Tổng thống Indonesia sẽ cải tổ nội các nếu Covid-19 vẫn nghiêm trọng
Tổng thống Joko Widodo khẳng định: Sự chủ quan của nhiều quan chức đã khiến tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Indonesia diễn biến ngày càng phức tạp.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 28/6 cho biết, ông sẽ sẵn sàng cải tổ hay thậm chí giải tán một số cơ quan Chính phủ nếu các các cơ quan này tiếp tục không làm tròn trách nhiệm trong cuộc chiến đối phó với đại dịch Covid-19.
Phát biểu trong cuộc họp nội các trực tuyến, Tổng thống Widodo cho biết, ông rất không hài lòng khi trong tình hình hiện nay vẫn có nhiều nhà chức trách “thờ ơ, bàng quan” đối với cuộc khủng hoảng đại dịch toàn cầu. Ông Widodo khẳng định sự chủ quan không làm tròn trách nhiệm của nhiều quan chức đã làm tình hình dịch bệnh tại nước này diễn biến ngày càng phức tạp.
Video đang HOT
Số ca mắc Covid-19 mới tại Indonesia vẫn tiếp tục gia tăng sau khi nước này nới lỏng các hạn chế di chuyển và cho phép một số doanh nghiệp hoạt động trở lại trong tháng 6/2020. Trong vòng 24h qua, Indonesia đã báo cáo số ca nhiễm tăng kỷ lục với gần 1.200 ca nhiễm mới, đưa tổng số lên tới hơn 54.000 ca với gần 3.000 người tử vong.
Indonesia hoãn dời đô vì Covid-19
Indonesia hoãn thực hiện dự án di dời thủ đô trị giá 33 tỷ USD để tập trung nguồn lực đối phó Covid-19.
Chính quyền Tổng thống Indonesia Joko Widodo năm ngoái công bố kế hoạch trị giá 33 tỷ USD nhằm dời thủ đô hành chính đến tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo vào năm 2024 nhằm giảm gánh nặng cho Jakarta, vốn đã rất đông đúc và ô nhiễm. Quốc hội Indonesia chưa phê duyệt đại dự án này, nhưng chính quyền Tổng thống Widodo đã phân bổ một phần ngân sách để mua đất tại thủ đô mới trong năm nay.
Tuy nhiên, đơn vị phụ trách dự án đã chuyển phần lớn kinh phí, trong đó có khoản chi cho các dự án cơ sở hạ tầng ở thủ đô mới, cho nỗ lực ứng phó Covid-19, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati hôm qua cho biết.
"Một số khoản ngân sách đã được chuyển cho dự án nâng cấp bệnh viện, trong đó có những khoản chi liên quan tới thủ đô mới", Indrawati nói. Điều này đồng nghĩa với việc dự án dời đô của Indonesia sẽ bị hoãn lại.
Khu vực trung tâm thủ đô Jakarta của Indonesia hôm 24/3. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch Indonesia vẫn sẽ thực hiện kế hoạch đấu thầu quy hoạch tổng thể thủ đô mới. "Tôi đã hỏi Tổng thống liệu chính quyền có thể phân bổ một phần ngân sách năm 2021 hay không, ông ấy cho biết chúng ta phải cẩn trọng với tình hình hiện tại. Nhưng nếu dự án hỗ trợ phục hồi kinh tế và tăng cường lòng tin thì tại sao không", bà Indrawati nói.
Jakarta là một trong những thành phố đông đúc nhất thế giới với hơn 10 triệu người, cùng khoảng 30 triệu dân sống ở các đô thị xung quanh. Một loạt vấn đề như tắc đường, ô nhiễm, nguy cơ động đất, lũ lụt và tốc độ sụt lún nhanh do khai thác nước ngầm quá mức thúc đẩy chính phủ quyết định dời thủ đô sang nơi khác.
Theo kế hoạch, thủ đô mới của Indonesia sẽ được xây dựng tại tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo. Tổng thống Widodo hồi tháng 12 năm ngoái muốn hoàn tất toàn bộ quá trình, bao gồm cả quy hoạch tổng thể, trong 6 tháng để có thể tiến hành giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng cơ bản tại thủ đô mới, sẵn sàng đi vào hoạt động từ 2023.
Tuy nhiên, dự án cũng vấp chỉ trích bởi nguy cơ gây ra tác động tới môi trường và cách Indonesia huy động nguồn vốn đầu tư. Các tổ chức phi chính phủ cho rằng một số chính trị gia trung ương lẫn địa phương có lợi ích đất đai trong khu vực có thể hưởng lợi từ siêu dự án này.
Indonesia đang là vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á với 7.775 ca nhiễm nCoV, cũng là nước có số người chết vì Covid-19 lớn nhất với 647 trường hợp.
Vũ Anh
Cơ quan chống tham nhũng Indonesia cảnh báo Chính phủ khi 'làm ăn' với công ty Trung Quốc Cơ quan chống tham nhũng Indonesia (KPK) cảnh báo Chính phủ nước này về rủi ro khi làm ăn với các công ty Trung Quốc, lo ngại phụ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh. "Chính phủ nên cẩn trọng hơn với đầu tư từ Trung Quốc. Bắc Kinh đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng kinh tế thông qua hoạt động đầu tư,...