Tổng thống Joe Biden: Cuộc chiến chống lạm phát tại Mỹ đã đạt tiến bộ
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 1/12 cho biết nền kinh tế số 1 thế giới đang nhìn thấy những dấu hiệu tiến bộ trong cuộc chiến chống lạm phát.
Nhận định trên được đưa ra sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy tiêu dùng đã tăng trong khi sức ép lạm phát giảm dần.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Arcadia, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ: “Chúng ta đang chứng kiến những dấu hiệu ban đầu cho thấy chúng ta đang đạt tiến bộ trong cuộc chiến chống lạm phát, trong khi đang chuyển sang tăng trưởng bền vững hơn”.
Ông Biden cho biết thêm rằng “sẽ cần thời gian để đưa lạm phát trở lại bình thường, song người Mỹ cần tin tưởng rằng kế hoạch của chúng ta đang có tác dụng”.
Theo số liệu mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 1/12, Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE), vốn là chỉ số lạm phát chính được Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) dùng khi đưa ra chính sách tiền tệ, đã có dấu hiệu tăng chậm lại trong tháng 10. Cụ thể, chỉ số PCE trong tháng 10 tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức tăng mạnh trong tháng 9.
Số liệu trên là tin tốt lành chỉ một ngày sau khi Chủ tịch FED Jerome Powell xác nhận các đợt tăng lãi suất với biên độ nhỏ hơn sẽ được thực hiện ngay trong kỳ họp lãi suất sắp tới dù ông nhận thấy những đột phá trong cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa đủ.
Video đang HOT
FED tập trung vào chỉ số PCE vì chỉ số này phản ánh chi tiêu thực của người tiêu dùng, bao gồm cả sự thay đổi của các mặt hàng không đắt tiền, khác với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mà mọi người thường biết đến. Tính theo tháng, chỉ số PCE vẫn ở mức 0,3%.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong khi giá các hàng hóa như xăng và các sản phẩm năng lượng khác vẫn tăng, chỉ số PCE không tăng mạnh như trước là nhờ “giá các hàng tiêu dùng lâu bền đã giảm đáng kể”. Nếu không tính sự bấp bênh của giá lương thực và năng lượng, thì chỉ số giá PCE tăng 5% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái.
Khi các hộ gia đình Mỹ đang vất vả đối mặt với giá cả tăng cao, FED đã dùng biện pháp mạnh để hạ nhiệt lượng cầu bằng cách tăng lãi suất cho vay 6 lần trong năm nay, trong đó có 4 lần tăng trong những tháng gần đây. Và biện pháp này đã phát huy tác dụng đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mỹ và EU 'dội gáo nước lạnh' vào kế hoạch hồi sinh TTIP của Đức
Các quan chức ở Washington và Brussels đã "dội gáo nước lạnh" vào kế hoạch tái khởi động cuộc đàm phán thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) của Thủ tướng Đức.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đề xuất mở lại các cuộc đàm phán về TTIP. Ảnh: Politico
Theo trang tin Politico.eu, "bóng ma" về một cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ đang khiến các nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại, nhưng các quan chức ở cả hai bờ Đại Tây Dương lại phản đối một giải pháp do Chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đưa ra.
Người phát ngôn của Chính phủ Đức trong tuần này đã đề nghị EU khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại chính thức với Washington nhằm giải quyết những căng thẳng gia tăng về cái gọi là cải cách "Mua hàng Mỹ" của Tổng thống Joe Biden.
Nhưng đề xuất trên của Chính phủ Đức đã bị Brussels cảnh báo và cũng không gây ấn tượng với Washington. Nỗ lực gần đây nhất để đạt được một thỏa thuận về Đối tác Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương (TTIP) đã sụp đổ sau ba năm đàm phán căng thẳng, trong bối cảnh phản đối từ bên trong nước Đức, và từ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Các cuộc đàm phán từ năm 2013 đến năm 2016 làm dấy lên lo ngại rằng thị trường EU sẽ tràn ngập thịt gà khử trùng bằng clo, quyền của người lao động sẽ bị hủy hoại và các dịch vụ y tế nhà nước trong EU mở cửa cho các công ty Mỹ.
Khi được hỏi về đề xuất của Đức mở lại các cuộc đàm phán TTIP bị đình trệ, một người phát ngôn của Ủy ban châu Âu đã thẳng thừng cho biết: "Việc khôi phục đàm phán TTIP không nằm trong chương trình nghị sự".
Tại Washington, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cũng bác bỏ ý tưởng của Đức. Một phát ngôn viên của Văn phòng này nói rằng trọng tâm hiện nay là sử dụng Hội đồng Thương mại và Công nghệ EU - Mỹ "để củng cố và làm sâu sắc hơn sự hợp tác thương mại của chúng tôi với các đồng minh xuyên Đại Tây Dương, trong đó có Đức".
Sự từ chối của cả hai bên bờ Đại Tây Dương về TTIP sẽ là một đòn giáng mạnh đối với uy tín của Chính phủ Đức, đồng thời cho thấy Brussels sẽ sớm tham gia vào các cuộc đàm phán mới với Washington. Đó là một giải pháp mà Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner, thuộc Đảng Dân chủ Tự do, đã ủng hộ trong nhiều tháng.
Do đó, việc Chính phủ Đức muốn mở lại các cuộc đàm phán TTIP là một điều mỉa mai, vì việc thiếu sự ủng hộ chính trị từ Berlin, đặc biệt là từ Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của ông Scholz, vốn là yếu tố chính dẫn đến sự đổ vỡ của các cuộc đàm phán thương mại TTIP vào năm 2016.
Ý tưởng tái khởi động các cuộc đàm phán TTIP xuất hiện trở lại, về mặt chính trị, sẽ gợi lại những ký ức tồi tệ về các chiến dịch chống thương mại lớn trên khắp châu Âu. Fredrik Erixon thuộc Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế châu Âu (ECIPE) nhận định: "Một khu vực thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương là một ý tưởng tuyệt vời từ quan điểm địa chính trị và có lẽ cả từ quan điểm kinh tế. Nhưng tất nhiên, nó hoàn toàn không thực tế".
Những lo ngại đó chính là lý do tại sao Brussels và Washington lại chọn một hình thức khác, linh hoạt hơn - Hội đồng Thương mại và Công nghệ (TTC) - khi họ tìm cách khắc phục mối quan hệ kinh tế xuyên Đại Tây Dương sau những năm đầy biến động dưới thời chính quyền Trump.
Marjorie Chorlins từ Phòng Thương mại Mỹ cho biết hiện không có nhiều nhiệt tình cho việc khởi động lại các cuộc đàm phán TTIP. "Mọi người quan tâm đến việc liệu TTC có thể mang lại kết quả có ý nghĩa hay không hơn là đưa ra một nền tảng khác", bà Marjorie Chorlins lưu ý.
Câu hỏi làm thế nào để chống lại việc Washington trợ cấp cho ngành sản xuất ô tô điện trong nước đang khiến các bộ trưởng và quan chức châu Âu "đau đầu". Họ lo ngại động thái này có nguy cơ làm tổn thương các doanh nghiệp châu Âu vào thời điểm mà cuộc xung đột Nga - Ukraine đang khiến nền kinh tế EU rơi vào tình trạng căng thẳng.
Trong khi đó, cách tiếp cận "Mua hàng Mỹ" không phải là vấn đề duy nhất gây tranh cãi giữa các đồng minh xuyên Đại Tây Dương. Việc châu Âu ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt từ Mỹ cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn căng thẳng. Nhiều nhà lãnh đạo EU đã chỉ trích Washington bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho châu Âu với giá cao.
Ủy ban châu Âu đang thúc đẩy Washington tìm kiếm một giải pháp ngoại giao. Nhưng việc Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Giảm lạm phát hồi tháng 8 năm nay đã gây ra những thách thức mới với châu Âu. Nếu con đường ngoại giao đi vào ngõ cụt, Brussels sẽ buộc phải xem xét các bước tiếp theo của mình. Đó cũng là lý do EU không đồng ý khởi động lại TTIP.
Về lý thuyết, Brussels có thể kiện Washington tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhưng việc kiện một đồng minh tại WTO là một giải pháp tồi vào thời điểm mà cả hai bên đều muốn thể hiện một mặt trận thống nhất trước Nga.
FED tăng lãi suất 0,75 điểm % lần thứ 4 liên tiếp trong năm 2022 Rạng sáng 3/11 theo giờ Hà Nội, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo tăng lãi suất mạnh lần thứ 4 liên tiếp ở mức 0,75 điểm %, cho rằng vẫn sẽ cần tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát nhưng đồng thời cũng để ngỏ khả năng giảm mức tăng lãi suất trong những lần tới....