Tổng thống Nga Putin bất ngờ thăm Syria để gặp Tổng thống Assad
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Putin đến Syria kể từ khi ông thăm căn cứ không quân Hmeymim của Nga tại tỉnh Latakia, miền Tây Syria, năm 2017.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 7/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ đến thủ đô Damascus để gặp Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Putin đến Syria kể từ khi ông thăm căn cứ không quân Hmeymim của Nga tại tỉnh Latakia, miền Tây Syria, năm 2017.
Tại Latakia, ông Putin đã gặp Tổng thống nước chủ nhà Assad và chỉ thị rút một phần lực lượng Nga khỏi Syria.
Nga đã triển khai lực lượng không quân tại Syria từ năm 2015 nhằm hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Syria Assad chống lại phe nổi dậy./.
Theo Nguyễn Hằng (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Vụ ám sát tướng Soleimani: Ông Putin không chỉ "bỏ túi chiến thắng" mà còn là "vị cứu tinh" duy nhất giúp Mỹ và Iran?
Một mặt, Nga được hưởng lợi từ leo thang căng thẳng sau vụ sát hại tướng Iran của Mỹ. Mặt khác, Nga cũng là lựa chọn tốt nhất để giúp ngăn chặn viễn cảnh chiến tranh Mỹ-Iran lúc này.
Video đang HOT
Nga là lựa chọn tốt nhất để hóa giải xung đột tăng cao giữa Mỹ và Iran.
Động thái tranh cãi của Mỹ
Các quan chức cấp cao Nga đã công khai chỉ trích Mỹ trong vụ sát hại chỉ huy quân đội quan trọng của Iran, đồng tình với các nhà lãnh đạo nước ngoài rằng hành động đó sẽ dẫn đến sự leo thang căng thẳng ở khu vực Trung Đông vốn đã đầy rẫy bất ổn.
Tuy nhiên, Điện Kremlin có thể tận dụng vụ việc tranh cãi giữa Mỹ và Iran để làm tồi tệ hơn nữa mối quan hệ chiến lược giữa Washington với các đồng minh châu Âu, các nhà phân tích nói với RFI.
Một tình huống leo thang căng thẳng cũng có thể mang lại cho Tổng thống Nga Vladimir Putin cơ hội vàng để thể hiện khả năng lãnh đạo toàn cầu của mình bằng cách làm việc với các quốc gia để hướng tới các biện pháp giải tỏa sức nóng.
"Tổng thống Putin rất ưa thích nắm giữ vai trò trung gian hòa giải để giảm căng thẳng, bên cạnh việc củng cố hình ảnh của chính mình ở phương Tây", Jonathan Katz, một thành viên cao cấp thuộc Quỹ Marshall của Đức ở Washington nhận định.
Hôm 3/1, tướng Qasem Soleimani, người đứng đầu lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, đã thiệt mạng trong cuộc không kích của Mỹ tại nước láng giềng Iraq.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sau đó giải thích rằng vụ ám sát nhân vật quân sự chủ chốt của Iran là để ngăn chặn một kế hoạch đe dọa rất lớn đến người Mỹ.
Về phần mình, Nga Sergei Lavrov chỉ trích cuộc tấn công của Mỹ "vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quốc tế". Bộ Quốc phòng Nga gọi đây là một bước đi "thiển cận" sẽ dẫn đến nhiều bất ổn trong khu vực.
Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu - những quốc gia không được thông báo trước về vụ tấn công - cũng bày tỏ lo ngại về vụ ám sát mà Washington thực hiện tại khu vực quan trọng đối với nền sản xuất dầu của thế giới.
Ngoại trưởng Đức Heiko mô tả, mặc dù Iran đã thực hiện một loạt các hành động khiêu khích nguy hiểm, nhưng phản ứng của Mỹ lại chẳng khiến cho sự giải tỏa căng thẳng trở nên dễ dàng hơn.
Ngoại trưởng Anh Emily Thornberry không đồng tình với chính sách Iran của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng như cuộc tấn công bí mật nhằm vào tướng Soleimani.
"Trong hai năm, tôi đã cảnh báo về sự liều lĩnh của Tổng thống Trump đối với cuộc chiến với Iran. Cuộc tấn công đêm qua đã đưa chúng ta đến sát bờ vực hơn", bà nói.
Chiến thắng cho Tổng thống Putin?
Việc ông Trump không thông báo cho các đối tác châu Âu về cuộc tấn công đã trao chiến thắng cho Tổng thống Putin một lần nữa khi làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, chuyên gia Katz từ Quỹ Marshall nêu quan điểm.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gọi cho người đồng cấp Putin sau vụ ám sát tướng Soleimani hôm 3/1. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ quan ngại về hành động bất ngờ của Mỹ, cũng như thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Syria và Libya, bên cạnh quan hệ song phương.
Tướng Soleimani.
Tổng thống Macron đã tìm cách hàn gắn quan hệ giữa châu Âu với Nga, một trong những đối tác thương mại lớn nhất của khối nhưng bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt.
Brussels, cùng với Washington, đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga vì tình hình xoay quanh Ukraine và sự kiện sáp nhập Crimea. Các lệnh trừng phạt đã tác động đến sự tăng trưởng của cả châu Âu và Nga.
"Khi các chính sách bị chia rẽ trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương ngày càng sâu sắc, nó sẽ làm suy yếu quyết tâm giữ các biện pháp trừng phạt đối với Nga", chuyên gia Katz nói.
Vai trò của Nga
Nga phải đối mặt với sự cô lập của phương Tây sau khi sáp nhập Crimea vào năm 2014. Năm đó, Washington và Brussels cũng khiến Nga phải ra khỏi nhóm G8.
Tuy nhiên, sự can thiệp quân sự của Nga vào Syria một năm sau đó nhằm ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad đã buộc các nhà lãnh đạo phương Tây phải ngồi vào bàn đàm phán với Tổng thống Putin để thảo luận về hòa bình ở quốc gia đang bế tắc vì xung đột.
Với mối quan hệ sâu sắc giữa Điện Kremlin với Tehran, Tổng thống Putin một lần nữa có thể đóng một vai trò quan trọng khi căng thẳng Mỹ-Iran đang tăng lên.
"Putin đang tìm kiếm con đường nơi ông ấy có thể đóng vai trò của một cường quốc - nơi ông thể hiện rằng mình không bị cô lập về mặt ngoại giao. Nếu có thể giúp tất cả tránh khỏi một cuộc khủng hoảng lớn ở Trung Đông, Putin chắc chắn sẽ cố gắng làm điều đó", Paul Stronski, một nhà phân tích người Nga tại quỹ Carnegie Endowment vì Hòa bình Quốc tế ở Washington nhận xét.
"Và nếu ông ấy kết hợp được với châu Âu, mọi thứ sẽ còn tốt hơn nữa".
Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cảnh báo rằng một sự trả đũa mạnh mẽ đang chuẩn bị hướng về Mỹ sau vụ việc gây tranh cãi.
Cùng với đó, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Hatami cam kết sẽ có một phản ứng mạnh tay đối với "tất cả thủ phạm" liên quan đến vụ sát hại tướng Soleimani.
Một số nhà phân tích cho biết Iran có khả năng phản ứng rất mạnh mẽ đối với vụ việc nói trên, thậm chí có thể kích hoạt các phản ứng tiếp theo từ Mỹ.
Jeff Mankoff, nhà phân tích người Nga tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington cho biết, "nếu để tìm một ai đó có thể ngăn chặn điều này biến thành một viễn cảnh khó chịu, thì người Nga có lẽ là sự lựa chọn tốt nhất".
Theo nguoiduatin.vn
Anh từng cố kéo Nga gia nhập NATO: Điều bất khả thi Bộ Quốc phòng Anh năm 1995 đề xuất biến Nga trở thành thành viên liên kết của NATO, song kế hoạch này đã đổ bể. Mới đây, tờ The Guardian (Anh) đã viết về sự kiện, năm 1995, Bộ Quốc phòng Anh đã đề xuất biến Nga trở thành thành viên liên kết của NATO. Tài liệu mật về sự kiện này mới...