Tổng thống Mỹ Joe Biden chúc mừng VinFast xây nhà máy 4 tỷ USD tại Mỹ
Ông Biden cho biết VinFast sẽ xây nhà máy sản xuất xe điện và pin trị giá 4 tỷ USD, tạo ra 7.000 việc làm
“Hôm nay, VinFast công bố sẽ xây nhà máy sản xuất xe điện và pin tại North Carolina – nhà máy 4 tỷ USD, tạo ra 7.000 việc làm. Đó là ví dụ mới nhất về chiến lược kinh tế của chúng ta đã phát huy tác dụng”, tài khoản Twitter chính thức của Tổng thống Mỹ @POTUS đăng tải thông tin.
Trang thông tin chính thức của Nhà Trắng cũng đăng tải thông tin này, cho rằng việc VinFast xây dựng nhà máy 4 tỷ USD tại Mỹ, cùng với các nỗ lực của Ford, GM và Siemens đầu tư trở lại vào Mỹ và tạo việc làm thể hiện nỗ lực của chính phủ Tổng thống Joe Biden trong việc xây dựng một nền kinh tế năng lượng sạch, xây dựng lại chuỗi cung ứng tại Mỹ và giảm chi phí cho người dân Mỹ.
Chia sẻ trên Twitter vào sáng ngày 30/3, ông Nguyễn Quốc Dũng – Đại sứ Việt Nam tại Mỹ cho biết: “Thật vinh dự và tự hào được tham dự lễ ký kết giữa VinFast và Carolina hôm nay. Hàng nghìn mẫu ô tô điện của VinFast sẽ được sản xuất và tạo ra hàng nghìn việc làm, giúp hành tinh của chúng ta xanh hơn”.
Nhà máy của VinFast sẽ được đặt tại khu công nghiệp Triangle Innovation Point, Hạt Chatham với diện tích khoảng 800 ha và bao gồm 3 khu vực chính: khu vực sản xuất và lắp ráp ô tô điện và xe buýt điện; khu vực sản xuất pin cho các sản phẩm xe điện và khu vực công nghiệp phụ trợ cho các nhà cung cấp.
Giai đoạn 1 của nhà máy sẽ được khởi công ngay trong năm 2022 sau khi nhận được giấy phép xây dựng và dự kiến sẽ được vận hành vào tháng 7/2024. Công suất giai đoạn 1 dự kiến là 150.000 xe/năm. Theo biên bản ghi nhớ, VinFast sẽ tiếp tục đầu tư vào nhà máy theo nhiều giai đoạn khác nhau. Các mẫu xe đầu tiên được sản xuất tại nhà máy bao gồm VF 9 – dòng xe SUV cỡ lớn 7 chỗ ngồi và VF 8 – dòng xe SUV cỡ trung 5 chỗ.
Video đang HOT
Thống đốc bang Bắc Carolina, Ông Roy Cooper phát biểu: “Bắc Carolina đang nhanh chóng trở thành trung tâm của nền kinh tế năng lượng sạch. Dự án tầm cỡ của VinFast sẽ mang đến nhiều việc làm tốt cho địa phương, cũng như một môi trường trong lành hơn khi ngày càng nhiều xe điện xuất hiện trên đường phố, góp phần giảm phát thải khí nhà kính.”
Nhà máy cũng sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm mới cho địa phương. Bộ Thương mại bang Bắc Carolina là cơ quan xúc tiến thu hút đầu tư từ VinFast, cùng sự phối hợp của nhiều tổ chức cấp bang, cấp vùng và địa phương.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Bắc Carolina, Bà Machelle Baker Sanders cho biết: “Các nhà máy lắp ráp ô tô là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bởi những tác động tích cực lên nền kinh tế khu vực. Tôi rất vui vì VinFast đã lựa chọn bang Bắc Carolina làm nơi khởi động cho các hoạt động sản xuất của hãng tại Bắc Mỹ. Chúng tôi sẽ tích cực phối hợp để đảm bảo VinFast có thể tuyển dụng được lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty.”
VinFast được thành lập năm 2017 với trụ sở chính tại Hà Nội và khu phức hợp sản xuất quy mô, hiện đại, công suất sẽ lên tới 950.000 xe mỗi năm vào năm 2026 tại Hải Phòng, Việt Nam.
VinFast hiện đã thiết lập hoạt động tại các thị trường quốc tế, bao gồm Mỹ, Canada, Đức, Pháp và Hà Lan. Hệ sinh thái sản phẩm xanh của công ty đang phân phối tại Việt Nam bao gồm xe ô tô điện, xe máy điện, xe buýt điện, hệ thống trạm sạc cùng các giải pháp năng lượng sạch.
Bà Lê Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng Giám đốc VinFast Toàn cầu chia sẻ: “Những cam kết mạnh mẽ của Bắc Carolina về phát triển năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải biến nơi đây thành địa điểm lý tưởng để VinFast phát triển các sản phẩm xe điện cao cấp, thông minh và thân thiện với môi trường. Cơ sở sản xuất ngay tại thị trường sẽ giúp VinFast chủ động nguồn cung, ổn định giá thành và rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm, giúp xe điện của VinFast trở nên dễ tiếp cận hơn với khách hàng, góp phần hiện thực hoá các mục tiêu cải thiện môi trường của địa phương.”
Mỹ ban hành sắc lệnh mở đường quản lý tiền mã hoá
Ngày 9/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh chỉ đạo chính phủ đánh giá nguy cơ và lợi ích của tiền mã hoá (crypto), cũng như nghiên cứu tiềm năng của đồng USD điện tử.
Đây là chỉ thị hành pháp đã được chờ đợi từ lâu để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp crypto tại Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh mối quan tâm đối với các tài sản kỹ thuật số ngày càng gia tăng trên toàn thế giới.
Theo Nhà Trắng, sắc lệnh này yêu cầu các cơ quan liên bang có cách tiếp cận thống nhất trong quản lý và giám sát tài sản kỹ thuật số trên 6 lĩnh vực chủ chốt gồm: bảo vệ người tiêu dùng, ổn định tài chính, hoạt động bất hợp pháp, khả năng cạnh tranh của Mỹ, tài chính toàn diện và đổi mới có trách nhiệm.
Bảo vệ người tiêu dùng
Chính quyền Tổng thống Biden yêu cầu Bộ Tài chính đánh giá và đưa ra khuyến nghị chính sách đối với crypto, đảm bảo "giám sát và bảo vệ hiệu quả trước bất kỳ nguy cơ tài chính nào gây ra bởi tài sản kỹ thuật số".
Trong khi các nhà hoạch định chính sách tập trung vào những rủi ro mang tính hệ thống từ crypto thì ngày càng nhiều lo ngại đối với vai trò của các đồng mã hoá ổn định (stablecoin). Đây là các mã thông báo kỹ thuật số được gắn với giá trị của những loại tiền tệ hiện có như đồng USD.
Có thông tin cho rằng, Tether - đồng stablecoin lớn nhất thế giới với hơn 80 tỷ USD lưu hành không có đủ lượng USD đảm bảo. Tether phủ nhận thông tin trên, nhưng cho biết dự trữ đảm bảo của đồng này không chỉ có tiền mặt mà gồm cả các nghĩa vụ nợ ngắn hạn như thương phiếu.
Hoạt động phạm pháp
Tổng thống Biden cũng yêu cầu các cơ quan chức năng "phối hợp hành động có trọng tâm" nhằm giảm thiểu các hành vi tài chính bất hợp pháp và nguy cơ đối với an ninh quốc gia gây ra bởi crypto. Ông đồng thời kêu gọi sự hợp tác quốc tế trong vấn đề này.
Tháng trước, Mỹ đã thu giữ số Bitcoin trị giá 3,6 tỷ USD, vụ bắt giữ lớn nhất tiền mã hoá lớn nhất họ từng thực hiện, liên quan tới vụ hack sàn giao dịch Bitfinex năm 2016.
Liên quan cuộc xung đột Nga - Ukraine, Washington đang lo ngại về khả năng crypto có thể giúp các tổ chức và cá nhân người Nga né tránh những biện pháp cấm vận.
Biến đổi khí hậu
Sắc lệnh đã "tế nhị" không đề cập trực tiếp tới vấn đề năng lượng của các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin. Thay vào đó, chỉ thị này yêu cầu các cơ quan nghiên cứu đảm bảo sự sáng tạo liên quan đến crypto "có tính trách nhiệm", giảm thiểu tác động tiêu cực với môi trường.
Năm ngoái, Trung Quốc đã cấm hoàn toàn việc khai thác tiền điện tử, dẫn đến 1 cuộc di cư của các "thợ đào" sang Mỹ và một số nước khác, chẳng hạn như Kazakhstan.
Tính cạnh tranh của Mỹ
Nhà Trắng hướng tới mang lại lợi thế cạnh tranh cho Mỹ so với các quốc gia khác ở lĩnh vực tiền điện tử. Điều này đặc biệt quan trọng khi Bắc Kinh đã cấm hoàn toàn tiền ảo.
Theo đó, Bộ Thương mại sẽ có trách nhiệm "thiết lập khuôn khổ thúc đẩy khả năng cạnh tranh và dẫn đầu của Mỹ trong tận dụng các công nghệ liên quan tài sản kỹ thuật số".
Đồng USD điện tử
Trung Quốc đang dẫn đầu trong phát triển đồng điện tử của Ngân hàng Trung ương, hay còn gọi là đồng CBDC, với ngày càng nhiều người dân nước này sử dụng thanh toán qua smartphone cũng như chi tiêu tài chính.
Sắc lệnh không đề cập tới việc Mỹ có nên phát hành đồng tiền kỹ thuật số riêng hay không, nhưng coi việc nghiên cứu CBDC tiềm năng là một vấn đề "cấp bách" đối với chính phủ.
CBDC có thể đẩy nhanh tốc độ thanh toán và các nhà lập pháp đang đánh giá một số vấn đề liên quan ổn định tài chính và bảo mật của đồng tiền này.
Mỹ cứng rắn với big tech Trong thông điệp liên bang mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định sẽ bắt các công ty truyền thông mạng xã hội chịu mọi trách nhiệm và yêu cầu các big tech ngừng lạm dụng dữ liệu cá nhân. Trong bài phát biểu, ông Biden cho rằng người Mỹ, đặc biệt là giới trẻ, hiện đang phải trải qua một cuộc...