Tổng thống Mỹ nhận định không có dấu hiệu Nga sử dụng vũ khí nguyên tử
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22/2 đã có những phát biểu mới liên quan tới quyết định của Nga tạm ngừng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới ( New START), trong đó nhấn mạnh rằng không có dấu hiệu nào cho thấy Moskva đang tiến gần hơn tới việc thực sự sử dụng vũ khí nguyên tử.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Warsaw nhân chuyến thăm Ba Lan, ngày 21/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin ABC News tại Ba Lan, Tổng thống Biden cho rằng quyết định của Nga về việc tạm đình chỉ tham gia New START là “một sai lầm lớn”. Tuy nhiên, ông không nghĩ rằng động thái trên đồng nghĩa với việc Nga dự định sử dụng vũ khí hạt nhân hay bất cứ điều gì tương tự. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng bày tỏ tin tưởng Washington và Moskva sẽ có thể giải quyết được vấn đề này.
Trong Thông điệp Liên bang trưa 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga đình chỉ việc tham gia New START, nhưng không rút khỏi hiệp ước này. Bộ Ngoại giao Nga cũng thông báo bất chấp quyết định đình chỉ tham gia New START, quốc gia này vẫn sẽ tôn trọng giới hạn vũ khí hạt nhân trong hiệp ước cho đến khi văn kiện này hết hạn vào tháng 2/2026.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bày tỏ lấy làm tiếc về quyết định trên, song khẳng định Washington vẫn sẵn sàng đối thoại về vấn đề này.
New START là hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý duy nhất còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ. Hiệp ước được ký kết năm 2010 nhằm hạn chế kho vũ khí của hai nước ở mức tối đa là 1.550 đầu đạn hạt nhân, giảm gần 30% so với mức đặt ra hồi năm 2002. Tháng 1/2021, Tổng thống Putin đã nhất trí gia hạn hiệp ước này thêm 5 năm tới năm 2026.
Trước đó, Mỹ đã rút khỏi một loạt thỏa thuận kiểm soát vũ khí ký với Nga như Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và Hiệp ước Bầu trời mở.
Tổng thống Mỹ kêu gọi cấm vũ khí tấn công sau các vụ xả súng ở California
Ngày 24/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Quốc hội nước này hành động nhanh chóng để cấm vũ khí tấn công, trong bối cảnh chính giới và dư luận trong nước bị sốc với các vụ xả súng hàng loạt trong vòng chưa đầy 48 giờ tại bang California.
Cảnh sát điều tra tại hiện trường vụ xả súng ở thành phố Half Moon Bay, Mỹ, ngày 23/1/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Sau các vụ tấn công này, một nhóm thượng nghị sĩ đã đệ trình Dự luật Lệnh cấm vũ khí tấn công liên bang và luật sẽ nâng độ tuổi tối thiểu được phép mua vũ khí tấn công lên 21 tuổi.
Trong tuyên bố của mình, Tổng thống Biden nêu rõ: "Bạo lực súng đạn trên khắp nước Mỹ đòi hỏi (chính giới) phải hành động mạnh mẽ hơn. Một lần nữa, tôi kêu gọi cả hai viện Quốc hội hành động nhanh chóng và chuyển Dự luật Lệnh cấm vũ khí tấn công này tới bàn của tôi, đồng thời hành động để đảm bảo an toàn cho các cộng đồng, trường học, nơi làm việc và các gia đình tại Mỹ".
Trong chưa đầy 48 giờ qua, tại bang California đã xảy ra các vụ xả súng, cướp đi sinh mạng của gần 20 người.
Lệnh cấm súng trường tấn công hết hiệu lực vào năm 2004 và Quốc hội Mỹ đã nhiều lần không gia hạn luật này ngay cả khi nước này chứng kiến nhiều vụ xả súng gây chết người. Nhiều đảng viên đảng Cộng hòa phản đối lệnh cấm viện dẫn quyền sở hữu súng theo hiến pháp.
Mỹ lại rúng động với các vụ xả súng, Tổng thống Biden có loại bỏ được vũ khí tiến công? Ngày 24/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhắc lại lời kêu gọi cấm vũ khí tấn công sau khi xảy ra các vụ xả súng hàng loạt ở nhiều nơi tại nước này trong thời gian gần đây. Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu với báo giới nhân dịp thăm lực lượng cứu hỏa tại Nantucket, bang Massachusetts, ông...