Tổng thống Mỹ ký dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 15/11 đã ký thành luật dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD tại Nhà Trắng.
Đây là luật được ban hành nhằm cải tổ cơ sở hạ tầng lớn nhất của Mỹ trong hơn một nửa thế kỷ qua.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, phát biểu tại lễ ký được tổ chức tại bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng, Tổng thống Biden ca ngợi các nhà lập pháp lưỡng đảng, từ Quốc hội tới các chính quyền bang và địa phương, đã giúp thông qua dự luật mà ông khẳng định là những cách thức chuyển đổi giúp cải thiện cuộc sống hàng ngày cho nhiều người dân Mỹ. Ông Biden nhấn mạnh: “Chúng ta đã nghe vô số bài phát biểu… Tuy nhiên, hôm nay chúng ta cuối cùng đã hoàn thành công việc này”.
Video đang HOT
Theo đó, gói ngân sách 1.200 tỷ USD này, trong đó có khoảng 550 tỷ USD tài trợ mới, sẽ được đầu tư vào đường bộ, cầu và đường sắt trên khắp đất nước. Bên cạnh đó, khoản ngân sách trên cũng được sử dụng để thay thế đường ống dẫn nước bằng chì để cung cấp nước sạch cho các cộng đồng dân cư và thiết lập mạng lưới các trạm sạc xe điện và mở rộng truy cập Internet băng thông rộng. Đây là khoản đầu tư đáng kể nhất của chính phủ kể từ khi thành lập mạng lưới đường cao tốc quốc gia vào những năm 1950.
Vào đầu tháng này, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật trên với tỷ lệ phiếu 228-206 sau nhiều tuần đàm phán khi các nhà lập pháp tiến bộ tìm kiếm sự đảm bảo cho phần quan trọng khác trong chương trình nghị sự kinh tế của Tổng thống Biden – Dự luật chi tiêu xã hội tập trung vào các chương trình khí hậu, chăm sóc trẻ em và chăm sóc sức khỏe. Dự luật này đã được Thượng viện Mỹ thông qua trước đó vào tháng 8.
Theo kế hoạch, Tổng thống Biden sẽ đến bang New Hampshire và Michigan vào ngày 16-17/11 để làm rõ các dự án cụ thể sẽ được hưởng lợi từ luật này.
Việc ký thành luật dự luật cơ sở hạ tầng đánh dấu một thành tựu quan trọng trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Joe Biden sau nhiều tuần đàm phán tại Hạ viện với đỉnh điểm là cuộc bỏ phiếu của lưỡng đảng. Các quan chức Nhà Trắng hy vọng điều này sẽ giúp cải thiện tỷ lệ ủng hộ của người dân Mỹ đối với Tổng thống Biden vốn đang ở mức thấp như hiện nay khi chỉ còn một năm nữa là tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Một cuộc thăm dò mới do Washington Post-ABC News thực hiện sau khi dự luật cơ sở hạ tầng được thông qua tại Hạ viện cho thấy chỉ 41% người tham gia thăm dò tán thành cách xử lý công việc của Tổng thống Biden, trong khi tỷ lệ không tán thành là 53%, một mức thấp mới đối với ông Biden.
Các nước giàu có thể phải vứt bỏ hơn 100 triệu liều vaccine
Cựu thủ tướng Anh Brown cảnh báo hơn 100 triệu liều vaccine Covid-19 sẽ hết hạn và bị vứt bỏ nếu không được chia sẻ kịp với các nước nghèo.
"Chúng ta cần kế hoạch phân phối vaccine sử dụng ngay để ngăn thảm họa lãng phí vaccine khi hết hạn. Thật là điều không tưởng và vô lương tâm khi 100 triệu liều vaccine bị các nước giàu vứt bỏ còn người dân các nước nghèo sẽ phải trả giá cho tình trạng lãng phí vaccine bằng mạng sống", cựu thủ tướng Anh Gordon Brown cho biết hôm 19/9.
Tuyên bố của cựu thủ tướng Anh dẫn thông tin từ báo cáo mới của nhóm nghiên cứu Airfinity, chỉ ra rằng hơn 100 triệu liều vaccine Covid-19 trong kho dự trữ của các nước giàu sẽ hết hạn vào tháng 12 và có khả năng bị vứt bỏ nếu không được chia sẻ.
Theo Brown, nếu Thủ tướng Anh Borish Johnson, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các lãnh đạo châu Âu không đồng ý với kế hoạch phân phối các liều vaccine Covid-19 "để dành", thế giới sẽ đối mặt với "thảm họa lãng phí vaccine".
Cựu thủ tướng Anh Gordon Brown phát biểu tại một sự kiện ở Edinburgh, Scotland, hồi tháng 1/2019. Ảnh: Reuters.
Cựu thủ tướng Anh đã gửi nghiên cứu của Airfinity cho các lãnh đạo hàng đầu, bao gồm Thủ tướng Anh, Tổng thống Mỹ và các chính trị gia cấp cao ở Brussels, trước thềm hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về vaccine ngày 22/9. Nghiên cứu của Airfinity dự đoán thế giới sẽ có sẵn 7 tỷ liều vaccine vào cuối tháng 9 và tăng lên 12 tỷ liều vào tháng 12.
Cựu thủ tướng Brown cho biết vấn đề quan trọng là phân phối những liều vaccine này ra sao. Ông đồng thời cảnh báo về nguy cơ không có thỏa thuận phân phối tới các nước nghèo.
Nhóm chiến dịch Global Justice Now cho hay lãng phí hàng triệu liều vaccine Covid-19 sẽ là "hành động tàn bạo" khi chúng có thể được sử dụng ở các nước nghèo hơn. Giám đốc Global Justice Now Nick Dearden nói rằng các nước giàu như Anh đang tích trữ lượng vaccine mà các nước thu nhập thấp và trung bình rất cần.
Theo dữ liệu từ Our World in Data, khoảng 43,1% dân số thế giới đã tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19, nhưng con số này ở các nước thu nhập thấp là khoảng 1,9%. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom nhiều lần kêu gọi các nước giàu hoãn tiêm mũi tăng cường để san sẻ cho nước nghèo.
Chiến lược phương Tây phủ vaccine để sống chung Covid Tại thị trấn Aarschot của Bỉ, 94% người trưởng thành đã tiêm chủng, song thị trưởng Gwendolyn Rutten vẫn lo ngại vì vị trí của nó quá gần thủ đô Brussels, nơi tỷ lệ phủ vaccine chỉ 63%. Thị trưởng Gwendolyn Rutte ủng hộ đề xuất ban hành quy định bắt buộc tiêm chủng. "Nếu không, những người khác cũng bị đặt vào...