Tổng thống Mỹ: OPEC sẽ bù đắp phần thiếu hụt dầu mỏ Iran
Ngày 22/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Saudi Arabia và các nước thành viên khác trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ dễ dàng giúp bù đắp bất kỳ sự thiếu hụt nào trong nguồn cung dầu mỏ thế giới sau khi ông quyết định chấm dứt toàn bộ quy chế miễn trừ trừng phạt đối với tất cả 8 nước và vùng lãnh thổ được phép mua dầu thô của Iran.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại thủ đô Washington, DC ngày 12/4/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump tuyên bố: “Saudi Arabia và các nước khác trong OPEC sẽ bù đắp nhiều hơn sự thiếu hụt dòng chảy dầu mỏ trong các biện pháp trừng phạt đầy đủ hiện nay của chúng ta đối với dầu của Iran”.
Trước đó, cùng ngày, Nhà Trắng thông báo đang siết chặt các biện pháp trừng phạt nhằm gây thiệt hại cho ngành dầu mỏ, vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của Iran. Với động thái mới nhất này, Nhà Trắng tuyên bố muốn “đưa xuất khẩu dầu của Iran về con số không”.
Video đang HOT
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Washington không gia hạn bất kỳ quy chế miễn trừ phạt nào đối với các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu dầu của Iran và không có giai đoạn “ưu đãi” đối với các nền kinh tế được cấp quy chế này.
Phát biểu với các phóng viên sau khi Nhà Trắng thông báo chấm dứt quy chế miễn trừ trừng phạt nhằm gây áp lực đối với Iran về chương trình hạt nhân của nước này, Ngoại trưởng Pompeo nói: “Chúng ta đang đưa về con số không toàn bộ, không có quy chế miễn trừ được gia hạn ngoài giai đoạn đó, dừng lại hoàn toàn”.
Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã hoan nghênh quyết định trên của Mỹ. Trong một tuyên bố, nhà lãnh đạo Israel nói: “Quyết định của Tổng thống Donald Trump và chính phủ Mỹ mang ý nghĩa rất quan trọng nhằm tăng sức ép đối với chính quyền Iran. Chúng tôi ủng hộ quyết tâm của Mỹ nhằm đối phó với hành động gây hấn của Iran và đây là cách đúng đắn để chấm dứt hành động này”.
Iran là đối thủ chính của Israel và ông Netanyahu lâu nay luôn ủng hộ tuyệt đối lập trường cứng rắn của chính quyền Tổng thống Trump đối với Tehran.
Hồi tháng 11/2018, Mỹ tái áp đặt trừng phạt đối với xuất khẩu dầu thô của Iran sau khi Tổng thống Donald Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran và 6 cường quốc thế giới. Tuy nhiên, Washington đã cấp quy chế miễn trừ cho 8 nước và vùng lãnh thổ được phép tiếp tục mua dầu thô của Iran trong 6 tháng tiếp theo với số lượng hạn chế. Danh sách này bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Hy Lạp.
Minh Châu (TTXVN)
Theo TIntuc
EU kêu gọi triển khai tàu chiến tại Địa Trung Hải
EU đã yêu cầu các nước thành viên đưa thêm tàu quân sự tới Địa Trung hải nhằm kiểm soát việc chuyên chở vũ khí và dầu mỏ của Libya trong bối cảnh chiến sự bùng phát.
Chiến dịch mang tên Sophia của Liên minh châu Âu có mục tiêu ban đầu là ngăn chặn và bắt giữ các nhóm buôn người, đưa người tị nạn từ Libya vượt Địa Trung Hải sang châu Âu. Từ năm 2015, các tàu quân sự châu Âu thay nhau tuần tra trên biển đã giúp giảm 80% lượng người tị nạn vượt biển vào châu Âu.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Federica Mogherini muốn mở rộng phạm vi hoạt động của chiến dịch này sang kiểm soát việc chuyên chở vũ khí và dầu mỏ của Libya.Libya đang phải chịu cấm vận của Liên Hợp Quốc, không được nhập khẩu vũ khí, không được xuất khẩu dầu mỏ ngoài mức cho phép của Liên Hợp Quốc.
Theo bà Federica Mogherini, chiến sự bùng phát tại Libya từ hai tuần trở lại đây có nguy cơ biến thành cuộc nội chiến dài lâu. Nếu vũ khí được tuồn thêm vào Libya thì tình hình sẽ tồi tệ thêm.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âutuyên bố rằng, chỉ có cách đưa thêm tàu tuần tra tới Địa Trung hải thì lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc mới thực hiện được và hy vọng các nước sẽ điều thêm tàu quân sự tới đây trong vài tuần tới.
Theo Datviet
Chiến lược phát triển mới của Ca-ta Ca-ta đang lên kế hoạch đầu tư phát triển và mở rộng hợp tác với các nước nhằm đưa nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng vùng Vịnh. Với tiềm lực kinh tế mạnh, Ca-ta tiếp tục có các động thái nhằm củng cố vị thế ở khu vực, bất chấp căng thẳng với một số quốc gia A - rập láng giềng....