Tổng thống Hàn Quốc bị bắt: Đồng won lao dốc, nhà đầu tư ngoại tháo chạy
Bất ổn chính trị gia tăng ở Hàn Quốc khiến giới đầu tư bán tháo cổ phiếu. Đồng won cũng ghi nhận đà giảm giá mạnh nhất trong gần 2 năm qua.
Sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bị bắt ngày 15/1, thị trường lo ngại tình hình kinh tế của Hàn Quốc tiếp tục trượt dốc.
Đồng won đã mất giá tới 5,2% so với USD trong tháng 12, đán.h dấu đà giảm mạnh nhất trong gần 2 năm qua. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính đến từ những bất ổn chính trị sau động thái ban bố thiết quân luật ngắn hạn của Tổng thống Yoon Suk-yeol vào ngày 3/12.
Thị trường tài chính Hàn Quốc đang trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất kể từ sau đại dịch Covid-19. Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) cho thấy một bức tranh không mấy tích cực về dòng vốn ngoại trong tháng cuối cùng của năm 2024.
Cụ thể, làn sóng bán tháo của nhà đầu tư nước ngoài đã kéo dài sang tháng thứ tư liên tiếp trên thị trường chứng khoán, với giá trị bán ròng lên tới 2,58 tỷ USD trong tháng 12/2024.
Đáng chú ý, ngay cả thị trường trái phiếu – vốn được xem là kênh đầu tư an toàn – cũng không thoát khỏi áp lực bán, khi ghi nhận dòng vốn rút ròng 1,28 tỷ USD, lần đầu tiên sau 9 tháng.
Video đang HOT
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol trình diện tại cơ quan điều tra (Ảnh: Reuters).
Tổng giá trị rút vốn trong tháng 12 đạt 3,86 tỷ USD, mức cao chưa từng thấy kể từ giai đoạn bùng phát đại dịch Covid-19. Con số này phản ánh rõ nét tâm lý lo ngại của giới đầu tư quốc tế trước những diễn biến chính trị phức tạp tại quốc gia này.
“Dòng vốn chảy ra của các quỹ chứng khoán tại Hàn Quốc đang có dấu hiệu gia tăng, đầu tư nước ngoài cũng chậm lại do bất ổn chính trị trong nước và lo ngại về sự chậm trễ trong việc cắt giảm lãi suất toàn cầu”, BOK nêu trong báo cáo.
Giữa bối cảnh thách thức chưa từng có, BOK đang đứng trước một quyết định khó khăn về chính sách tiề.n tệ. Cuộc khảo sát mới nhất từ Bloomberg cho thấy đa số chuyên gia kinh tế đang kỳ vọng vào một đợt cắt giảm lãi suất mới trong tuần này.
Cụ thể, 18 trong số 22 chuyên gia được hỏi dự báo BOK sẽ hạ lãi suất thêm 25 điểm cơ bản xuống mức 2,75%. Nếu điều này xảy ra, đây sẽ là lần cắt giảm thứ 3 liên tiếp kể từ tháng 10 năm ngoái, tạo nên chuỗi nới lỏng tiề.n tệ dài nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
BOK đang phải cân nhắc nhiều yếu tố phức tạp. Áp lực giảm lãi suất đến từ việc xuất khẩu, động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, đang chậm lại, đặc biệt trong lĩnh vực bán dẫn.
Mâu thuẫn leo thang xung quanh lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, tình hình bất ổn chính trị tại Hàn Quốc ngày càng trầm trọng khi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol liên quan đến cáo buộc nổi loạn tiếp tục gây tranh cãi gay gắt.
Cảnh sát gác tại lối vào dinh thự Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ở Seoul ngày 1/1/2025. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Tổng thống Yoon Suk Yeol đã bị luận tội sau khi ban bố thiết quân luật vào ngày 3/12/2024 và hiện đang đối mặt với áp lực từ nhiều phía khi Cơ quan điều tra tham nhũng đối với quan chức cấp cao (CIO) quyết tâm thực thi lệnh bắt giữ.
Ngày 3/1, CIO đã huy động khoảng 150 nhân viên và cảnh sát để thực hiện lệnh bắt tại dinh thự tổng thống ở trung tâm Seoul. Tuy nhiên, Lực lượng An ninh tổng thống (PSS) đã không hợp tác, dẫn đến một cuộc đối đầu kéo dài gần 6 giờ. Sự căng thẳng buộc CIO phải rút lui để tránh leo thang xung đột. Dù không có thương tích nghiêm trọng, vụ việc đã khiến dư luận quốc gia dậy sóng.
CIO đã cáo buộc Giám đốc và Phó Giám đốc PSS cản trở thi hành công vụ và phát lệnh triệu tập hai cá nhân này. Tuy nhiên, PSS tuyên bố hành động của CIO là "xâm phạm trái phép" và lên kế hoạch khởi kiện ngược lại. Đồng thời, nhóm luật sư đại diện của Tổng thống Yoon Suk Yeol thông báo sẽ kiện 150 cá nhân, bao gồm các quan chức CIO, cảnh sát và Bộ Quốc phòng - các cơ quan phối hợp điều tra Tổng thống Yoon về cáo buộc nổi loạn và lạm dụng quyền lực.
Áp lực càng gia tăng khi CIO yêu cầu quyền Tổng thống Choi Sang Mok chỉ thị PSS hợp tác với lệnh bắt giữ. Tuy nhiên, ông Choi Sang Mok kêu gọi các bên hành động thận trọng, tránh xung đột, đồng thời tuyên bố Văn phòng Tổng thống và PSS sẽ tự quyết định hướng xử lý phù hợp.
Sự kiện đã làm dấy lên chia rẽ mạnh mẽ trong xã hội. Trước dinh thự tổng thống, hàng trăm người biểu tình cả ủng hộ lẫn phản đối lệnh bắt giữ đã tập trung, buộc lực lượng an ninh phải tăng cường duy trì trật tự trong hai ngày qua.
Trong khi đó, tranh cãi về tính hợp pháp và thẩm quyền của CIO trong việc điều tra cáo buộc nổi loạn vẫn chưa có hồi kết. CIO khẳng định Tổng thống Yoon Suk Yeol không hợp tác điều tra, trong khi phía luật sư của ông Yoon Suk Yeol lập luận rằng cơ quan này không có thẩm quyền xử lý vụ việc và cho rằng lệnh bắt giữ là bất hợp pháp.
Lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol dự kiến hết hạn vào ngày 6/1, nhưng CIO hoặc cảnh sát có thể yêu cầu gia hạn hoặc nộp đơn xin lệnh mới. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, một Tổng thống đương nhiệm đối mặt với lệnh bắt giữ, trong khi Tòa án Hiến pháp vẫn chưa đưa ra phán quyết cuối cùng về việc luận tội.
Cuộc khủng hoảng này không chỉ làm gia tăng căng thẳng nội bộ mà còn khiến cộng đồng quốc tế theo dõi sát sao, đặc biệt trong bối cảnh Hàn Quốc cần sự ổn định sau thiết quân luật. Nếu các cơ quan nhà nước không tìm được tiếng nói chung, sự bất ổn chính trị tại quốc gia Đông Bắc Á này có thể còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Ông Yoon đi vào lịch sử, thành tổng thống đương nhiệm Hàn Quốc đầu tiên bị bắt giữ Các điều tra viên đã bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol tại nơi cư trú của ông vào ngày 15/1, trong nỗ lực thứ hai nhằm đưa ông vào diện thẩm vấn liên quan đến việc ban hành thiết quân luật ngắn ngủi trong thời gian cầm quyền. Tổng thống Yoon Suk Yeol. Ảnh: CFP/TTXVN Theo Văn phòng Điều tra tham nhũng...