Tổng thống Joe Biden âm thầm ghi điểm trong 50 ngày đầu nhậm chức
Các hãng truyền thông cánh hữu đã chê trách ông Joe Biden lớn tuổi, hết năng lượng. Trên thực tế, ông Biden đang chứng minh điều ngược lại kể từ khi giữ cương vị Tổng thống Mỹ.
Đến nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn “giấu mình” trước truyền thông, ông chưa tổ chức một buổi họp báo chính thức nào. Những người phản đối luôn chế nhạo ông là người lớn tuổi nhất trở thành Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, trong vòng chưa đầy 50 ngày kể từ khi cầm quyền, vị tổng thống dày dạn kinh nghiệm chính trường này đã đạt được thành tích đáng kinh ngạc.
Thắng lợi chính trị đầu tay của ông Biden là thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch giải cứu trị giá 1,9 nghìn tỷ USD. Đây là gói kích thích lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế thoát khỏi sự sụt giảm do dịch COVID-19 gây ra.
Theo khảo sát của Gallup, tỷ lệ ủng hộ đối với ông Joe Biden ổn định ở mức 57%. Ảnh: AFP
Song hành với việc bơm một lượng tiền khổng lồ vào nền kinh tế là kế hoạch gấp rút phân phối vaccine ngừa COVID-19 với tốc độ khiến nhiều người nhạc nhiên. Hiện tại, tỷ lệ tiêm ngừa COVID-19 ở Mỹ dù đi sau xong đã vượt qua cả Canada và Liên minh châu Âu. Nước Mỹ dự kiến hoàn thành việc tiêm chủng cho toàn bộ người dân trên 16 tuổi vào tháng 5/2021.
Bất chấp sự thiếu hợp tác của các nghị sỹ đảng Cộng hòa tại Quốc hội đối với Nhà Trắng, cam kết của ông Biden về việc tái đoàn kết một nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc dưới thời Tổng thống Donald Trump cũng đang gặt hái được những thành công ban đầu.
Kết quả trên phản ánh câu chuyện về một chính trị gia, người đã điều hành một chiến dịch tranh cử lặng lẽ và tiếp tục duy trì sự khiêm tốn sau khi thắng cử, đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng.
Theo thăm dò của hãng Gallup, tỷ lệ ủng hộ đối với ông Biden từ khi nhậm chức tới nay luôn ở mức ổn định là khoảng 57%. Kết quả trên tuy không thực sự ấn tượng nhưng bỏ xa so với tỷ lệ ủng hộ chỉ ở mức 34% của ông Trump ở giai đoạn cuối nhiệm kỳ cũng như hàng loạt các chính trị gia khác của nước Mỹ hiện nay.
Video đang HOT
Gói cứu trợ kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD do Chính quyền Tổng thống Biden đề xuất cũng đang nhận được sự ủng hộ của khoảng 3/4 số người dân nước Mỹ. Theo kết quả thăm dò của Pew cho thấy có 70% người được hỏi ủng hộ gói giải cứu trên, trong đó 94% thuộc đảng Dân chủ và 41% thuộc đảng Cộng hòa. Một cuộc thăm dò khác của Morning Consult/Politico cho thấy có đến 60% số người thuộc đảng Cộng hòa ủng hộ kế hoạch của ông Biden.
Trong phát biểu trực tuyến vào ngày 3/3 vừa qua về gói giải cứu kinh tế, ông Biden kêu gọi các nghị sỹ Mỹ: “Tôi đã từng làm việc tại Quốc hội 36 năm và làm Phó Tổng thống 8 năm. Chúng tôi chưa từng trải qua bất kỳ điều gì khẩn cấp và tham vọng như vậy, vì vậy gói cứu trợ cần được chấp nhận một cách rộng rãi”. Chính khách 78 tuổi này cũng nhấn mạnh: “Sự đoàn kết mà chúng ta đang thấy là chưa từng có”.
Các hãng truyền thông cánh hữu như Fox News tiếp tục cổ xúy chiến dịch tranh cử của ông Trump, chê trách ông Biden đã lớn tuổi, hết năng lượng và thậm chí là một Tổng thống tồi tệ. Trên thực tế, ông Biden đang chứng minh điều ngược lại
“Hãy làm lớn”, ông Biden luôn nói như vậy về gói kích cầu. Ông cũng phản bác lại những người người không ủng hộ bằng cách trình bày về các chương trình nghị sự tổng thống.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Lãnh đạo phe thiểu số đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer ký ký thông qua gói cứu trợ 1.900 tỷ USD tại Đồi Capitol ngày 10/3. Ảnh: AFP
Vòng đua chiến thắng
Tất cả những điều ông Biden làm theo một phong cách hoàn toàn khác biệt so Tổng thống Trump. Ông Biden đang giữ kỷ lục về thời gian một tổng thống Mỹ không tổ chức một cuộc họp báo chính thức. Ông cũng chưa ấn định thời gian cho bài phát biểu đầu tiên trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ.
Bên cạnh đó, ông Biden cũng hiếm khi dời khỏi Nhà Trắng, không giống như Tổng thống Trump thường có những chuyến diễn thuyết vòng quanh nước Mỹ.
Những thông tin ông Biden đăng tải trên mạng xã hội cũng chỉ là những lời khuyến khích nhẹ nhàng và lịch sự về sự đoàn kết. Không có lời lẽ lăng mạ, sử dụng chữ in hoa và cũng rất ít thông tin được ông Biden chia sẻ.
Những người phản đối cho rằng ông Biden đang lẩn trốn. Ngược lại, những người ủng hộ lại thấy ông Biden giống như một sinh viên mẫu mực, không tham gia tiệc tùng để đến thư viện, học tập chăm chỉ để đạt kết quả tốt hơn.
Tổng thống Biden biết chắc rằng ông có thể thành công hoặc thất bại trong xử lý dịch COVID-19 cũng như đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lại khi đặt chân vào Nhà Trắng. Mọi chương trình nghị sự của ông đều gắn chặt với dịch COVID-19.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết: “Ông Biden dành toàn bộ thời gian, năng lượng và sự tập trung cho xử lý dịch bệnh. Tôi nghĩ rằng người dân Mỹ hiểu rõ điều này”. Với việc thông qua gói giải cứu kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ USD, vị Tổng thống “tàng hình” đang bắt đầu hiện hình rõ nét hơn trên “radar” của công chúng.
Ông Biden sẽ có bài phát biểu đầu tiên trên giờ vàng sóng truyền hình vào ngày 11/3 (giờ Mỹ), đánh dấu tròn 1 năm xảy ra dịch COVID-19 tại Mỹ, đất nước đã có trên nửa triệu người chết vì đại dịch này.
Bà Psaki cho biết chương trình họp báo sẽ diễn ra vào cuối tháng 3 và sự kiện này sẽ được tổ chức nhanh gọn. Bà cũng thông tin thêm rằng bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ và các chuyến công cán ra ngoài Washington đang được thảo luận.
Tại sao ông Biden không tiếp tục “giấu mình”?
Trong chia sẻ mới đây, ông Biden đã nhắc lại công việc của mình cùng với Tổng thống Obama soạn thảo kế hoạch giải cứu nhằm ngăn chặn cuộc đại suy thoái năm 2008. Ông Biden chia sẻ họ đã “cứu nước Mỹ khỏi tình trạng suy thoái” theo đúng nghĩa đen nhưng lại đánh mất động lực chính trị nên đã thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào năm 2010.
“Chúng tôi đã không giải thích thỏa đáng những việc đã làm được. Ông Obama quá khiêm tốn, ông ấy không muốn nhận mình là người giành chiến thắng trong vòng đua”, ông Biden nói.
“Tôi luôn nói rằng: Hãy nói cho mọi người biết chúng ta đã làm gì”. Đảng Dân chủ đang giữ thế đa số mong manh tại Quốc hội Mỹ, ông Biden không muốn lặp lại sai lầm lần 2 vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022.
Ông Biden nói phiên tòa xét xử luận tội ông Trump "phải diễn ra"
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, xét xử luận tội người tiền nhiệm Donald Trump phải diễn ra, dù điều đó sẽ ảnh hưởng đến chương trình nghị sự của ông cũng như việc phê chuẩn nhân sự nội các.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và cựu Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Getty)
Theo Sputnik , Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 25/1 đã trả lời phỏng vấn hãng tin CNN ở cánh Tây của Nhà Trắng về việc xét xử luận tội cựu Tổng thống Donald Trump ở Thượng viện dự kiến vào đầu tháng tới.
"Tôi nghĩ việc đó phải diễn ra", ông Biden nói. Ông thừa nhận tiến trình luận tội sẽ ảnh hưởng đến chương trình nghị sự và phê chuẩn nhân sự của ông nhưng cũng nhấn mạnh nếu không diễn ra, tác động sẽ còn tồi tệ hơn.
Ông Biden cho rằng, có thể ông Trump sẽ không bị kết tội tại Thượng viện vì kịch bản ít nhất 17 thượng nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ kết tội khó xảy ra. Bình luận trên được đưa ra khi Hạ viện chính thức gửi lên Thượng viện bản luận tội ông Trump "kích động bạo loạn". Lãnh đạo Thượng viện Mỹ tuần trước thông báo sẽ bắt đầu quá trình xét xử vào ngày 8/2. Quá trình xét xử có thể kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần.
Nhiều người lo ngại rằng, quá trình xét xử có thể ảnh hưởng đến các ưu tiên của chính quyền Tổng thống Biden do việc phê chuẩn nhân sự nội các có thể bị trì hoãn.
Ông Trump bị luận tội kích động bạo lực do bị cáo buộc có vai trò trong vụ biểu tình bạo loạn ở trụ sở quốc hội hôm 6/1, chỉ 2 tuần trước khi ông mãn nhiệm. Để kết tội ông Trump, Thượng viện cần ít nhất 2/3 số phiếu ủng hộ, nghĩa là phải có ít nhất 17 thượng nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu kết tội cựu Tổng thống.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng hai tuần liên tiếp Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần (12/2) ở mức cao kỷ lục, khi các nhà đầu tư lạc quan về các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung tại Mỹ, trong khi số ca mắc COVID-19 giảm và tốc độ phân phối được đẩy nhanh. Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ....