Tổng thống Đức phê chuẩn thời điểm tiến hành bầu cử Quốc hội năm 2021
Đức sẽ chính thức tiến hành cuộc bầu Quốc hội thứ 20 vào ngày 26/9/2021. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã phê chuẩn thời điểm bầu cử cơ quan lập pháp theo đề xuất của Chính phủ với sự tham khảo các chính đảng và chính quyền 16 bang ở nước này.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và các thành viên nội các tại phiên họp Quốc hội ở Berlin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, cuộc bầu cử ở Đức vào năm tới diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng đương nhiệm Angela Merkel tuyên bố sẽ không ra ứng cử sau 4 nhiệm kỳ liên tiếp (từ 2005 đến 2021). Báo chí châu Âu coi cuộc bầu cử năm tới ở Đức sẽ là cuộc “siêu bầu cử”, bởi không những sẽ bầu ra một Quốc hội mới mà còn mang tính quyết định trong việc chọn ra một vị thủ tướng kế nhiệm bà Merkel dẫn dắt nền kinh tế lớn nhất châu Âu cũng như giúp Liên minh châu Âu (EU) vượt qua những thách thức phía trước.
Bên cạnh đó, trong năm tới cũng sẽ diễn ra 6 cuộc bầu cử nghị viện cấp bang và bầu cử địa phương ở 2 bang. Trên lý thuyết, cuộc bầu cử tới sẽ bầu ra 598 nghị sĩ quốc hội, song số nghị sĩ thực tế sẽ cao hơn đáng kể do hệ thống bầu cử tương đối phức tạp của Đức. Quốc hội hiện nay có 709 nghị sĩ.
Video đang HOT
Quốc hội Đức không trực tiếp bầu thủ tướng, song đảng giành được nhiều phiếu nhất có thể đàm phán lập một chính phủ liên minh cầm quyền. Cho tới nay, mới chỉ có đảng Dân chủ Xã hội (SPD) chỉ định ứng cử viên thủ tướng ra tranh cử là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz, trong khi đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) vẫn chưa thể tiến hành đại hội bầu chủ tịch mới để sau đó thống nhất với đảng Liên minh Xã hội cơ đốc giáo (CSU) chọn ứng cử viên thủ tướng của liên đảng bảo thủ. CDU dự kiến tiến hành đại hội đảng vào ngày 16/1/2021. Hiện có 3 ứng cử viên ra tranh cử chức chủ tịch CDU gồm ông Armin Laschet (Thủ hiến bang Nordrhein-Westfalen), ông Friedrich Merz (cựu Chủ tịch đảng đoàn CDU/CSU trong Quốc hội) và ông Norbert Rttgen (Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức).
Cách mạng Bolivar với sứ mệnh hòa giải đầy thách thức
Liên minh các phong trào chính trị cánh tả do đảng Xã hội Chủ nghĩa thống nhất Venezuela (PSUV) cầm quyền đứng đầu đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội diễn ra ngày 6/12 vừa qua.
Với sự ủng hộ của hơn 68% số cử tri đi bỏ phiếu, PSUV sẽ quay trở lại nắm quyền kiểm soát cơ quan lập pháp kể từ đầu năm 2021.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Caracas ngày 6/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Một lần nữa, lực lượng cánh tả tại Venezuela khẳng định được sự đoàn kết và uy tín, trong bối cảnh một bộ phận cánh hữu cực đoan vẫn tiếp tục các kế hoạch chống phá mạnh mẽ với sự hậu thuẫn từ bên ngoài hòng chấm dứt tiến trình cách mạng Bolivar do cố Tổng thống Hugo Chavez khởi xướng cách đây hơn 20 năm.
Kết quả bầu cử chứng tỏ đảng PSUV vẫn tiếp tục là lực lượng chính trị có tổ chức và uy tín nhất tại Venezuela, trong khi phe đối lập tiếp tục bị chia rẽ lợi ích sâu sắc và chưa thực sự tìm được một hướng đi rõ ràng để người dân Venezuela có thể đặt niềm tin.
Việc thành lập quốc hội mới được coi là cơ hội để tất cả các lực lượng chính trị tại Venezuela thúc đẩy cuộc đối thoại chính trị, sau 5 năm cơ quan lập pháp nằm dưới sự kiểm soát của phe đối lập với những bất đồng không lối thoát, gây chia rẽ sâu sắc và là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các thế lực bên ngoài có thể can thiệp và gây ra cuộc khủng hoảng trầm trọng tại quốc gia Nam Mỹ này. Đây sẽ là bước khởi đầu mới giúp nước này tìm ra được giải pháp hòa bình cho những bất ổn và bất đồng, đưa Venezuela thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế và xã hội kéo dài.
Mặc dù các lực lượng ủng hộ Chính phủ Venezuela đã giành được thắng lợi đáng ghi nhận, song đa phần các ý kiến trong giới lãnh đạo cao cấp của chính quyền cách mạng Bolivar, kể cả Tổng thống Nicolas Maduro, đều khẳng định sự cần thiết phải đưa Quốc hội khóa mới trở thành trung tâm đối thoại của tất cả các lực lượng chính trị trong xã hội. Mong mỏi lớn nhất của đại đa số người dân Venezuela lúc này là các thành phần chính trị chủ chốt phải giải quyết được những bất đồng, tôn trọng sự khác biệt vì mục tiêu chung là khôi phục con đường phát triển đất nước, cải thiện đời sống của người dân và vực dậy nền kinh tế đang gặp vô vàn khó khăn trong những năm vừa qua.
Theo đánh giá của chuyên gia Francisco Enrich, giảng viên khoa học chính trị thuộc trường Đại học Quân sự Venezuela, đây là một chiến thắng quan trọng của những người ủng hộ tư tưởng của cố Tổng thống Hugo Chavez, song cần phải gạt sang một bên những đối đầu ý thức hệ và thay vào đó bằng các cuộc đối thoại rộng rãi từ cơ quan lập pháp với tất cả các thành phần xã hội. Ông khẳng định cần phải đạt được thỏa thuận với sự tham gia của cả những nhóm chính trị không tham gia cuộc bầu cử và đó có thể sẽ là yếu tố quan trọng thay đổi vận mệnh của Venezuela theo một hướng đi tích cực hơn.
Tuy nhiên, phải khẳng định rằng con đường phía trước để đưa Venezuela thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay vẫn còn nhiều thách thức và chông gai. Một bộ phận phe đối lập cực đoan do thủ lĩnh Juan Guaido đứng đầu vẫn tiếp tục kế hoạch thách thức quyền lực của Tổng thống Maduro, kêu gọi sự ủng hộ từ bên ngoài trong việc gây sức ép đối với nhà lãnh đạo cánh tả để tìm cách thay đổi cán cân chính trị cũng như gây khó khăn cho những kế hoạch phát triển đất nước mà chính phủ cách mạng đề ra.
Trong khi đó, từ bên ngoài, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh ở Mỹ Latinh cũng tuyên bố không công nhận kết quả cuộc bầu cử, cho rằng "có sự gian lận", bất chấp thực tế rằng cuộc bầu cử đã được trên 300 quan sát viên quốc tế khẳng định là minh bạch và hoàn toàn hợp lệ.
Trước những sức ép này, Tổng thống Nicolas Maduro nhấn mạnh Venezuela luôn tuân thủ nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc trên thế giới và vì vậy cũng yêu cầu các nước tôn trọng chủ quyền của Venezuela, cũng như ý nguyện của hàng triệu cử tri đã tham gia cuộc bỏ phiếu lần này đúng theo quy định của Hiến pháp.
Nhà lãnh đạo Venezuela khẳng định với chiến thắng lần này của liên minh cánh tả, đất nước sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới và cơ quan lập pháp có thể tập trung vào việc soạn thảo các văn bản luật phù hợp với thực tiễn đất nước, đặc biệt là các chính sách kinh tế, để có thể từng bước tìm kiếm các nguồn đầu tư nước ngoài phục vụ cho công cuộc khôi phục nền kinh tế. Mặc dù vậy, đây sẽ là một thách thức rất lớn khi mà các biện pháp trừng phạt và bao vây kinh tế do Mỹ và các đồng minh thực hiện đang phong tỏa mọi cơ hội tiếp cận của Venezuela với thị trường quốc tế.
Bất chấp những khó khăn lớn mà Venezuela đang phải đối mặt từ bên trong và sức ép từ các thế lực bên ngoài, kết quả bầu cử quốc hội lần này là minh chứng cho sự ủng hộ của nhân dân Venezuela dành cho chủ trương hòa giải và hòa hợp của PSUV. Thể hiện quan điểm bằng lá phiếu của mình, người dân Venezuela đã trao cho liên minh các phong trào chính trị cánh tả do PSUV sứ mệnh thúc đẩy cuộc đối thoại hòa giải đầy khó khăn, với hy vọng đây sẽ là sự mở đầu mới cho việc xây dựng một đất nước đoàn kết, bình đẳng, vì lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội.
Venezuela bầu cử Quốc hội khóa mới Các điểm bỏ phiếu trên khắp Venezuela đã bắt đầu mở cửa trong sáng nay (6/12) (giờ địa phương) để người dân đi bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa mới. Từ sáng sớm, nhiều người dân thủ đô Caracas đã xếp hàng dài tại các điểm bỏ phiếu để thực hiện quyền công dân. Cuộc bầu cử Quốc hội mới ở Venezuela diễn...