Tổng thống Indonesia lên tàu chiến thăm đảo ở Biển Đông
Tổng thống Joko Widodo lên chiến hạm thăm quần đảo Natuna, thể hiện động thái cứng rắn nhằm củng cố chủ quyền, sau khi Bắc Kinh “tuyên bố chủ quyền chồng lấn” ở vùng biển gần đó.
Vị trí quần đảo Natuna. Đồ họa: Developmentadvisor
Ông Widodo hôm nay thực hiện chuyến thăm cùng tư lệnh lực lượng vũ trang và bộ trưởng Ngoại giao, trong sự kiện được các quan chức Indonesia mô tả là thông điệp mạnh mẽ nhất với Trung Quốc về vấn đề. Thông báo của Phủ tổng thống cho biết ông Widodo dự định họp nội các trên tàu chiến.
“Trong lịch sử chúng tôi, chúng tôi chưa bao giờ cứng rắn như lúc này. Điều này cũng cho thấy tổng thống không hề xem nhẹ vấn đề”, Jakarta Post dẫn lời Luhut Pandjaitan, Bộ trưởng Điều phối Chính trị, Pháp lý và An ninh, hôm qua nói.
Bắc Kinh đầu tuần này tuyên bố dù Trung Quốc không tranh chấp chủ quyền với Indonesia ở quần đảo Natuna, “một số vùng biển của Biển Đông” là đối tượng của “tuyên bố chủ quyền chồng lấn về quyền và lợi ích hàng hải”.
Bộ trưởng Ngoại giao Retno Marsudi hôm qua bác bỏ lập trường của Trung Quốc, cho rằng vùng biển xung quanh Natuna là lãnh thổ của Indonesia.
Tàu Trung Quốc và Indonesia vừa trải qua một chuỗi cuộc đối đầu ở khu vực, nhưng cả hai bên đều bác bỏ vấn đề là tranh chấp lãnh thổ hay ngoại giao.
Video đang HOT
Chuyến thăm của ông Widodo tới chuỗi đảo xa nằm cách mũi tây bắc của Kalimantan, phần phía Indonesia của đảo Borneo, hơn 340 km. Chuyến thăm cũng nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng cơ sở tại các khu vực biên giới nước này.
“Chúng tôi muốn cho thấy Indonesia là một nước lớn và chúng tôi phải cho thấy điều này trên thực tiễn”, ông Widodo nói, ý chỉ các tham vọng phát triển hạ tầng cơ sở.
Trọng Giáp
Theo VNE
Indonesia cho phép hoạn kẻ ấu dâm
Nhiều vụ hiếp dâm trẻ em man rợ xảy ra gần đây khiến công chúng Indonesia ủng hộ sắc lệnh khẩn cấp của tổng thống cho phép hoạn và tử hình kẻ phạm tội.
Các thủ phạm trong vụ cưỡng hiếp và sát hại nữ sinh Yuyun bị dẫn giải ra tòa. ẢNH: AFP
Sắc lệnh khẩn cấp do Tổng thống Joko Widodo ký ngày 25.5 và có hiệu lực ngay lập tức gây phản ứng trong giới hoạt động nhân quyền, nhưng được đại đa số công chúng Indonesia đồng tình.
Tại quốc gia đông người Hồi giáo nhất thế giới này, trẻ em gái từ lâu đã chịu thiệt thòi với luật tảo hôn ở những vùng xa xôi, đảo vắng. Các thiếu nữ ở tỉnh Nam Sulawesi, miền đông Indonesia, từng tâm sự với phóng viên Thanh Niênrằng vừa tròn 12 tuổi hay bắt đầu thấy kinh, họ đã có thể trở những người vợ, người mẹ hợp pháp. Nạn hiếp dâm trẻ em cũng tràn lan. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân còn bị giết chết cũng chính bởi những người đàn ông họ từng có quan hệ tình cảm.
Theo ghi chép của nhà hoạt động nhân quyền Kate Walton, trong số 43 phụ nữ và bé gái Indonesia bị giết trong vòng 4 tháng đầu năm 2016, có 30 người bị sát hại bởi chính bạn trai hay tình nhân cũ và có 7 nạn nhân dưới 18 tuổi. Luật Bảo vệ trẻ em năm 2002 và được sửa đổi năm 2014 của Indonesia có mức án tối đa cho tội hiếp dâm và giết chết nạn nhân là 15 năm. Thủ phạm dưới 18 tuổi chỉ bị mức án bằng một nửa con số này.
Giọt nước tràn ly
Đầu tháng này, Indonesia rúng động trước thông tin một nữ sinh 14 tuổi bị hiếp và vùi xác bởi 14 gã đàn ông ở tỉnh Bengkula, nam đảo Sumatra. Cô học sinh giỏi Yuyun mất tích ngày 2.4.2016 trên đường đi học về. Người dân địa phương phát hiện thi thể đầy thương tích, hai tay bị trói của Yuyun trong rừng 2 ngày sau đó. Cảnh sát vào cuộc và bắt được 12 trong số 14 thủ phạm, trong đó có 7 người dưới 18 tuổi. Bạn trai cũ của Yuyun nằm trong số 7 cậu bé vị thành niên này.
Hiện trường được các thủ phạm diễn lại gây choáng váng cho tất cả các bậc phụ huynh: Yuyun bị từng kẻ thú tính hiếp nhiều lần trước khi bị giết và chôn xác. Những kẻ thủ ác sau đó tỉnh bơ, vờ như chưa hề biết chuyện Yuyun mất tích, thậm chí còn giúp đào mang xác cô bé về nhà.
Điều đáng nói, thông tin về vụ án kinh hoàng chỉ được duy nhất tờ Kompas đưa ngắn gọn, nên chẳng mấy ai để ý. Mãi đến đầu tháng 5.2016, khi các nhà hoạt động nhân quyền đề cập trên mạng xã hội, vụ án trở thành bó đuốc, lôi kéo công chúng xuống đường biểu tình trước phủ tổng thống ở Jakarta.
Không lâu sau đó, ngày 12.5, nữ công nhân có tên viết tắt là EP, 18 tuổi, bị hiếp và giết chết ngay trong phòng trọ của nhà máy nhựa cô làm việc. Thủ phạm là 3 thanh niên độ tuổi 20 và cậu bé RA 15 tuổi. RA là bạn trai mới quen được 1 tháng của EP. Không chỉ siết cổ nạn nhân đến bất tỉnh trước khi hãm hiếp, 3 tên này còn dùng cán xẻng thọc sâu vào vùng kín của nạn nhân khi cô vẫn còn sống.
Khẩn cấp và hạ cấp
Gọi hành vi ấu dâm là "đặc biệt kinh tởm", "đe dọa tâm hồn trẻ em và phá hoại sự yên bình, an ninh và trật tự xã hội", Tổng thống Joko Widodo đã mạnh tay dùng quyền hiến định vượt mặt cơ quan lập pháp để ban hành sắc lệnh ngày 25.5 (tiếng địa phương gọi là perppu). Perppu có giá trị phủ đầu luật pháp hiện hành, và chỉ được ban hành khi tổng thống nhận thấy tình huống khẩn cấp. Nếu không bị hạ viện bỏ phiếu bác bỏ hiệu lực trong 1 năm, perppu sẽ có giá trị thay thế luật hiện hành vĩnh viễn.
Theo sắc lệnh này, thủ phạm hiếp dâm có thể bị tử hình, bị hoạn bằng hóa chất để "tiêu diệt dục tính". Với mức án tối thiểu 10 năm tù giam, phạm nhân sau khi ra tù phải đeo thiết bị điện tử giúp cảnh sát theo dõi nhất cử nhất động của họ 24/24.
Trong lúc đại đa số công chúng Indonesia "Cảm ơn ngài tổng thống" vì sắc lệnh được tin là sẽ "làm chùn chân những kẻ mang thú tính" thì các nhà hoạt động nhân quyền chỉ trích biện pháp "diệt dục" là hạ cấp, vi phạm quyền con người và tác dụng ngược. Dẫn chứng trong số 20 quốc gia áp dụng biện pháp diệt dục phạm nhân như Argentina, Đan Mạch, Đức, Anh, Nga, Thụy Điển và Ba Lan, thì Đức, Anh và Thụy Điển nằm trong nhóm 10 nước có tỷ lệ tội phạm tình dục cao nhất thế giới năm 2012, Giám đốc Trung tâm luật và nghiên cứu chính sách Indonesia Fajri Nursyamsi nói: "Thay vì đưa ra một giải pháp tốt hơn, chính quyền lại đưa ra sắc lệnh gây tác dụng ngược".
Đáp lại các chỉ trích, Bộ trưởng Y tế Indonesia Nila Moeloek ngày 27.5 giải thích với báo giới rằng việc "hoạn bằng hóa chất" thực tế là tiêm hormone nữ tính tổng hợp vào phạm nhân trong thời gian chờ xét xử và tác dụng của nó sẽ mất đi sau một thời gian. "Đó thực chất chỉ là kiểm soát hormone giới tính ở nam và nữ. Hormone giới tính nữ tiêm vào nam phạm nhân là nhằm giúp họ đạt được trạng thái cân bằng", bà Moeloek nói.
Cảnh sát Indonesia được báo Jakarta Globe trích lời nói rằng họ đã sẵn sàng cho việc "diệt dục". Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nila Moeloek, có thể tòa án sẽ yêu cầu bác sĩ thực hiện công đoạn này. Và câu hỏi đặt ra là các bác sĩ có sẵn sàng làm việc này không một khi họ đã tuyên thệ với lời thề Hippocrates!
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
Theo Thanhnien
Indonesia lập trung tâm chống khủng bố, bảo vệ công dân ở nước ngoài Chính phủ Indonesia thành lập trung tâm chống khủng bố do Tổng thống Joko Widodo trực tiếp chỉ đạo nhằm đối phó những tình huống công dân nước này bị bắt cóc ở nước ngoài, Reuters cho hay ngày 25.4. Cảnh sát biển Indonesia bắt 1 nhóm hải tặcReuters Trung tâm chống khủng bố bao gồm các bộ trưởng, những người đứng đầu...