Tổng thống Iran bị ném giày và trứng thối
Nhiều người biểu tình theo đường lối cứng rắn đã chào đón Tổng thống Iran trở về nước bằng giày và trứng thối.
Ngày 28/9, sau khi tham dự cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và có cuộc điện thoại “lịch sử” với Tổng thống Mỹ Obama, Tổng thống Iran Hassan Rouhani trở về nước và được chào đón bằng trứng thối, gạch đá, giày và cả những khẩu hiệu “đánh chết Mỹ”.
Trước đó, phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Rouhani đã tuyên bố rằng Iran sẽ không theo đuổi vũ khí hạt nhân. Trên đường tới sân bay New York để về nước hôm thứ Sáu, ông Rouhani đã có cuộc trao đổi qua điện thoại “lịch sử” với ông Obama, bởi đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa lãnh đạo 2 nước trong vòng hơn 30 năm qua.
Xe của Tổng thống Rouhani trở về từ sân bay
Khi mới đặt chân xuống sân bay, Tổng thống Iran đã được nhiều người ủng hộ chào đón bằng khẩu hiệu “cảm ơn Rouhani” khi ông này đứng vẫy chào đám đông qua cửa sổ trời của chiếc xe hộ tống.
Truyền thông Iran cho biết hàng trăm người ủng hộ ông Rouhani đã ca ngợi chuyến đi tới Liên Hợp Quốc lần này của ông, nơi ông đã thực hiện cam kết sẽ “tiếp xúc mang tính xây dựng” với thế giới nhằm giảm bớt sự cô lập đối với Iran và dỡ bỏ các lệnh cấm vận trừng phạt với nước này.
Video đang HOT
Thế nhưng khi đoàn hộ tống đưa ông Rouhani từ sân bay trở về, những người biểu tình theo đường lối cứng rắn đã tìm cách cản đường đoàn xe của Tổng thống. Những người biểu tình giơ cao khẩu hiệu “đánh chết Mỹ” và đập vào sườn xe của ông Rouhani khi xe mới chuyển bánh từ sân bay.
Người biểu tình giơ khẩu hiệu “Đánh chết Mỹ”
Một người biểu tình thậm chí còn ném giày vào xe ông, một hành động thể hiện sự sỉ nhục nặng nề trong đạo Hồi. Mặc dù chiếc giày ném trượt nhưng các nhân chứng cho biết sau đó một trận mưa gạch đá và trứng thối được ném tới tấp vào xe của ông Rouhani.
Một người biểu tình ném giày vào xe Tổng thống
Hiện vẫn chưa có phản ứng nào đáng kể từ phía các nhà lãnh đạo chính trị ở Iran, tuy nhiên một nghị sĩ cấp cao của nước này đã chào đón cuộc trao đổi giữa ông Rouhani và Obama như một dấu hiệu thể hiện “uy thế” của quốc gia Hồi giáo này.
Theo đó nghị sĩ Alaeddin Boroujerdi, Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia và Đối ngoại Quốc hội Iran tuyên bố: “Cuộc điện thoại này cho thấy vị thế của Iran trên thế giới là rất quan trọng. Việc Tổng thống Mỹ xin được gọi điện cho Tổng thống Iran là một dấu hiệu của lòng chân thành.”
Theo Guardian
Tổng thống Mỹ - Iran lần đầu điện đàm sau 34 năm
Ông Barack Obama chiều qua có cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani và đó là cuộc trao đổi đầu tiên giữa các lãnh đạo Mỹ - Iran sau hơn ba thập kỷ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama có cuộc điện đàm lịch sử với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani. Ảnh: AFP.
Theo AFP, đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa lãnh đạo Mỹ và Iran kể từ năm 1979.
"Tôi vừa có cuộc nói chuyện điện thoại với Tổng thống Iran Hassan Rouhani", ông Obama cho biết trong một thông báo trên truyền hình chiều qua. "Hai chúng tôi đã thảo luận về những nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận chung đối với chương trình hạt nhân của Iran".
Phía Iran cho biết tổng thống Rouhani nhận được cuộc gọi khi ông đang trên chiếc xe limousine ra sân bay. Cuộc nói chuyện giữa hai tổng thống phải thông qua phiên dịch viên vì ông Obama nói tiếng Anh còn ông Rouhani sử dụng tiếng Ba Tư, một ngôn ngữ của Iran. Tuy nhiên, trước khi kết thúc cuộc gọi, tổng thống Mỹ chủ động nói "khodahafez", lời chào tạm biệt bằng tiếng Ba Tư và ông Rouhani cũng trả lời "chúc tổng thống Mỹ một ngày tốt lành" bằng tiếng Anh.
Động lực cho cuộc điện đàm giữa lãnh đạo hai nước xuất phát từ phía Iran. Các quan chức Iran thông báo với quan chức Mỹ trong buổi sáng hôm qua rằng ông Rouhani muốn có cuộc nói chuyện với tổng thống Mỹ trước khi rời cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Trước đó, hai nhà lãnh đạo từng dự kiến có một cuộc gặp trực tiếp ở bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, tổng thống Iran cho rằng còn quá nhiều phức tạp để tiến hành cuộc gặp riêng như vậy vào thời điểm đó.
Washington và Israel đều từng cảnh báo về hành động quân sự nếu những nỗ lực ngoại giao đàm phán về chương trình hạt nhân của Tehran thất bại. Iran từ lâu đã khẳng định chương trình hạt nhân của mình là hòa bình. Mỹ và một số đồng minh không đồng ý và đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt gây khó khăn cho kinh tế Iran.
Cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Iran được xem là sự chuyển hướng đáng kinh ngạc mới nhất trong chính sách ngoại giao của Tổng thống Obama, sau sự kiện Mỹ đồng ý với Nga thỏa thuận về việc phá hủy kho vũ khí hóa học ở Syria.
Nguyễn Tâm
Theo VNE
Israel tố Iran 'lừa đảo thế giới' Israel lên tiếng tố cáo Tổng thống Iran Hassan Rowhani đã có bài phát biểu "lừa đảo thế giới" về chương trình hạt nhân của Tehran tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24.9. Tổng thống Iran, ông Hassan Rowhani - Ảnh: AFP Mỹ và các nước phương Tây luôn cáo buộc các chương trình hạt nhân của Iran là nhằm để...