Tổng thống đắc cử Mỹ ra thời hạn chót về vấn đề con tin ở Gaza
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 2/12 đã đưa ra một cảnh báo cứng rắn đối với Phong trào Hồi giáo Hamas, nhấn mạnh rằng nhóm này sẽ phải đối mặt những hậu quả nghiêm trọng nếu không thả con tin trước khi ông nhậm chức vào ngày 20/1/2025.
Người dân trở về nhà sau khi đi sơ tán tránh xung đột tại Deir al-Balah, Dải Gaza, ngày 29/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Trump viết trên mạng xã hội Truth Social, cảnh báo nếu các con tin không được thả trước ngày ông nhậm chức, sẽ có “cái giá đắt phải trả ở Trung Đông”, với những người chịu chịu trách nhiệm sẽ phải nhận sự trừng phạt nặng nề nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Theo số liệu từ Israel, trong cuộc tấn công vào ngày 7/10/2023, Hamas đã bắt giữ 251 con tin, bao gồm cả công dân Israel và Mỹ. Tuy nhiên, một số con tin đã thiệt mạng, trong khi 97 người vẫn còn bị giam giữ tại Gaza. Mới đây, Hamas thông báo thêm 33 con tin đã thiệt mạng trong cuộc xung đột kéo dài gần 14 tháng, nhưng không nêu rõ quốc tịch của họ.
Video đang HOT
Ngày 2/12, đại diện chính phủ Ai Cập cho biết đang làm việc để đạt được một thỏa thuận trao đổi con tin giữa Hamas và Israel.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết như trên trong cuộc họp báo chung với Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina Mohammed tối 2/12, bên lề Hội nghị quốc tế cấp bộ trưởng diễn ra tại Cairo nhằm tăng cường phản ứng nhân đạo ở Dải Gaza. Nói về tình hình nhân đạo tại Gaza, ông nhấn mạnh không thể chấp nhận bất kỳ kế hoạch cưỡng bức di dời người Palestine nào khỏi quê hương của họ, và đây là “lằn ranh đỏ” đối với Ai Cập.
Về phần mình, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed cũng đã lên án tình hình xung đột và kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động nhanh chóng để cứu lấy mạng sống của hàng triệu người dân Gaza.
Liên quan đến tình hình tại Gaza, ngày 2/12, Phong trào Fatah và Hamas đã tiến hành các cuộc đàm phán tại Cairo (Ai Cập) nhằm tìm kiếm giải pháp về tương lai của Gaza. Những cuộc thảo luận này là một phần trong các nỗ lực hòa giải giữa hai phe, vốn đã đối đầu suốt hơn một thập kỷ qua. Kể từ năm 2007, Hamas đã kiểm soát Gaza, trong khi Fatah điều hành các khu vực còn lại của Bờ Tây.
Theo đánh giá của Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty, các cuộc đàm phán tại Cairo diễn ra trong bầu không khí tích cực, với mục tiêu đạt được sự đồng thuận để đưa Gaza trở lại dưới quyền kiểm soát của Chính quyền Palestine (PA) sau khi cuộc xung đột với Israel kết thúc.
Trước đó, vào tháng 10/2024, Fatah và Hamas đã đạt được một thỏa thuận quan trọng thành lập một ủy ban tạm thời không có yếu tố chính trị để giám sát các dịch vụ ở Gaza, bao gồm cả việc quản lý cửa khẩu Rafah. Điều này đánh dấu một bước tiến trong mối quan hệ giữa hai nhóm, mở ra hy vọng về sự hòa giải sau nhiều năm xung đột.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel muốn sớm đạt thỏa thuận ngừng bắn với Hamas
Truyền thông phương Tây ngày 10/9 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho rằng việc trả tự do cho con tin trong giai đoạn đầu của thỏa thuận ngừng bắn với phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza sẽ mang lại cho Israel "cơ hội chiến lược" để giải quyết các thách thức an ninh khác.
Những ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel tại trại tị nạn Jabalia, Dải Gaza, ngày 6/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời báo giới ngày 9/9, Bộ trưởng Gallant nhấn mạnh việc đưa các con tin trở về nhà là "điều đúng đắn cần làm", đồng thời ủng hộ giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận ngừng bắn gồm 3 giai đoạn mà Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố hồi cuối tháng 5 vừa qua. Ông Gallant cho rằng việc đạt được giai đoạn 1 sẽ đóng vai trò nền tảng để tiến tới chấm dứt hoàn toàn cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Khi cho rằng Israel cần đạt được thỏa thuận ngừng giao tranh trong giai đoạn đầu, kéo dài 6 tuần, để tạo điều kiện đưa con tin trở về, Bộ trưởng Gallant cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục gây áp lực đối với phong trào Hồi giáo Hamas để đạt được ngừng bắn giai đoạn đầu này.
Các nước gồm Mỹ, Qatar và Ai Cập đang thúc đẩy vai trò trung gian hòa giải nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin giữa Hamas và Israel, song tiến trình đàm phán vẫn bị đình trệ.
Hamas khẳng định bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải bao gồm việc các lực lượng Israel rút hoàn toàn khỏi Gaza. Về phần mình, Israel tiếp tục duy trì quan điểm về quyền kiểm soát của quân đội nước này đối với hành lang Philadelphi dọc biên giới Gaza - Ai Cập. Sự khác biệt về lập trường trong vấn đề này là nguyên nhân cản trở nỗ lực hòa giải hướng tới một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza.
Cộng đồng quốc tế đã liên tục kêu gọi các bên liên quan hành động ngay lập tức để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần một năm qua ở dải đất ven Địa Trung Hải này, gây tàn phá trên diện rộng và đẩy người dân vào cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng.
Mỹ yêu cầu HĐBA bỏ phiếu dự thảo nghị quyết ủng hộ ngừng bắn tại Gaza Ngày 9/6, Mỹ đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết ủng hộ kế hoạch "ngừng bắn ngay lập tức và thả con tin" giữa Israel và Hamas. Phương tiện bị phá hủy sau cuộc tấn công của Israel vào trại tị nạn Nuseirat ở Dải Gaza ngày 8/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN Người...