Tổng thống Mỹ lỡ miệng?
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền trên Đài ABC News ngày 19.8, Tổng thống Mỹ Joe Biden bất ngờ liệt kê Đài Loan vào cùng trạng thái với các đồng minh NATO, Nhật Bản và Hàn Quốc mà Washington có cam kết bảo vệ công khai.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh AFP
Điều 5 Hiệp ước NATO quy định bất kỳ cuộc tấn công vào thành viên nào của liên minh đều bị xem là tấn công toàn bộ khối và sẽ bị đáp trả, trong khi Hàn Quốc và Nhật Bản đều có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ. Đài Loan thì khác – không có quan hệ ngoại giao chính thức, không có hiệp ước nào, nhưng được Mỹ hỗ trợ cải thiện năng lực phòng vệ. Khi nhắc đến viễn cảnh Mỹ đáp trả hành động chống lại đồng minh theo điều 5 Hiệp ước NATO, ông Biden nói điều đó cũng tương tự với Đài Loan.
Phát biểu của ông Biden lập tức đánh động tới Bắc Kinh. Trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố nguyên tắc “một Trung Quốc” là lằn ranh đỏ bất khả xâm phạm, đồng thời gửi thông điệp cảnh báo với bên nào chạm tới nó. Giới quan sát cho rằng ông Biden nói nhầm, còn một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ sau đó nhanh chóng khẳng định chính sách của Washington đối với Đài Loan không thay đổi.
Dù thường lên tiếng về nguy cơ Bắc Kinh đe dọa thống nhất Đài Bắc bằng vũ lực, nhưng Washington đến nay vẫn duy trì sự “mơ hồ chiến lược” về khả năng can thiệp quân sự trong kịch bản xung đột hai bên bờ eo biển Đài Loan. Trong khi đó, Đài Loan chính là lằn ranh đỏ quan trọng nhất mà Trung Quốc đã vạch ra với Mỹ tại cuộc gặp cấp cao song phương diễn ra hồi tháng 7 tại Thiên Tân.
Do đó, nếu phát biểu trên của ông Biden không phải nhầm mà có chủ ý khác thì có thể dẫn đến những hệ quả khó lường.
Tổng thống Joe Biden nhận được tín nhiệm trong những ngày đầu tiên nhậm chức
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, kết quả cuộc thăm dò dư luận mới được công bố ngày 4/2, 61% người Mỹ cho biết họ tán thành công việc mà Tổng thống Joe Biden đang thực hiện sau hai tuần đầu tiên nhậm chức, trong đó đa số những người được hỏi tin rằng ông Biden có đủ khả năng để giải quyết một loạt cuộc khủng hoảng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, DC ngày 27/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề công cộng của hãng tin AP -NORC được công bố, 35% người Mỹ tán thành mạnh mẽ công việc mà Tổng thống Biden đang làm và 26% thể hiện sự tán thành. Ở quan điểm ngược lại, 26% thể hiện sự phản đối mạnh mẽ và 11% có quan điểm không đồng tình.
Quan điểm về vấn đề này cũng khác nhau giữa hai đảng, khi 97% những người được hỏi của đảng Dân chủ tán thành, so với 58% những người độc lập và 23% những người thuộc đảng Cộng hòa.
Theo báo The Hill, kết quả thăm dò cho thấy ông Biden đang thể hiện tốt vai trò của mình trong những ngày đầu của nhiệm kỳ tổng thống trong bối cảnh nước Mỹ vẫn còn chia rẽ quan điểm về cách thức đối phó với đại dịch.
Cũng theo kết quả cuộc thăm dò, 70% người Mỹ cho biết họ tin tưởng "rất nhiều" vào việc Tổng thống Biden xử lý sự lây lan của đại dịch, trong khi 65% tin tưởng vào ông trong việc cải thiện nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ 20% người Mỹ cho biết họ "rất tin tưởng" rằng ông Biden sẽ làm việc với đảng Cộng hòa để hoàn thành mục tiêu của mình, so với 45% khác cho biết họ có "một số" niềm tin.
Tổng thống Biden nhậm chức trong bối cảnh phải đối mặt với vô số cuộc khủng hoảng, bao gồm đại dịch COVID-19 hoành hành và nền kinh tế suy thoái. Ông Biden hiện đang thúc đẩy gói cứu trợ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 và giúp nền kinh tế phục hồi, mặc dù kế hoạch này vấp phải sự phản đối từ đảng Cộng hòa, những người phản đối quy mô của gói cứu trợ này.
Tổng thống Joe Biden trước cơ hội lập liên minh Mỹ-Ấn Tổng thống Mỹ Joe Biden đối diện với một loạt thách thức về chính sách ngoại giao ngay sau khi lên nắm quyền. Nhưng với Ấn Độ, ông lại có cơ hội thiết lập liên minh chiến lược, giúp Mỹ gây dựng thế cân bằng quyền lực ở châu Á và rộng hơn là ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thủ tướng Ấn...