Tổng thống Myanmar hứa chuyển giao quyền lực suôn sẻ

Theo dõi VGT trên

Tổng thống Myanmar, ông Thein Sein tuyên bố sẽ tuân thủ pháp luật, bảo đảm cuộc chuyển giao chính phủ trong năm sau sẽ thực hiện suôn sẻ, AP cho biết hôm Chủ nhật 15.11.

Tổng thống Myanmar hứa chuyển giao quyền lực suôn sẻ - Hình 1

Tổng thống Myanmar, Thein Sein cho biết sẽ đảm bảo cuộc chuyển giao quyền lực tại Myanmar diễn ra suôn sẻ – Ảnh: AFP

Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) của Tổng thống Thein Sein đã thất bại trước Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo trong cuộc tổng tuyển cử lần này.

Hôm 15.11, ông Thein Sein đã có buổi phát biểu trước lãnh đạo của 70 đảng chính trị tại Myanmar. Cuộc họp này nhằm thảo luận về giai đoạn chuyển giao trước khi quốc hội mới được thành lập vào đầu năm 2016, theo AP.

“Chúng tôi đã tổ chức thành công cuộc bầu cử quan trọng từ giai đoạn chuyển giao hiện nay cho đến khi đất nước bước vào sự thay đổi”, ông Thein Sein nói.

Tổng thống đương nhiệm của Myanmar nhấn mạnh điều này bằng cách đề cập tới việc chính quyền của ông đã bảo đảm sự công bằng, chấp nhận kết quả bầu cử minh bạch đầu tiên sau 25 năm. Cá nhân ông cũng như đảng cầm quyền đã nhận được sự khen ngợi từ các lãnh đạo khác về việc bảo đảm an ninh và tổ chức bầu cử thành công.

Sau cuộc bầu cử, một số lo ngại vẫn hiển hiện khi gần đây một số cuộc giao tranh giữa quân đội chính phủ hiện tại và các tộc người thiểu số vẫn còn. Người Shan ở vùng đông bắc Myanmar cho biết quân đội thời gian qua đã tăng cường các cuộc các cuộc tấn công nhằm vào họ, theo AP.

Tổng thống Myanmar hứa chuyển giao quyền lực suôn sẻ - Hình 2

Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã giành đủ số ghế để thành lập quốc hội – Ảnh: Reuters

Ngoài ra, bất chấp gần như chắc chắn sẽ giành được chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử này, nhiều ý kiến vẫn lo ngại về khả năng đảng NLD của bà Suu Kyi có thể thoát khỏi hoàn toàn sự kiểm soát của quân đội. Đảng USDP của ông Thein Sein, do quân đội hậu thuẫn, vẫn chiếm 25% số ghế tại quốc hội Myanmar.

Nhật Đăng

Theo Thanhnien

Những mốc chính trên con đường dân chủ của Myanmar

Tại sao cuộc bầu cử ở Myanmar được coi là sự kiện lịch sử của nước này? Cùng điểm lại quá trình đấu tranh đòi dân chủ của Myanmar, dẫn đầu là bà Aung San Suu Kyi.

Những mốc chính trên con đường dân chủ của Myanmar - Hình 1

Người dân Myanmar hân hoan với chiến thắng của đảng NLD do bà Suu Kyi lãnh đạo - Ảnh: Reuters

Cuộc bầu cử tại Myanmar đã công bố kết quả cuối cùng, với lợi thế thuộc về đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi.

Đây được xem là sự kiện lịch sử của Myanmar, vì họ hy vọng có thể thoát khỏi thế thống trị của quân đội sau nhiều thập niên.

Cùng điểm qua những dấu mốc quan trọng nhất trong công cuộc đấu tranh vì dân chủ của Myanmar, để nước này có cuộc bầu cử công bằng đầu tiên sau 25 năm.

Đó là một quá trình trải dài lịch sử của Miến Điện - Myanmar, và song song đó là những hoạt động sinh sống, học tập và đấu tranh của bà Aung San Suu Kyi, con gái của "người hùng dân tộc" Aung San.

Năm 1947: Cái chết của lãnh đạo Aung San trước ngày độc lập

Video đang HOT

Miến Điện (Burma - tên cũ của Myanmar) chuẩn bị thành lập chính phủ lâm thời đầu tiên, sau đó sẽ tổ chức bầu cử. Tuy nhiên lãnh đạo Aung San, người góp công lớn giành độc lập cho Miến Điện bất ngờ bị ám sát ngay tại phòng họp nội các. Lúc này, bà Aung San Suu Kyi mới 2 tuổi.

Ông U Nu, một đồng minh của ông Aung San đã tuyên thệ nhậm chức, trở thành thủ tướng đầu tiên của Miến Điện vào tháng 1.1948, đánh dấu ngày Miến Điện chính thức độc lập.

1948-1958: Thế lực quân sự nổi lên

Cái chết của ông Aung San khiến Myanmar mất phương hướng. Nhiều lãnh đạo của các dân tộc thiểu số muốn giành quyền tự trị và bắt đầu tấn công chính phủ.

Ne Win (tên thật là Sinh Shu Maung), một chỉ huy quân sự tham vọng đã tiến hành một chiến dịch quyết đoán mang trật tự trở lại. Nhưng đó cũng là lúc Thủ tướng U Nu của Miến Điện khi ấy cảm nhận sự yếu thế và mời ông Ne Win và đảng Cương lĩnh Xã hội chủ nghĩa Myanmar thành lập liên minh cầm quyền.

1962: Chế độc độc tài quân sự bắt đầu

Ne Win tiến hành đảo chính quân sự, bắt giam U Nu. Bên cạnh đó, ông Ne Win hình thành "Hội đồng cách mạng" của riêng mình, bãi bỏ hiến pháp và điều hành đất nước bằng nghị định.

1964: Bà Aung San Suu Kyi bắt đầu hành trình của mình

Năm 1964, bà Suu Kyi đến học tại Đại học Oxford (Anh).

Từ 1969 đến 1971, bà làm việc tại Liên Hiệp Quốc trụ sở ở New York với tư cách trợ lý thư ký của Ủy ban Tư vấn về các vấn đề hành chính và ngân sách.

Từ 1985 đến 1986, bà làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Kyoto (Nhật Bản) với tư cách học giả thỉnh giảng.

Năm 1987, bà làm nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu cao cấp của Ấn Độ tại Simla.

1988: Bà Suu Kyi về nước trong cuộc bạo loạn và đồng sáng lập NLD

Năm 1987, Ne Win khi ấy không còn đứng đầu đất nước nhưng vẫn là chủ tịch đảng cầm quyền, đã thực hiện chính sách kinh tế tai hại khiến người dân Myanmar lâm vào cảnh khốn khó.

Những mốc chính trên con đường dân chủ của Myanmar - Hình 2
Hàng ngàn người Myanmar chết trong cuộc biểu tình 1988, còn gọi là "Cuộc khởi nghĩa 8888" - Ảnh: AFP

Năm 1988, bà Aung San Suu Kyi về nước sau khi mẹ của bà trải qua cơn đột quỵ nghiêm trọng.

Đây cũng là năm chứng kiến đợt xuống đường của hàng trăm ngàn người Myanmar phản đối đảng cầm quyền do quân đội kiểm soát. Hàng ngàn người đã chết sau vụ đàn áp này.

Ngày 15.8.1988, bà viết bức thư ngỏ cho chính phủ, đề nghị bầu cử đa đảng. Đến ngày 24.9.1988, bà đồng sáng lập NLD, được bổ nhiệm làm Tổng Thư ký.

1990: Chiến thắng bị tước bỏ

Năm 1989, bà Suu Kyi bị bắt và quản thúc tại gia vì "cố gắng chia rẽ quân đội". Tuy nhiên vào tháng 5.1990, đảng NLD của bà đã chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Quân đội đã hủy bỏ kết quả bầu cử và bà Suu Kyi vẫn bị giam cầm.

1991: Được trao giải Nobel hòa bình

Bà Suu Kyi được trao giải Nobel Hòa bình vì có công trong "cuộc đấu tranh phi bạo lực cho dân chủ và nhân quyền". Chính phủ của quân đội không đồng ý thả bà ra để nhận giải.

Từ 1995 đến 2010: Bà Suu Kyi liên tục bị bắt và thả ra

Bất chấp sự can thiệp từ quốc tế, Myanmar vẫn tiếp tục dưới sự kiểm soát của đảng cầm quyền do quân đội hậu thuẫn.

Từ 2007 đến 2008: Khủng hoảng, đàn áp, cách mạng và cải cách

Năm 2007 đánh dấu cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nặng nề hơn ở Myanmar, dẫn tới cuộc Cách mạng Tăng bào (hay Cách mạng cà sa) của các phần tử Phật giáo. Chinh quyền do quân đội hậu thuẫn đàn áp và dẫn tới nhiều cái chết được báo cáo tại Chùa Shwedagon.

Cuộc đàn áp này bị lên án mạnh mẽ, dẫn tới các cuộc trừng phạt kinh tế nặng nề hơn đối với chính phủ Myanmar. Bên cạnh đó, chính phủ Myanmar cũng bị Liên Hiệp Quốc buộc tội cản trở viện trợ nhân đạo trong cơn bão Nargis, vốn được cho là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất lịch sử Myanmar, làm chết hàng trăm ngàn người.

2008: Trưng cầu dân ý và đổi tên nước

Myanmar ra sáng kiến dân chủ hóa, tiến hành cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 10.5.2010, lấy mục tiêu là hình thành một "nền dân chủ kỷ luật - hưng thịnh". Đồng thời cuộc trưng cầu này cũng dẫn tới việc đổi tên nước từ Liên bang Myanmar thành Cộng hòa Liên bang Myanmar.

Những mốc chính trên con đường dân chủ của Myanmar - Hình 3

Bà Aung San Suu Kyi liên tục bị bắt và thả ra, chịu cảnh quản thúc nhưng vẫn không từ bỏ giấc mơ dang dở của người cha Aung San - Ảnh: AFP

Bà Aung San Suu Kyi trong suốt thời gian ấy đã bị giam cầm, thả ra và lại bị giam liên tục.

2010: Đảng cầm quyền nới lỏng áp lực, bà Suu Kyi chấm dứt giai đoạn bị quản thúc

Một tín hiệu tốt cho cuộc đấu tranh tại Myanmar, khi giới quân đội bắt đầu tiến hành cải cách, mở cửa. Tatmadaw, tên gọi của quân đội Myanmar, cũng bắt đầu sử dụng hình ảnh của ông Aung San để thể hiện quyết tâm cho cuộc cải cách dân chủ.

Ngày 13.11.2010, bà Aung San Suu Kyi chính thức được trả tự do. Bà đã bị quản thúc tại gia tổng cộng 15 năm trong 21 năm liên tục kể từ ngày đầu tiên bị bắt giữ.

Cũng trong năm 2010, Myanmar tiến hành tổng tuyển cử theo hiến pháp mới theo hướng dân chủ. Tuy nhiên nhiều quan sát viên vẫn cho rằng quân đội tiếp tục thao túng kết quả bỏ phiếu.

Mặc dù vậy, điểm sáng cho một Myanmar đổi mới là việc chính phủ đã thực hiện nhiều cải cách kinh tế mở rộng, tự do hơn.

Những mốc chính trên con đường dân chủ của Myanmar - Hình 4
Tổng thống Myanmar, ông Thein Sein (trái) và bà Suu Kyi. Ông được xem đã góp phần thúc đẩy tiến trình bầu cử tự do và dân chủ cho Myanmar - Ảnh: AFP

Năm 2011: Viên gạch đầu tiên của cuộc bầu cử lịch sử

NLD được cấp phép đăng ký cho các cuộc bầu cử trong tương lai ở Myanmar.

2012: Nỗ lực từ chính quyền của Tổng thống Thein Sein

Tổng thống Thein Sein đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi trên trường quốc tế với hàng loạt hành động có ý nghĩa cho sự mở cửa của Myanmar cũng như kế hoạch dân chủ hóa toàn diện.

Ông đã ân xá cho hàng trăm tù nhân chính trị, bãi bỏ kiểm duyệt báo chí và mời bà Suu Kyi tham gia ứng cử vào quốc hội. Đổi lại, Myanmar được Mỹ, EU, Úc... nới lỏng cấm vận và dỡ bỏ nhiều lệnh trừng phạt kinh tế.

Tháng 12.2012, Ủy ban kế hoạch của Myanmar thông qua kế hoạch tổng thể 10 điểm cải cách kinh tế - xã hội. Tổng thống Thein Sein được cho đã tích cực bài trừ nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước.

Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 11.2012 cũng được xem là cột mốc đánh dấu tiến trình mở cửa của Myanmar, thể hiện nỗ lực cải cách đưa Myanmar ra khỏi tình trạng cấm vận và cô lập.

2012: Bà Suu Kyi tuyên bố ứng cử

Trong giai đoạn này, bà Suu Kyi đã có những chuyến đi nước ngoài đầu tiên kể từ lúc bị bắt, đến Thái Lan, Anh, Thụy Sĩ, Mỹ, Na Uy... Đây là những lúc bà nêu lên nguyện vọng tìm lại dân chủ cho Myanmar và nhận sự ủng hộ lớn.

Những mốc chính trên con đường dân chủ của Myanmar - Hình 5

Bà Suu Kyi trong buổi nói chuyện tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2012 - Ảnh: AFP

Tháng 7.2012, bà tuyên bố trên website của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về việc sẽ ra ứng cử trong cuộc tổng tuyển cử Myanmar năm 2015. Mặc dù vậy, theo hiến pháp do đảng cầm quyền quy định, bà không thể trở thành Tổng thống vì có chồng, con là người nước ngoài.

Năm 2013: Bà Suu Kyi tiếp tục lãnh đạo NLD

Trong cuộc bầu cử của đảng đối lập NLD, bà Suu Kyi tiếp tục được tín nhiệm là người đứng đầu trong các cuộc tranh cử tương lai.

2015: Cuộc bầu cử lịch sử với chiến thắng của bà Suu Kyi

Tháng 3.2015, kỷ niệm 70 năm ngày thành lập quân đội Tatmadaw, Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing kêu gọi quân đội đặt lợi ích và ý chí nhân dân lên hàng đầu, tuân theo những gì ông Aung San đã hướng tới. Năm 2015 cũng là kỷ niệm 100 ngày sinh của ông Aung San.

Tháng 6.2015, bà Suu Kyi có chuyến thăm đầu tiên đến Trung Quốc, gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình.

Những mốc chính trên con đường dân chủ của Myanmar - Hình 6

Bà Suu Kyi cảm ơn người ủng hộ trong cuộc bầu cử ở Myanmar, ảnh chụp ngày 9.11.2015 - Ảnh: Reuters

Ngày 8.11.2015, cuộc tổng tuyển cử của Myanmar diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Thein Sein cam kết quân đội sẽ tôn trọng tuyệt đối kết quả bầu cử. Đây được xem là cuộc bầu cử lịch sử.

Ngày 13.1.2015, dù cuộc tổng tuyển cử tại Myanmar vẫn chưa có kết quả cuối cùng, nhưng với 348 ghế đã giành được trong quốc hội, đảng NLD do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã đủ quyền thành lập chính phủ mới tại Myanmar.

Nhật Đăng

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự
06:25:00 17/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024

Tin mới nhất

Nhân tố cản bước tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc

10:43:37 18/11/2024
Việc ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua có thể dẫn đến các biện pháp hạn chế thương mại khắc nghiệt hơn và các chính sách đơn phương sẽ làm phân mảnh hệ thống toàn cầu.

Ai Cập thông qua luật mới đầu tiên về vấn đề người tị nạn

10:42:18 18/11/2024
Dự luật ưu tiên giải quyết các đơn đăng ký của các nhóm dễ bị tổn thương như người khuyết tật, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em không có người đi kèm và nạn nhân của nạn buôn người, tra tấn và bạo lực tình dục.

Cảnh tượng hoang tàn sau cuộc dội bom đồng loạt của Israel xuống Gaza, Liban

09:33:30 18/11/2024
Theo Cơ quan y tế của Dải Gaza, tính từ ngày 7/10/2023 đến nay các cuộc tấn công của Israel đã khiến khoảng 43.799 người dân tại khu vực này thiệt mạng.

Thủ tướng Đức tiết lộ tin không tốt về cuộc chiến ở Ukraine sau khi điện đàm với Tổng thống Nga

09:30:13 18/11/2024
Ông Scholz cho rằng điều này giúp nói rõ với nhà lãnh đạo Liên bang Nga rằng ông ấy không nên kỳ vọng khả năng suy giảm sự ủng hộ của Đức, châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới dành cho Ukraine.

Thêm quan chức Hezbollah được cho là thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel

09:25:33 18/11/2024
Cuộc tấn công vào Beirut tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban, trong bối cảnh xung đột trong khu vực ngày càng leo thang và gây thiệt hại nghiêm trọng cho dân thường.

Cá mập voi robot lượn lờ tại thủy cung Trung Quốc gây tranh cãi

09:18:30 18/11/2024
Mặc dù một số du khách cảm thấy bị lừa, có những người lại khác hoan nghênh cá mập voi robot vì điều này phản ánh cam kết của thủy cung đối với phúc lợi động vật, miễn là việc sử dụng robot được thông báo ngay từ đầu.

Indonesia khuyến cáo người dân đề phòng bão Man-yi

07:31:13 18/11/2024
BMKG đã đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp phòng hộ và khuyến cáo người dân chủ động các biện pháp phòng ngừa tránh bão nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Nga tấn công Ukraine, Ba Lan huy động máy bay chiến đấu sẵn sàng bảo vệ không phận

07:29:39 18/11/2024
Trong khi đó, theo Thống đốc thành phố Mykolaiv, ông Vitalii Kim, ít nhất hai người thiệt mạng và sáu người bị thương ở thành phố này trong cuộc tấn công lớn bằng UAV và tên lửa của Nga.

Lầu Năm Góc khẳng định xung đột Ukraine sẽ được giải quyết qua đàm phán

06:14:09 18/11/2024
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 15/11, nhà lãnh đạo Nga một lần nữa khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán trên cơ sở các đề xuất mà ông đã đưa ra tại cuộc họp với Bộ Ngoại giao Nga hồi tháng 6.

Trên 20.000 người Haiti phải di dời do bạo lực băng nhóm tội phạm

06:11:31 18/11/2024
Tội phạm bạo lực ở Port-au-Prince vẫn ở mức cao, với các băng nhóm được trang bị vũ khí tốt kiểm soát khoảng 80% thành phố, dù một lực lượng quốc tế do Kenya đứng đầu đã được triển khai để giúp cảnh sát Haiti khôi phục trật tự.

Mỹ phát hiện trường hợp đầu tiên mắc đậu mùa khỉ chủng Clade 1

05:48:15 18/11/2024
Theo đó, người này gần đây đã đến Đông Phi, được chẩn đoán và điều trị ngay sau khi trở về Mỹ tại một cơ sở y tế địa phương và hiện đã được xuất viện. Kể từ đó, người này đã được cách ly tại nhà và các triệu chứng đang cải thiện.

APEC 2024: Chủ tịch Trung Quốc nêu loạt đề xuất nhằm thúc đẩy châu Á - Thái Bình Dương phát triển

05:46:02 18/11/2024
Cùng ngày, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc rất coi trọng hợp tác châu Á - Thái Bình và nước này sẽ đăng cai Hội nghị cấp cao APEC năm 2026.

Có thể bạn quan tâm

Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"

Netizen

11:25:09 18/11/2024
Ở giữa thời đại mua hàng online, nhiềutình huống dở khóc dở cười xoay quanh niềm đam mê này luôn lôi cuốn cư dân mạng.

Lý do chuyên gia khuyên bạn nên dùng sả ngay hôm nay

Làm đẹp

11:19:04 18/11/2024
Và nếu bạn đã bị mụn trứng cá thì sả cũng sẽ giúp ích cho bạn. Sả có tác dụng chống viêm, giúp làm dịu và khắc phục làn da bị viêm hoặc sắp bùng phát.

Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh

Sức khỏe

11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...

Pep thay đổi bộ mặt Ngoại hạng Anh thế nào

Sao thể thao

11:01:56 18/11/2024
Từ khi Pep Guardiola đặt chân tới Ngoại hạng Anh vào năm 2016, một làn sóng thay đổi lớn đã cuốn qua giải đấu hàng đầu xứ sở sương mù.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

Tin nổi bật

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

9 "tuyệt chiêu" lưu trữ giúp mẹ tôi không tốn đồng nào mà nhà vẫn luôn gọn gàng một cách không ngờ

Sáng tạo

10:48:04 18/11/2024
Sau khi đến tuổi trung niên, họ thường điềm tĩnh, nhìn nhận mọi việc rõ ràng hơn, nói năng dịu dàng, làm việc có nề nếp và quan trọng là luôn giữ được nhà cửa gọn gàng mà không hề tốn công sức hay tiền bạc.

Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2

Sao việt

10:27:08 18/11/2024
Hậu chia tay bạn trai thiếu gia vào giữa năm 2022, Hòa Minzy vẫn sống một mình. Cô tập trung vào công việc và chăm lo cho bé Bo - cậu con trai 5 tuổi của cô.

Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?

Sao châu á

10:24:29 18/11/2024
Châu Nhuận Phát mang tiếng ngược đãi người thân khi chị gái ăn mặc lôi thôi, ngủ trên ghế đá công viên. Tuy nhiên bả Châu Thông Linh đã đứng ra giải thích thay cho em trai

Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng

Trắc nghiệm

10:11:19 18/11/2024
Xem ngày 19/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng.

Game thủ Việt tranh cãi kịch liệt về game "Tuổi Thìn", người bảo flop, kẻ bênh vực không tiếc lời

Mọt game

10:02:46 18/11/2024
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện là Dragon Age: The Veilguard - một tựa game vừa mới ra mắt cách đây chưa lâu và vẫn được nhiều người chơi Việt hài hước đặt cho biệt danh Tuổi Thìn khi dịch sang tiếng Việt.

'Biển người' săn mây và hoa dã quỳ ở Vườn Quốc gia Ba Vì

Du lịch

09:43:24 18/11/2024
Đường lên núi Ba Vì ken đặc xe cộ của các bạn trẻ. Thời tiết đẹp cùng với mùa hoa dã quỳ đang độ rực rỡ nhất đã thu hút đông đảo du khách đến đây.