Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất mở rộng phạm vi chương trình bảo hiểm liên bang
Ngày 26/11, chính quyền của Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đề xuất cung cấp thuốc giảm cân cho thêm hàng triệu người Mỹ theo chương trình bảo hiểm y tế công của nước này.
Thuốc trị tiểu đường Ozempic. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo các chương trình bảo hiểm Medicare và Medicaid, các loại thuốc như Ozempic và Wegovy chủ yếu chỉ dành cho những người thừa cân mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim. Tuy nhiên, Nhà Trắng cho biết ông Biden muốn cung cấp rộng rãi các loại thuốc này để điều trị cho bệnh nhân béo phì, theo đó mở rộng phạm vi bảo hiểm cho gần 7,5 triệu người Mỹ lớn tuổi và có thu nhập thấp. Một quan chức Nhà Trắng nói rằng những phương thuốc điều trị này quá đắt đỏ và vượt quá khả năng chi trả của rất nhiều người Mỹ. Thống kê cho thấy 42% người Mỹ thừa cân, béo phì.
Dự kiến, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh sẽ công bố đề xuất trên trong ngày 26/11. Nếu đề xuất này được thông qua sẽ giúp nhiều người Mỹ có khả năng mua được thuốc giảm cân mới có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 và giảm nguy cơ tử vong và đau tim tới 20%. Nếu không được bảo hiểm chi trả, chi phí có thể lên tới 1.000 USD/tháng.
Hiện Medicare cung cấp bảo hiểm y tế cho hơn 60 triệu người tại Mỹ, chủ yếu những người 65 tuổi trở lên. Trong khi đó, Medicaid, chương trình nhắm vào những người dân có thu nhập thấp, hỗ trợ cho 85 triệu người.
Thời gian gần đây, nhu cầu thuốc giảm cân, béo phì gia tăng gây ra các vấn đề về nguồn cung. Nhiều bệnh nhân chuyển sang các loại thuốc với giá rẻ hơn và được bán trực tuyến.
Video đang HOT
Ông Biden tích cực thúc đẩy để giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và thuốc kê đơn, chẳng hạn như áp dụng mức trần chi phí mà người cao tuổi có bảo hiểm Medicare phải trả cho insulin là 35 USD mỗi tháng và thuốc kê đơn là 2.000 USD một năm.
Đạo luật Giảm phát được thông qua dưới thời chính quyền của ông Biden cũng yêu cầu các công ty dược phẩm phải đàm phán giá thuốc với Medicare. Tháng 8 vừa qua, Medicare thông báo đợt giảm giá đầu tiên cho 10 loại thuốc, dao động từ 38 – 79% và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2026.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Donald Trump cũng tìm cách hạ giá thuốc theo một quy định vào phút chót do chính quyền của ông đưa ra vào năm 2020, nhưng sau đó, một thẩm phán liên bang đã chặn lại biện pháp này.
Estonia bác bỏ việc gửi binh sỹ hỗ trợ Ukraine đối phó Nga
Bộ trưởng quốc phòng Estonia Pevkur cảnh báo rằng việc đưa quân đội nước ngoài vào Ukraine tiềm ẩn rủi ro lớn hơn lợi ích.
Bộ trưởng Quốc phòng Estonia, Hanno Pevkur. Ảnh: Kyivindependent
Trả lời phỏng vấn tờ The Hill khi tham dự diễn đàn an ninh quốc tế Halifax cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia, Hanno Pevkur, nhấn mạnh Ukraine cần nguồn tài chính để đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng của chính mình, thay vì nhận sự hỗ trợ từ binh sỹ nước ngoài.
Trong bối cảnh xung đột với Nga bước sang năm thứ ba, Ukraine đối mặt với thách thức duy trì nhuệ khí và lực lượng. Mặc dù Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dỡ bỏ một số hạn chế, cho phép các nhà thầu quân sự Mỹ đến Ukraine hỗ trợ bảo trì thiết bị, các lãnh đạo châu Âu đang tranh luận liệu có nên đưa quân vào Ukraine để huấn luyện và hỗ trợ hay không. Đặc biệt, Pháp không loại trừ khả năng cử quân tham chiến.
Tuy nhiên, ông Pevkur cảnh báo rằng việc đưa quân đội nước ngoài vào Ukraine tiềm ẩn rủi ro lớn hơn lợi ích. "Theo như tôi biết, người Ukraine có thể tự xử lý mọi việc nếu chúng ta cung cấp đầy đủ những gì họ cần để đối đầu với Nga", ông nhấn mạnh.
Ông Pevkur kêu gọi phương Tây tăng cường hỗ trợ tài chính để Ukraine tự phát triển công nghiệp quốc phòng, nhấn mạnh rằng quốc gia này hiện sản xuất từ 6 đến 7 lần số lượng pháo so với Pháp.
"Công nghiệp quốc phòng của Ukraine đang tăng tốc sản xuất một cách mạnh mẽ," ông nói, ước tính nước này có khả năng sản xuất thiết bị quân sự trị giá khoảng 30 tỷ USD mỗi năm nhưng hiện chỉ có 15 tỷ USD để đầu tư.
Từ tháng 8 năm nay, cuộc tấn công bất ngờ của Ukraine vào khu vực Kursk (Nga) được coi là một cơ hội bị bỏ lỡ. "Khi đó, Ukraine không có đủ thiết bị và hỏa lực để đẩy mạnh tiến công. Đây là cơ hội mà cả Ukraine và phương Tây đều đã bỏ lỡ", ông Pevkur chia sẻ, đồng thời kêu gọi phương Tây cần quyết tâm hỗ trợ Ukraine không chỉ để chiến đấu mà là để giành chiến thắng.
Việc hỗ trợ tài chính và vũ khí cho Ukraine đã trở thành nội dung tranh cãi tại Mỹ khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chỉ trích chi tiêu của Mỹ cho Ukraine.
Trong cuộc trò chuyện với The Hill, ông Pevkur cảnh báo rằng giai đoạn chuyển giao chính trị tại Mỹ và châu Âu trong 6 tháng tới là cơ hội để các đối thủ như Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên tận dụng. Ông nhấn mạnh: "Thời điểm này, các nước này có thể thực hiện những bước đi mới. Chúng ta đang chứng kiến Tổng thống Putin đẩy mạnh chiến dịch tại Ukraine".
Ông nhận định, việc Nga gần đây thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) tại Ukraine là một động thái chính trị phản ứng với việc Mỹ "bật đèn xanh" cho Ukraine sử dụng tên lửa phương Tây tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, ông Pevkur cũng nhấn mạnh rằng phương Tây cần phản ứng một cách bình tĩnh và không thái quá.
Estonia, quốc gia láng giềng của Nga, đang cảnh giác cao độ với các cuộc tấn công kiểu "chiến tranh hỗn hợp" mà các nước có thể sử dụng. Vì vậy, việc ngăn chặn và phản ứng trước các cuộc tấn công này là rất quan trọng," ông Pevkur nhấn mạnh.
Với những thách thức từ Nga và những bất ổn chính trị tại phương Tây, ông Pevkur khẳng định rằng chiến lược tốt nhất để hỗ trợ Ukraine là tăng cường năng lực tự vệ của nước này thay vì triển khai binh sĩ nước ngoài.
Trước đó, hồi tháng 10, ông Hanno Pevkur cho biết Estonia đang xem xét khả năng cử binh sỹ tới miền Tây Ukraine để thực hiện các nhiệm vụ phi chiến đấu. Bộ trưởng Quốc phòng Estonia cũng nhấn mạnh rằng quyết định gửi quân đến Ukraine phải được thống nhất giữa các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời cần tính đến tất cả các chi tiết trong các biện pháp bảo vệ binh sỹ cũng như hậu cần.
Điện Kremlin nói về 'con đường hòa bình' của ông Trump sau khi Ukraine được phép tấn công tầm xa Theo Điện Kremlin, ông Trump đã bày tỏ mong muốn tạo ra hòa bình, nhưng chính quyền Biden đang làm mọi cách để leo thang tình hình, khiến các thỏa thuận hòa bình trở nên khó khăn hơn. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng thông tấn DPA của...