Dễ nơi này, khó chỗ khác
Hội nghị cấp cao Tổ chức Hợp tác Hồi giáo Tổ chức Hợp tác Hồi giáo ( OIC) đang diễn ra tại Indonesia được dư luận đặc biệt chú ý bởi có sự tham dự của Tổng thống Sudan Omar al-Bashir, người bị Tòa án quốc tế LHQ ( ICC) phát lệnh truy nã.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đón tiếp Tổng thống Sudan Omar al-Bashir tại Jakarta ngày 7.3 đến dự hội nghị cấp cao của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) – Ảnh: Reuters
Chính phủ Indonesia biện luận cho quyết định mời ông Bashir bằng việc nước này không tham gia ICC và vì thế không bị ràng buộc nghĩa vụ thực hiện những gì tòa án yêu cầu. Jakarta không thấy có sự cần thiết phải tranh thủ và hợp tác với ICC, thậm chí chủ ý dùng sự bất chấp ICC để tranh thủ các nước Hồi giáo khi gần như tất cả các nước Hồi giáo ở châu Phi đều đứng về phía ông Bashir.
Ở đây thể hiện mục đích của Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ông đang nỗ lực gây dựng vai trò lãnh đạo cho Indonesia trong thế giới Hồi giáo lẫn OIC. Thế giới Hồi giáo hiện đang gặp phải quá nhiều vấn đề nan giải còn OIC như rắn không đầu. Indonesia là quốc gia có đông người theo đạo Hồi nhất trên thế giới và ở nơi này xã hội tương đối yên hàn, người Hồi giáo tương đối ôn hòa. Như vậy, ông Widodo đã có thiên thời và địa lợi, chỉ cần gây dựng nhân hòa là có thể dựng nên nghiệp lớn.
Video đang HOT
Bất chấp ICC, Indonesia có được sự dễ dàng và thuận lợi ở hội nghị cấp cao đang diễn ra nhưng sẽ gặp khó ở những nơi khác. Indonesia nói chung và cá nhân Tổng thống Widodo nói riêng sẽ không tránh khỏi bị phê trách từ nhiều phía và từ nhiều đối tác bởi thực chất những cáo buộc ông Bashir liên quan đến pháp lý quốc tế và cả đạo lý.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Mặc LHQ truy tố, Tổng thống Sudan vẫn đến Trung Quốc dự duyệt binh
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31.8 bày tỏ quan ngại về việc Tổng thống Sudan, ông Omar al-Bashir đến dự lễ duyệt binh ở Trung Quốc bất chấp việc đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) truy tố vì tội ác chiến tranh.
Tổng thống Sudan, Omar al-Bashir - Ảnh: Reuters
Bộ Ngoại giao Sudan cho hay ông Bashir sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tham dự cuộc duyệt binh ngày 3.9 ở Trung Quốc nhân kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, theo AFP.
Phát biểu tại thủ đô Washington (Mỹ), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho hay Mỹ vẫn tin rằng ông Bashir không nên được chào đón nếu ông ta không hầu tòa.
"Như mọi người đã biết, ông Bashir bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy tố các tội ác chiến tranh, tội ác chống lại nhân loại và tội diệt chủng. Lệnh truy nã ông Bashir vẫn còn hiệu lực... Chúng tôi phản đối những lời mời hay việc ủng hộ đi lại đối với những cá nhân bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã", ông Toner nói.
Tòa án Hình sự Quốc tế truy tố ông Bashir về tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại vào năm 2009, và tội diệt chủng vào năm 2010 do liên quan đến cuộc xung đột ở vùng Darfur, Sudan.
Kể từ đó, ông Bashir chỉ thường xuyên đến thăm những nước láng giềng của Sudan và hiếm khi có những chuyến đi xa vì lo ngại bị bắt giữ, AFP cho hay.
Chuyến thăm Trung Quốc gần nhất của ông Bashir là vào năm 2011. Bắc Kinh quan tâm đến ngành dầu mỏ của Sudan và ủng hộ chính quyền ông Bashir.
Xung đột Darfur bùng nổ vào năm 2003, khi các lực lượng nổi dậy chống lại chính quyền Sudan. Cuộc xung đột khiến 300.000 người chết và khoảng 2,5 triệu người mất nhà cửa, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc. Quân đội của chính quyền Bashir bị cáo cuộc tàn sát dân thường.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Tổng thống Indonesia yêu cầu các bộ trưởng ngưng đấu khẩu trước công chúng Tổng thống Indonesia yêu cầu các thành viên trong nội các ngưng tranh cãi nhau trước công chúng, vì điều đó đang làm xấu bộ mặt chính phủ của ông. Tổng thống Indonesia Joko Widodo và nội các của mình - Ảnh: Cabinet Secretary Thông qua người phát ngôn của mình, Tổng thống Joko Widodo cho biết ông cảm thấy khó chịu trước...