Tổng thống Mỹ hy vọng sớm ký kết thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
Phát biểu trong một cuộc gặp với các thống đốc Mỹ, Tổng thống Trump cho biết ông hy vọng các nhà đàm phán sẽ sớm trở về và Mỹ với Trung Quốc “sẽ tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh.”
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: Getty Images)
Ngày 25/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ hy vọng về một “lễ ký thỏa thuận thượng đỉnh” với Trung Quốc về vấn đề thương mại, khi các nhà đàm phán hai bên đã “đến rất, rất gần” một thỏa thuận.
Phát biểu trong một cuộc gặp với các thống đốc Mỹ, Tổng thống Trump cho biết ông hy vọng các nhà đàm phán sẽ sớm trở về và Mỹ với Trung Quốc “sẽ tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh.”
Ông Trump nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ có một lễ ký thỏa thuận thượng đỉnh và điều này còn tốt hơn. Chính vì vậy, tôi hy vọng chúng tôi có thể hoàn tất công việc này. Hiện chúng ta đang ở rất gần.”
Trước đó cùng ngày, trên trang Twitter, Tổng thống Trump viết: “Tôi vui mừng thông báo rằng Mỹ đã đạt được tiến triển đáng kể trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đối với các vấn đề mang tính cơ cấu quan trọng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, nông nghiệp, dịch vụ, tiền tệ, và nhiều vấn đề khác.”
Trên cơ sở đó, ông Trump tuyên bố sẽ hoãn việc tăng mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc có tổng trị giá hơn 200 tỷ USD, dự kiến được áp đặt vào ngày 1/3 tới, đồng thời cho biết sẽ lên kế hoạch thực hiện một cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida, nhằm ký kết một thỏa thuận.
Đàm phán thương mại cấp cao Trung-Mỹ diễn ra từ ngày 22-24/2 đã đạt được tiến triển mang tính thực chất. Trong 4 ngày làm việc, hai bên đã triển khai đàm phán những vấn đề cụ thể trong các lĩnh vực như chuyển giao công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hàng rào phi thuế quan, ngành dịch vụ, nông nghiệp, tỷ giá hối đoái. Trên cơ sở đó, hai bên nhất trí sẽ tiếp tục thực hiện tốt các chỉ đạo của nguyên thủ hai nước.
Đây là vòng đàm phán thứ 4 kể từ khi lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nhất trí “đình chiến” thương mại trong vòng 90 ngày – đến ngày 1/3 tới. Thỏa thuận này đạt được giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Argentina hồi tháng 12/2018./.
Theo Phương Hoa (TTXVN/Vietnam )
Video đang HOT
Ông Trump kéo dài thời hạn "ngưng bắn", đàm phán Mỹ - Trung vẫn bế tắc
Sáng ngày 25.2, Tân Hoa xã đưa tin: vòng đàm phán thứ 8 về mậu dịch Trung - Mỹ tại Washington đã kết thúc, đạt được "tiến triển thực chất" trên 6 vấn đề như chuyển nhượng công nghệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sẽ kéo dài thời hạn áp dụng việc tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc vốn sẽ đến hạn vào ngày 1.3, nhưng không nói rõ sẽ kéo dài đến khi nào. Ông Trump cũng nói trong vấn đề cải cách kết cấu đã có sự tiến triển từ phía Trung Quốc.
Vòng đàm phán thứ 7 kéo dài từ 2 thành 4 ngày nhưng vẫn chưa đạt được một văn bản chung.
Ông Donald Trump bất ngờ tuyên bố kéo dài thời hạn "ngưng bắn"
Bản tin của Tân Hoa xã nói, đoàn đại biểu do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu đã tiến hành vòng đàm phán cấp cao với Đại diện thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Hai bên đã tiến thêm một bước trong việc thực hiện nhận thức chung quan trọng của hai nhà lãnh đạo đạt được tại cuộc gặp gỡ ở Argentina; đã thảo luận xung quanh văn bản hiệp định, giành được tiến triển có tính thực chất trong các vấn đề cụ thể trên các lĩnh vực chuyển nhượng công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, rào cản phi thuế quan, ngành dịch vụ, nông nghiệp và hối suất tiền tệ. Trên cơ sở đó, hai bên sẽ tiếp tục làm tốt những việc còn lại theo chỉ thị của nguyên thủ hai nước.
Vào lúc 5h40' sáng 24.2, ông Trump đăng bài viết lên mạng xã hội Twitter: "Tôi rất vui mừng thông báo, cuộc đàm phán mậu dịch giữa Mỹ với Trung Quốc về vấn đề có tính kết cấu quan trọng đã đạt được tiến triển thực chất, bao gồm nhiều vấn đề như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển nhượng công nghệ, nông nghiệp, dịch vụ và tiền tệ". Đến 17h50' chiều cùng ngày, ông thông báo trên Twitter: "Do hai bên đã đạt được tiến triển lớn lao trong đàm phán, tôi quyết định kéo dài thời hạn áp dụng tăng thuế vốn sẽ đến hạn vào ngày 1.3. Tôi có kế hoạch tiến hành gặp gỡ ông Tập Cận Bình tại biệt thự riêng ở Mar-a-Lago để định ra hiệp nghị cuối cùng. Đối với Mỹ và Trung Quốc, cuối tuần này vô cùng vui vẻ!". Tuy nhiên ông Trump không nói sẽ hoãn đến khi nào.
Ông Donald Trump tuyên bố có thể 1 - 2 tuần nữa sẽ đạt được một hiệp nghị mậu dịch với Trung Quốc
Sau đó, tối cùng ngày, khi tham dự bữa tiệc chiêu đã các thống đốc bang tại Nhà Trắng, Trump nói, ông mong muốn đạt được một hiệp nghị "hai bên cùng thắng" với Trung Quốc và nói, "nếu mọi việc thuận lợi, sau 1 - 2 tuần nữa sẽ có một tin tức quan trọng". Tuy nhiên, theo New York Times dẫn lời một nguồn tin thì phía Trung Quốc không hề đưa ra cam kết về văn bản với vấn đề quan trọng mà ông Trump nêu ra và nói sau thời gian đàm phán rất dài, phía Trung Quốc đã trở về đại sứ quán Trung Quốc và được Bắc Kinh cho phép, cam kết sẽ khiến đoàn đàm phán Mỹ và ông Trump hài lòng về nguyên tắc.
Đài CNBC dẫn lời một thành viên đàm phán cho biết, Trung Quốc đã cam kết mua số lượng hàng hóa Trung Quốc lên tới 1.200 tỷ USD, nhưng lập trường hai bên về chuyển nhượng công nghệ và và bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn cách nhau khá xa. Quan chức hai bên đang thảo luận việc hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình gặp gữ tại Mar-a-Lago, bang Florida vào cuối tháng 3 tới.
Wall Street Journal theo một nguồn tin, tiết lộ hai bên Mỹ - Trung đang nỗ lực soạn thảo một văn bản hiệp nghị dài hơn trăm trang, nhưng vẫn còn bất đồng rất lớn trong hai vấn đề lớn là phía Trung Quốc trợ cấp các công ty quốc doanh và cải cách mô thức kinh tế do nhà nước chủ đạo.
Nguồn tin này nói, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin sau khi đạt được tiến triển trong thảo luận với ông Lưu Hạc về vấn đề kết cấu kinh tế, đang bắt tay vào việc thảo luận vấn đề gay go nhất là cơ chế thực thi hiệp nghị. Vòng đàm phán vốn chỉ định trong 2 ngày 21 và 22, sau đó 2 bên quyết định kéo dài thêm 2 ngày cuối tuần nữa. Hai bên đã thảo luận và đạt được tiến triển trong vấn đề thuế quan và đặt mua hàng hóa. Đoàn Trung Quốc sẽ về nước vào ngày 25.2, dự kiến hai bên vẫn tiếp tục thêm vòng đàm phán nữa tại Bắc Kinh hoặc New York.
Toàn cảnh phòng đàm phán vòng thứ 7 tại Washington
Ông Trump thể hiện vai trò của mình trong vấn đề mậu dịch Mỹ - Trung
Một tài khoản wechat nổi tiếng lấy tên "Bullpiano" thường có bài được đăng trên các báo chính thống của Trung Quốc cho rằng ông Donald Trump có vai trò quyết định, cầm chịch, giữ thế chủ động trong cuộc đàm phán.
Ông ta kể: sau khi kết thúc cuộc đàm phán chiều ngày 22.2, nhiều quan chức Trung Quốc đã chuẩn bị để đáp chuyến bay ngày 23.2 về Bắc Kinh theo vé đã đặt sẵn. Nhưng kế hoạch đột nhiên thay đổi do tình hình mới xuất hiện. Khi ông Trump tiếp đoàn Trung Quốc tại Nhà Trắng đột nhiên nói: "Vòng đàm phán này đã có tiến triển rất lớn,đồng thời vẫn còn nhiều việc cần phải hoàn thành. Vì vậy, hai bên quyết định vòng đàm phán này kéo dài thêm 2 ngày nữa". Ông Trump nói thêm: "Phía Mỹ mong muốn cùng Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy đàm phán giành được nhiều thành quả. Tôi tin rằng hai bên cuối cùng sẽ đạt được một hiệp nghị có ý nghĩa và có lợi cho cả hai bên".
Ông Lưu Hạc thì phát biểu: "Hai ngày qua, đội ngũ đàm phán hai nước đã tiến hành vòng đàm phán rất có hiệu quả, giành được tiến triển tích cực trên các mặt cân bằng mậu dịch, nông nghiệp, chuyển nhượng công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ tiền tệ. Bước tiếp theo, hai bên sẽ nỗ lực gấp bội để hoàn thành chức trách lớn lao mà hai vị nguyên thủ quốc gia giao cho".
Ông Donald Trump tiếp ông Lưu Hạc và đoàn đàm phán Trung Quốc tại Nhà Trắng
Tuy nhiên, kịch tính nhất là tại Nhà Trắng, khi Đại diện Thương mại Robert Lighthizer giải thích với ông Trump về một văn bản thỏa thuận chung có thể ký giữa hai bên dưới hình thức Biên bản ghi nhớ (hay Bị vong lục, Memoranda of Understanding, MOU), ông Donald Trump đã nói ngay: "Tôi không đồng ý!". Ông nói tiếp: "Đối với tôi, không phải là Biên bản ghi nhớ. Đó không phải là văn bản cuối cùng mà tôi muốn có". Nghe tới đó, ông Robert Lighthizer vội nói: "Thế thì từ bây giờ, chúng ta không sử dụng khái niệm Biên bản ghi nhớ nữa. Chúng ta nói là Hiệp định mậu dịch vậy. Thực ra, vẫn là một văn bản như cũ, nhưng được gọi là Hiệp định mậu dịch..."
Ông Donald Trump còn thể hiện vai trò có tính quyết định của mình khi nói với ông Lưu Hạc: "Tôi và Chủ tịch Tập có mối quan hệ gắn bó và mạnh mẽ. Quan hệ Mỹ - Trung rất quan trọng, hiện nay quan hệ hai nước rất tốt đẹp. Vòng đàm phán cấp cao lần này giành được tiến triển lớn, nhưng vẫn còn nhiều việc phải hoàn thành. Vì vậy, hai bên đã quyết định kéo dài thêm 2 ngày nữa. Mỹ nguyện nỗ lực cùng phía Trung Quốc thúc đẩy việc thương thuyết giành được thêm nhiều thành quả. Tôi tin cuối cùng hai bên sẽ đạt được một hiệp nghị có ý nghĩa, có lợi cho cả hai nước. Tôi rất mong đợi trong tương lai không xa sẽ được gặp lại Chủ tịch Tập để cùng chứng kiến thời khắc lịch sử trong quan hệ mậu dịch Mỹ - Trung".
Tác giả này cho rằng, đối với các thành viên hai đoàn đàm phán, bây giờ mới là lúc gian khổ nhất. Giai đoạn cuối cùng cũng chính là lúc nhiệm vụ gian nan, khó nhằn nhất. Thành quả cuối cùng dù gọi là Biên bản ghi nhớ hay Hiệp nghị mậu dịch cũng đều phải chức đựng rất nhiều nội dung có tính thực chất, hai bên phải cân nhắc từng chữ, mặc cả, đấu lý, giằng co. Không khí đàm phán, gặp gỡ đều rất tốt, nhưng hợp tác phải có nguyên tắc, lợi ích quốc gia phải được đặt cao nhất. Trên bàn đàm phán, hai bên chắc chắn đều không nhân nhượng, thậm chí phải làm thâu đêm suốt sáng.
Xét từ góc độ lâu dài, lần thách thức này chả khác nào gia nhập WTO lần thứ 2. Một số yêu cầu của Mỹ về tính kết cấu, thoạt nhìn thì bức ép người ta quá lắm, nhưng nghĩ kỹ lại thì thấy đó chả phải là điều cần làm trong tiến trình đi sâu cải cách mở cửa đó sao? Không gia nhập WTO thì không có được Trung Quốc ngày hôm nay. Trung Quốc không thể chỉ ý thức được nông cạn như thế, không đi sâu cải cách mở cửa thì không thể thực sự phục hưng dân tộc được. Đó là "biến nguy thành cơ", lịch sử sẽ cho đáp án rõ ràng...
Hai bức ảnh trên mạng Weibo ngụ ý phê phán ông Lưu Hạc "lép về" trước ông Trump
Dư luận Trung Quốc bất đồng xung quanh cuộc đàm phán
Hiệp nghị còn chưa đạt được, nhưng dư luận Trung Quốc đã xuất hiện những ý kiến bày tỏ hoài nghi về việc đạt được thỏa thuận, cho rằng phải chăng phía Trung Quốc đã nhượng bộ quá nhiều? Liệu hiệp nghị đạt được có phù hợp với lợi ích căn bản của Trung Quốc hay không?
Trang tin Đông Phương ngày 25.2 cho biết việc đàm phán kéo dài mãi mà không đạt được một hiệp nghị đã khiến dư luận mạng Trung Quốc chia thành hai cực: có người cho là như thế có lợi cho Trung Quốc; cũng có người cho đó là thanh kiếm treo bằng sợi tóc, sớm muộn cũng rơi xuống. Đáng chú ý Giáo sư Khổng Khánh Đông ở Đại học Bắc Kinh viết ám chỉ: Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đoàn đàm phán Trung Quốc không sánh được với Lý Hồng Chương khi xưa.
Gần đây trên mạng Weibo lưu truyền bức ảnh chụp đoàn Lý Hồng Chương xưa phải ký Hiệp ước Mã Quan bất bình đẳng với Nhật so sánh với ảnh đoàn ông Lưu Hạc tới Mỹ đàm phán. Nhà văn nổi tiếng Triệu Lệ Hoa đã có lời bình phía dưới: "Vì sao hiện nay chúng ta đàm phán không mặt đối mặt trên bàn như Lý Hồng Chương khi xưa, mà lại chịu cảnh ông Trump trên cao, ta ngồi bên dưới như thế? Vì sao vậy?". Khổng Khánh Đông đáp lại: "Lý Hồng Chương là nhà văn hóa, dù có phải ký một hiệp ước nhục nhã nhưng vẫn giữ được chút danh dự cá nhân trước đối phương".
Một tài khoản wechat nổi tiếng lấy tên "Đào Nhiên bút ký" cho rằng, hiện nay có thể xác định đàm phán có 3 điều tiến triển: 1. Phía Mỹ tiết lộ Trung Quốc đã cam kết mua 10 triệu tấn đậu tương; 2. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói với báo chí, hai bên đã đạt được một hiệp nghị về tiền tệ; 3. Tổng thống Donald Trump hy vọng thành quả cuối cùng là một văn bản hiệp nghị mậu dịch (trade agreement) chứ không phải biên bản ghi nhớ (Memoranda of Understanding, MOU).
Bài báo viết, cam kết mua 10 triệu tấn hạt đậu tương, một mặt do thị trường Trung Quốc đang thiếu đậu tương nghiêm trọng, hiện nay mỗi năm phải nhập khẩu hơn 90 tấn hạt, giảm nhập đậu của Mỹ nhưng không tìm được nguồn thay thế. Mặt khác có mua đậu hay không là điều người Mỹ rất quan tâm, đó cũng là điều kiện giao dịch. Năm ngoái, vào lúc cuộc chiến mậu dịch diễn ra gay gắt nhất, việc có mua đậu hay không trở thành thứ vũ khí để Trung Quốc đối phó với Mỹ. Hiện nay tiết tấu cuộc đàm phán được đẩy nhanh, việc mua đậu lại trở thành sách lược để Trung Quốc thể hiện thiện chí.
Theo VietTimes
Trump tính hoãn áp thuế 60 ngày với 200 tỉ hàng hóa Trung Quốc Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đang tính đến khả năng hoãn việc áp thuế với hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ thêm 60 ngày nữa trong lúc hai cường quốc kinh tế đang có kế hoạch đàm phán thương mại cấp cao - một nguồn tin thân cận thông báo cho Bloomberg. Giám đốc Cục dự trữ liên bang Mỹ Steven Mnuchin...