Tổng thống Nga nhận xét về quan điểm đàm phán hoà bình của ông Zelensky
Nhà lãnh đạo Nga đã chỉ ra triển vọng đàm phán hoà bình với phía Ukraine thông qua bên trung gian hoà giải.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông không thấy cơ hội nào để ký kết bất kỳ thỏa thuận nào về Ukraine thông qua bên trung gian, hãng thông tấn TASS ngày 5/7 đưa tin.
Nguồn tin trên dẫn lời Tổng thống Putin nêu rõ: “Chúng tôi luôn ủng hộ đàm phán, mọi người biết rõ điều đó. Chúng tôi chưa bao giờ từ bỏ đàm phán. Câu hỏi duy nhất là với tôi, có vẻ như không thể chấm dứt hoàn toàn xung đột với sự giúp đỡ của các nhà hòa giải và chỉ thông qua họ”.
Tuyên bố trên được ông Putin đưa ra khi trả lời câu hỏi về quan điểm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng có thể đàm phán với Nga thông qua các bên trung gian.
“Trước hết, lý do là vì khó có khả năng một bên trung gian sẽ có đủ thẩm quyền để ký các văn bản cuối cùng”, Tổng thống Putin lưu ý.
Video đang HOT
Hơn nữa, nhà lãnh đạo Nga nghi ngờ bất kỳ nhà hòa giải nào có thể được trao đủ quyền hạn để đưa vấn đề đến bước ký kết các văn bản cuối cùng: “Vấn đề cơ bản ở đây không chỉ là năng lực của những nhà hòa giải này, mà còn là quyền hạn của họ. Ai có thể trao cho các nhà hòa giải loại quyền hạn cho phép họ chấm dứt tình trạng bế tắc này? Tôi cho rằng điều này là không thể xảy ra”.
Tuy nhiên, ông Putin lưu ý rằng Nga “hoan nghênh việc làm trung gian như vậy”, đồng thời ca ngợi thành tích của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong các cuộc đàm phán hoà bình tại Istanbul.
Trong khi đó, tờ Nezavisimaya Gazeta của Nga cho rằng Tổng thống Zelensky dường như đang “mềm mỏng” hơn trong các cuộc đàm phán với Nga. Ngoài việc để ngỏ khả năng đàm phán với Moskva thông qua bên trung gian, ông Zelensky mới đây nói rằng Tổng thống Putin có thể được mời tham dự “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” tiềm năng lần thứ hai.
Nhà lãnh đạo Ukraine cũng cho biết cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nên tiết lộ kế hoạch giải quyết xung đột với Nga, để Kiev biết vị thế của mình trong tương lai.
Các chuyên gia nhận định rằng những bình luận trên của ông Zelensky báo hiệu sự thay đổi so với các cách tiếp cận trước đây.
Oleg Barabanov, Giáo sư tại Đại học Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO) và Giám đốc Chương trình của Câu lạc bộ Quốc tế Valdai cho biết: rõ ràng là Tổng thống Ukraine vẫn tiếp tục thúc đẩy “công thức hòa bình” của mình, nhưng đồng thời, vì Ukraine đang phải đối mặt với áp lực từ mọi phía, bao gồm cả từ phía “Nam toàn cầu” (các nước đang phát triển và mới nổi ngoài phương Tây), ông Zelensky đang tìm cách chứng tỏ rằng mình đã sẵn sàng tham gia đàm phán.
Theo ông Barabanov, giống như Ukraine, Nga cũng đang chịu ảnh hưởng của các quốc gia Nam toàn cầu thân thiện hoặc trung lập với mình. Tuy nhiên, có vẻ như tình hình chung sẽ không thay đổi đáng kể cho đến cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm nay tại Mỹ.
Tổng thống Nga và Ukraine cùng có ý định tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Trong chuyến thăm của ông Putin và Zelensky đến Thổ Nhĩ Kỳ, vấn đề xung đột Nga-Ukraine và hành lang ngũ cốc sẽ được thảo luận.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdoğan trong một cuộc gặp ở Điện Kremlin năm 2020. Ảnh: AFP
Theo mạng tin Pravda.com.ua (Ukraine) ngày 31/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đều có kế hoạch đến thăm Ankara nhân lễ nhậm chức của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan vào ngày 3-4/6 tới.
Thông tin trên được nhật báo Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ loan tải, trong đó nói rằng: "Nhiều nguyên thủ quốc gia nước ngoài đã cung cấp thông tin về việc tham gia buổi lễ [nhậm chức của ông Erdoğan] vào thứ Bảy tuần này (4/6). Tổng thống Nga Putin sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ với một chuyến thăm đặc biệt riêng. Tiếp đó, Tổng thống Ukraine Zelensky cũng sẽ đến Ankara". Trong các chuyến thăm riêng lẻ của hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine, vấn đề xung đột và hành lang ngũ cốc sẽ được thảo luận với phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Hurriyet, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cũng xác nhận dự định tổ chức cuộc gặp song phương giữa ông Putin và Erdogan, nhưng thời gian khi nào và địa điểm hiện vẫn chưa được thống nhất.
Đầu tuần này, Nga cảnh báo rằng thỏa thuận ngũ cốc đang gặp nguy hiểm trừ khi một thỏa thuận của Liên hợp quốc nhằm khắc phục những trở ngại đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga được thực hiện.
Thỏa thuận này cho phép xuất khẩu thực phẩm an toàn trong thời kỳ xung đột, chủ yếu là ngũ cốc, từ ba cảng trên Biển Đen của Ukraine. Một thỏa thuận đồng thời cũng yêu cầu Liên hợp quốc giúp Nga vượt qua mọi trở ngại đối với việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của nước này trong ba năm.
Moskva đã miễn cưỡng đồng ý gia hạn thỏa thuận ngũ cốc cho đến ngày 17/7 tới nhưng cho biết cần phải đạt được nhiều tiến bộ hơn để thúc đẩy lợi ích của chính mình.
Các quan chức và nhà phân tích của Liên hợp quốc cảnh báo rằng việc không mở rộng Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen có thể gây tổn hại cho các quốc gia ở châu Phi, Trung Đông và một số khu vực châu Á phụ thuộc vào lúa mì, lúa mạch, dầu thực vật và các sản phẩm thực phẩm giá rẻ khác của Ukraine, đặc biệt là trong bối hạn hán gây thiệt hại nặng nề. Thỏa thuận này đã giúp hạ giá các mặt hàng thực phẩm như lúa mì trong năm ngoái.
Các quan chức từ Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc đã thành lập một Trung tâm Điều phối Chung (JCC) ở Istanbul, nơi thực hiện thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen.
Tổng thống Erdoğan thường xuyên nói rằng Ankara sẵn sàng đảm nhận vai trò trung gian hòa giải để tạo điều kiện cho hòa bình lâu dài giữa Nga và Ukraine.
Vào ngày 28/5, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành bỏ phiếu vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống với chiến thắng của ông Erdoğan. Cả Tổng thống Nga Putin và nhà lãnh đạo Ukraine Zelensky đều đã gửi lời chúc mừng ông Erdoğan đã chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Nga Ukraine "đấu khẩu" về điều kiện đàm phán hòa bình Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu rõ, nếu muốn hòa đàm với Nga thì Ukraine phải rút hoàn toàn khỏi những vùng mà Nga mới sáp nhập, đồng thời phải chính thức từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO. Trong khi đó, theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, những điều kiện mà người đồng cấp đưa ra để chấm dứt xung đột là...