Tổng thống Nga chứng minh khả năng tiên tri
Tổng thống Nga Putin đã chứng minh khả năng tiên đoán về cuộc khủng hoảng di cư, về cuộc chiến chống IS và cả giá dầu.
Ông Putin cáo buộc Mỹ là “đạo đức giả”
Ngày 4/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu là hệ quả nhãn tiền từ các chính sách của châu lục này ở Trung Đông, nhấn mạnh cá nhân ông trước đó đã cảnh báo về những hậu quả như vậy.
Trong những bình luận được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia, ông Putin nói: “Tôi cho rằng cuộc khủng hoảng này hoàn toàn nằm trong dự liệu. Chúng tôi nhiều năm trước đã cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng nếu các đối tác Phương Tây theo đuổi chính sách sai lầm này”.
Tổng thống Nga Putin phát biểu tại EEF 2015
Ông Putin cũng cực lực chỉ trích chính sách đối ngoại của châu Âu ở Trung Đông và Bắc Phi mà ông cho rằng không phù hợp với đặc thù của 2 khu vực.
Ông Putin nói: “Đó là hành động áp đặt các chuẩn mực của châu Âu mà không màng tới những đặc điểm lịch sử, tôn giáo, dân tộc hay văn hóa của các khu vực này”, đồng thời cáo buộc châu Âu “tuân theo các yêu cầu của Mỹ một cách mù quáng”.
Ngoài ra, Tổng thống Putin còn cáo buộc truyền thông Mỹ đạo đức giả trong việc đưa tin về nỗi thống khổ của người di cư tới châu Âu, trong đó có nhiều người tới từ Syria.
Về cuộc khủng hoảng Syria
Liên quan tới tình hình Syria, ông Putin cùng ngày 4/9 tuyên bố Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẵn sàng tổ chức các cuộc bầu cử lập pháp trước thời hạn và có thể chia sẻ quyền lực với phe đối lập, những đối tượng được coi là “lành mạnh”.
Phát biểu với báo giới bên lề Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) ở Vladivostok, vùng Viễn Đông (Nga), ông Putin nói: “Chúng tôi đang làm việc với các đối tác ở Syria. Nhìn chung, cần phải nhận thức rằng việc tập hợp các nỗ lực trong cuộc chiến chống khủng bố sẽ phải diễn ra song song với quá trình chính trị ngay tại quốc gia Trung Đông này.
Những người di cư từ Syria tại Serbia
Tổng thống Syria nhất trí với điều đó và tất cả đều dẫn đến việc tổ chức các cuộc bầu cử sớm, các cuộc tiếp xúc với cái gọi là phe đối lập lành mạnh và chia sẻ quyền lực với họ”.
Video đang HOT
Ông Putin cũng tuyên bố Moskva sẽ sớm thảo luận về việc tham gia các chiến dịch quân sự chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS). Động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ tuyên bố đang xác minh thông tin nói rằng Nga đang triển khai binh sĩ ở Syria.
Khi được hỏi liệu Moskva có thể tham gia các chiến dịch quân sự chống IS hay không, ông Putin nói: “Chúng tôi đang xem xét nhiều phương án song cho đến nay phương án này vẫn chưa nằm trong chương trình nghị sự. Nhưng chúng tôi đã và đang hỗ trợ Syria một cách nghiêm túc bằng thiết bị, vũ khí và huấn luyện các binh sĩ của nước này”.
Ngoài ra, ông Putin cũng chỉ trích chiến dịch không kích chống IS của Mỹ là thiếu hiệu quả. Đây cũng chính là điều mà Tổng thống Nga cảnh báo từ khi chiến dịch không kích mới bắt đầu.
Một em bé sống sót sau vụ pháo kích ở Douma, gần thủ đô Damascus của Syria
Bình luận của nhà lãnh đạo Nga được đưa ra sau khi một tài khoản trên mạng xã hội có liên hệ với các tay súng ở Syria đăng nhiều bức ảnh chụp các máy bay không người lái và chiến đấu cơ của Nga ở gần tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria.
Hôm 3/9, Nhà Trắng cho biết Mỹ đang theo dõi sát sao các thông tin về việc Nga đang triển khai các chiến dịch quân sự tại Syria, đồng thời cảnh báo những hành động như vậy, nếu được xác nhận là đúng sự thật, sẽ “gây bất ổn và phản tác dụng”.
Về giá dầu
Trong khi đó, liên quan tới lĩnh vực kinh tế, ông Putin tuyên bố nền kinh tế Nga đã gần như thích ứng với tình hình giá dầu thấp hiện nay.
Phát biểu với các phóng viên, ông Putin nói: “Chúng tôi không thấy có điều gì bi kịch trong việc điều chỉnh giá dầu. Tôi cho rằng những thay đổi về giá dầu là hoàn toàn được dự kiến”.
Ông cũng nêu những lý do dẫn đến biến động của giá dầu như khai thác dư thừa sản lượng và sự trở lại của Iran. Tổng thống Nga cho rằng “tất cả rồi sẽ trở lại hoàn toàn bình thường và theo quy luật tự nhiên”.
Giá dầu giảm cũng trong dự liệu của ông Putin?
Ông Putin nhấn mạnh Chính phủ Nga sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ xã hội. Theo ông, chính phủ đã chuẩn bị sẵn nhiều biện pháp và đề xuất phương án ứng phó trong điều kiện kinh tế hiện nay.
Những tuyên bố của ông Putin hoàn toàn không phải “vuốt đuôi” bởi những cảnh báo liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, cuộc chiến chống IS hay giá dầu đã đươc nhà lãnh đạo Nga đưa ra từ lâu.
Ngoài ra, Nga hiện cũng đang chứng tỏ sức hút của mình bất chấp bị Mỹ và phương Tây tìm mọi cách bao vây cô lập. Điển hình mới nhất là Nga đã tổ chức thành công EEF.
Diễn đàn EEF diễn ra từ ngày 3-5/9 với sự tham gia của khoảng hơn 4.000 người, trong đó có khoảng 1.500 đại biểu nước ngoài. Nhân sự kiện này, hàng loạt thỏa thuận đã được ký kết với tổng trị giá lên tới 1.300 tỷ ruble (18,9 tỷ USD).
Phó Thủ tướng Nga Trutnev nêu rõ: “Con số các thỏa thuận được ký kết là 80 với tổng trị giá là 1.300 tỷ ruble”. Tuy nhiên, ông cho rằng việc thu hút đầu tư châu Á vào khu vực Viễn Đông hiện tại còn diễn ra khá chậm.
Đáng chú ý, tham dự EEF có đại diện đến từ các quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực là Hàn Quốc và Nhật Bản.
Diễn đàn kinh tế phương Đông được kỳ vọng trở thành sân chơi quan trọng, giống như diễn đàn kinh tế St. Petersburg (Xanh Pê-téc-bua) nổi tiếng của Nga, dành cho khu vực châu Á-Thái Binh Dương.
Theo Minh Khánh
Đất Việt
Kinh tế Trung Quốc loạng choạng, Biển Đông sẽ lặng sóng?
Chỉ mới đây thôi, kinh tế Trung Quốc dường như vẫn đứng ngoài quy luật, làm nản lòng những người thích đánh cược vào tương lai màu xám của nước này.
Bất chấp tăng trưởng không cân bằng kéo dài trong nhiều năm, Bắc Kinh vẫn theo đuổi định hướng dựa nhiều vào đầu tư để duy trì sức mạnh kinh tế, giữ tăng trưởng ở mức cao. Tỉ lệ nợ trên tổng GDP kể từ 2009 đã chạm mức 300%, mức nguy hiểm đối với một nền kinh tế có mức thu nhập trung bình.
Thế nhưng chừng đó vẫn chưa đủ để gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính tại Đại lục. Bong bóng bất động sản phình to, với quy mô lớn nhất thế giới, lộ rõ qua hàng loạt những khu đô thị ma không người sinh sống, vậy mà thị trường vẫn không đổ vỡ.
Chính sức mạnh kinh tế tưởng như vô đối kia là nền tảng để Trung Quốc theo đuổi một chính sách đối ngoại đầy tham vọng, nhưng rủi ro cao trong vài năm trở lại đây. Nhiều người trong giới tinh anh tại Đại lục nhìn nhận, Mỹ và phần còn lại của thế giới phương Tây đang thoái trào và đà trỗi dậy của Trung Quốc là không gì cản nổi.
Ảo tưởng khiến Bắc Kinh thực thi chính sách đối ngoại và an ninh đối nghịch hoàn toàn với những gì từng diễn ra trong giai đoạn nắm quyền cuối cùng của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Thay vì "giấu mình chờ thời", Bắc Kinh không ngừng loan báo những cam kết mở rộng sức mạnh kinh tế ra bên ngoài, bắt đầu công khai thách thức trật tự an ninh tại châu Á vốn dĩ bị Mỹ chi phối.
Thách thức đang đặt ra cho thế hệ lãnh đạo thứ 5 tại Trung Quốc. (Ảnh:AP)
Trên mặt trận kinh tế, Trung Quốc tuyên bố bỏ ra hơn 100 tỉ USD để lập Ngân hàng Phát triển Hạ tầng châu Á (AIIB), Ngân hàng Phát triển mới (NDB) và Quỹ Con đường Tơ lụa mới - một loạt những thể chế và công cụ tài chính nhằm gia tăng ảnh hưởng trên thế giới, cạnh tranh với các thiết chế quốc tế khác như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB).
Bắc Kinh đặt cược rất lớn vào các nước đang phát triển nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng các dự án hạ tầng quy mô lớn.
Trung Quốc đã bơm khoản tín dụng gần 120 tỉ USD tại Mỹ Latinh từ năm 2005 đến nay. Còn ở châu Phi, đầu tư và viện trợ phát triển của nước này hiện cũng đã vượt mốc 100 tỉ USD. Đối mặt với địch thủ được "chống lưng" bởi 4.000 tỉ USD dự trữ ngoại tệ, các đối tác phương Tây chẳng thể làm gì khác ngoài việc oán thán về "ô nhiễm môi trường", "vi phạm nhân quyền" trong hoạt động đầu tư ra bên ngoài của Bắc Kinh.
Thế nhưng bước đi mạnh bạo nhất mà Trung Quốc thực thi dựa trên sức mạnh kinh tế chính là đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ ở Đông Á. Trong khi các lãnh đạo tiền nhiệm thường hay cân nhắc kĩ lưỡng trước mỗi quyết sách về tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, biển Hoa Đông, thì giới lãnh đạo thế hệ thứ 5 hiện nay lại chọn cách tiếp cận thiên về đối đầu, với niềm tin rằng sức mạnh kinh tế và quân sự gia tăng thì Trung Quốc có quyền xem thường lợi ích của Mỹ và các đồng minh tại khu vực.
Hệ quả là trong vòng 2 năm trở lại đây, Bắc Kinh liên tiếp đẩy căng thẳng leo thang, cho thiết lập vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông và xây "đảo nhân tạo" quy mô lớn ở Biển Đông.
Vậy nhưng đầu máy kinh tế Trung Quốc cuối cùng cũng khựng lại và điểm yếu đã lộ ra. Câu hỏi đặt ra hiện nay là: Liệu Bắc Kinh còn có thể theo đuổi chính sách đối ngoại hiếu chiến? Dựa trên lối hành xử của trong quá khứ và môi trường thực tại khắc nghiệt, có thể tạm đưa ra một kết luận: Nếu có điều gì đó tích cực đến từ sự "loạng choạng" của kinh tế Trung Quốc, thì đó chính là việc Bắc Kinh sẽ "dịu" đi về chính sách ngoại giao.
Biển Đông sẽ "dịu" hơn khi Trung Quốc gặp khó về kinh tế?
Các lãnh đạo tiền bối - từ Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân tới Hồ Cẩm Đào, đều nhận thức rõ về cán cân quyền lực mất cân đối giữa Trung Quốc và phương Tây. Đó là lý do Trung Quốc trong quá khứ thường có những nhượng bộ lớn về đối ngoại một khi điểm yếu về kinh tế phát lộ.
Ông Đặng từng không cho phép việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan cản trở thương mại Mỹ - Trung. Cuối thập kỉ 1990, Chủ tịch Giang Trạch Dân cũng thể hiện sự kiềm chế lớn trong vấn đề Đài Loan, nhằm đổi lấy việc Mỹ ủng hộ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trong ngắn hạn, nếu vẫn muốn tăng trưởng dựa trên xuất khẩu sang thị trường phương Tây, Bắc Kinh không thể bám níu chính sách hiếu chiến ở Biển Đông. Suy giảm kinh tế cũng sẽ giới hạn tiềm lực của Trung Quốc trong các dự án kinh tế tham vọng, mạo hiểm ở bên ngoài.
Quan trọng nhất, kinh tế tụt dốc tiềm ẩn nguy cơ bất ổn bên trong nội địa, buộc giới lãnh đạo Bắc Kinh phải lựa chọn giữa "vẻ rực rỡ" trên trường quốc tế hay sự ổn định trong nước.
Và như thế "trong cái rủi có cái may": Một người hùng mới nổi ở châu Á cảm cúm sẽ không còn đáng sợ như lúc anh ta cường tráng!
Theo Hoài Thanh / National Interest
baotintuc.vn
'Nga không thể phớt lờ tham vọng bành trướng của Trung Quốc' Mặc dù Nga và Trung Quốc đang ngày càng xích lại gần nhau, có nhiều lý do để cho rằng hai cường quốc sẽ trở thành đối trọng của nhau trong tương lai. Moscow Times ngày 16/8 đã đăng tải bài phân tích của Giáo sư Mark N. Katz tại Đại học George Mason, bang Vigrinia (Mỹ) về chính sách đối ngoại của...