến tranh và gieo rắc hỗn loạn" trên toàn thế giới.
"Thời kỳ thống trị của phương Tây đối với các vấn đề thế giới sắp kết thúc. Chúng ta đang đứng ở ranh giới lịch sử: Phía trước có lẽ là thập kỷ nguy hiểm nhất, không thể đoán trước và đồng thời là quan trọng kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc", ông Putin nói.
Trong bài phát biểu và phần trả lời các câu hỏi, ông Putinlưu ý rằng phương Tây cho thấy sự suy tàn khi đối mặt với các cường quốc châu Á đang trỗi dậy như Trung Quốc, đồng thời đổ lỗi cho Mỹ và đồng minh đã kích động xung đột ở Ukraine.
"Phương Tây - tất nhiên là không có sự thống nhất trong đó - rõ ràng là một liên minh rất phức tạp. Tuy nhiên, họ đã thực hiện một số bước để leo thang trong những năm gần đây và đặc biệt là trong những tháng gần đây. Trên thực tế, họ luôn kích động để làm trầm trọng thêm tình hình. Đây là sự kích động xung đột ở Ukraine, đây là sự khiêu khích xung quanh Đài Loan, sự bất ổn của thị trường thực phẩm và năng lượng thế giới".
Theo Tổng thống Nga, mặc dù vấn đề khủng hoảng lương thực và năng lượng không được thực hiện có chủ đích, nhưng "không còn nghi ngờ gì nữa, đó là do một số sai sót mang tính hệ thống của chính những nhà chức trách phương Tây".
Ông Putin nêu rõ "Bá quyền trên toàn thế giới là thứ mà phương Tây đã đặt lên hàng đầu trong kế hoạch của họ - nhưng điều này rất nguy hiểm. Như người ta nói: Người gieo gió ắt sẽ gặt bão. Tôi tin rằng sớm muộn gì các trung tâm mới của trật tự thế giới đa cực sẽ nổi lên và phương Tây sẽ phải bắt đầu một cuộc thảo luận bình đẳng về tương lai mà chúng ta cùng chia sẻ".
Nhà lãnh đạo Nga cũng đổ lỗi cho phương Tây gây ra căng thẳng hạt nhân gần đây, trích dẫn nhận xét của cựu Thủ tướng Anh Liz Truss về việc bà sẵn sàng sử dụng biện pháp răn đe hạt nhân của London nếu tình huống yêu cầu. Ông Putin nhắc lại rằng Ukraine có thể cho nổ một "quả bom bẩn có chất phóng xạ để đổ lỗi cho Moskva" - một quan điểm mà Kiev và phương Tây bác bỏ, cho rằng không có bằng chứng.
Xung đột Nga - Ukraine đã gây ra cuộc đối đầu lớn nhất giữa Moskva với phương Tây kể từ Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 khi Liên Xô và Mỹ tiến gần nhất đến chiến tranh hạt nhân. Khi được hỏi về khả năng leo thang hạt nhân liên quan đến xung đột ở Ukraine, ông Putin nói rằng nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại khi vũ khí hạt nhân còn tồn tại.
Nhưng ông Putin khẳng định rằng học thuyết quân sự của Nga là phòng thủ và khi được hỏi về cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, nhà lãnh đạo Nga cho biết ông không muốn như Nikita Khrushchev, nhà lãnh đạo Liên Xô, người cùng với Tổng thống Mỹ thời đó John F. Kennedy, đã đưa thế giới đến bờ vực của chiến tranh hạt nhân trước khi xoa dịu tình hình.
Tổng thống Mỹ Biden để ngỏ khả năng gặp Tổng thống Nga ở Indonesia, nêu các chủ đề có thể thảo luận Tổng thống Mỹ Biden bày tỏ mong muốn thảo luận vấn đề tù nhân với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới ở Indonesia, theo hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 12/10. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Geneva. Ảnh: RIA Novosti Ngày 11/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mark Zuckerberg cố tình kìm hãm sự phát triển của Instagram?

Tang lễ Giáo hoàng Francis: An ninh chưa từng có với tiêm kích, chiến hạm

MRC đề nghị Campuchia bổ sung tài liệu về dự án kênh đào Phù Nam Techo

Xiaomi bị cáo buộc ép nhân viên làm thêm giờ quá mức

Bộ trưởng Mỹ tiết lộ tần suất đàm phán thuế quan với Trung Quốc cao một cách bất ngờ

Chuyên gia giải thích lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến sản xuất máy bay quân sự Nga

Bất ngờ với tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Trump sau 100 ngày cầm quyền

Nga liên tục tung nhóm đột kích, tìm cách mở rộng chiến tuyến ở Sumy

Thái Lan tiếp tục hỗ trợ các nạn nhân vụ động đất tại Myanmar

Ít nhất 9 người tử vong trong vụ lao xe ở Vancouver, Canada

Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Tổng thống Trump đồng ý gặp nhau sau lễ tang Giáo hoàng

Sắc màu cuộc sống: Công viên nhỏ nhất thế giới giữa lòng Nhật Bản
Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 28/4: Hoàng Thùy Linh tái hiện hình ảnh Mị, Trấn Thành bị vợ 'tố'
Sao việt
07:43:51 28/04/2025
Sức mạnh ấn tượng của Xiaomi 16 lộ diện
Đồ 2-tek
07:40:50 28/04/2025
Bản chất thật của Lâm Tâm Như: Có thanh thuần vô hại như vẻ bề ngoài?
Sao châu á
07:36:47 28/04/2025
Android 16 sắp có thể 'chặn đứng' thiết bị USB độc hại
Thế giới số
07:33:51 28/04/2025
Giải cứu 18 nữ thanh, thiếu niên bị giam lỏng tại cơ sở massage Moonlight
Pháp luật
07:11:09 28/04/2025
Đến Vạn Hạnh Mall ngay lúc này: 1 góc nhỏ nhân văn xuất hiện, khách hàng ai cũng thấy ấm lòng
Netizen
07:08:19 28/04/2025
Doãn Hải My khoe khí chất tiểu thư Hà thành sang chảnh, chồng kiếm tiền tỷ đưa đi shopping vẫn tiết kiệm, netizen khen hết lời
Sao thể thao
06:54:49 28/04/2025
Showbiz Việt mấy ai khổ như mỹ nhân này: Ngày nào cũng dậy từ 3h sáng, bị chồng mắng đến phát khóc
Hậu trường phim
06:53:50 28/04/2025
Bộ phim khóc cạn nước mắt khi xem lại những ngày này: Nghệ sĩ Vân Dung lúc 9 tuổi đã xuất sắc, một ngôi sao trở thành huyền thoại
Phim việt
06:50:42 28/04/2025
Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam: Nam chính vừa đẹp vừa ngầu, đỉnh cao hơn cả truyện tranh
Phim châu á
06:46:07 28/04/2025